MỤC LỤC
Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế như hiện nay, đặc biệt là từ khi đất nước gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện đó, mỗi doanh nghiệp đều phải phát huy tối đa các tiềm năng thế mạnh của mình để tận dụng tất cả các cơ hội của nền kinh tế toàn cầu mang lại. Để đạt được điều đó, bản than mỗi doanh nghiệp đều phải đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật và đặc biệt là đáp ứng về trình độ con người và trình độ quản lý.
Cũng như mọi doanh nghiệp khác, Công ty Cổ phần Dệt Công nghiệp Hà Nội ( Haicatex) luôn phải nỗ lực thay đổi để thích ứng với điều kiện thị trường, tìm cách đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Việc này đã tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho đội ngũ lao động trong và ngoài công ty. Nếu trước năm 2007, thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là thị trường Úc thì đến nay, thị trường xuất khẩu của công ty đã được mở rộng ở ba thị trường chính là: Úc, Malaysia, New Zealand và một số thị trường khác như: Philipines, Indonesia, Bangladesh….
Thứ ba, cơ sở vật chất của công ty được bổ sung, nâng cấp với hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Chất lượng sản phẩm của công ty được khẳng định bằng việc đạt được các huy chương vàng, bạc tại các hội chợ triển lãm hàng công nghiệp, vải không dêt của công ty trở thành sản phẩm chủ lực của thành phố Hà Nội năm 2006, là doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt May 2006 về phát triển mặt hàng có tính khác biệt cao…. Năm 2008, Công ty đã tham gia vào hiệp hội vải địa kỹ thuật quốc tế IGS, đã đăng ký và quảng bá được nhãn hiệu thương mại vải địa kỹ thuật DUX độc quyền trên thị trường nội địa và quốc tế.
Nếu như đối với thị trường trong nước, chất lượng sản phẩm của công ty cơ bản là đáp ứng được nhu cầu, thì đối với thị trường nước ngoài, khả năng cạnh tranh về mặt chất lượng của công ty là chưa cao. Sự biến động của thị trường nguyên vật liệu đầu vào khiến công ty rơi vào thế bị động, giá thành sản phẩm tăng nhưng giá bán không thể tăng cùng mức. Thị trường của công ty là rất lớn nhưng khả năng quản lý kênh phân phối của công ty còn thấp, khả năng kiểm soát hoạt động giá đại lý của công ty còn kém.
- Công tác nghiên cứu thị trường còn yếu: hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty chủ yếu còn dừng lại ở việc nghiên cứu bàn giấy, thông qua các số liệu trung gian. - Cường độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt luôn là yếu tố gây khó khăn trong công tác chiếm lĩnh thị trường của Công ty. - Tác động của suy thoái kinh tế, lạm phát trong năm 2008 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Theo đó: Quan điểm phát triển: phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả; phát triển tối đa thị trường nội địa đồng thời với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho xuất khẩu của ngành; phát triển thị trường thời trang Việt Nam tại các đô thị, thành phố lớn. Phát triển ngành dệt may gắn với bảo vệ môi trường và xu thế chuyển dịch lao động nông nghiệp nông thôn; phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may. Mục tiêu phát triển: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội;.
- Chủ động tìm nguồn nguyên liệu trong nước có giá rẻ, hạn chế nguyên liệu ngoại nhập; tiết kiệm vật tư trong tất cả các khâu làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm ra thị trường. - Cụng ty đó cú những nhận thức rừ ràng về kinh doanh quốc tế, đặc biệt là sự cần thiết phải thực hiện, triển khai các yêu cầu về công nghệ, quản lý điều hành sản xuất, đảm bảo quyền lợi người lao động, đảm bảo duy trì mối quan hệ bạn hàng, đáp ứng tốt nhất các yêu cẩu của đối tác,. Đây là sự cạnh tranh không chỉ giữa sản phẩm của công ty với sản phẩm của các công ty khác, nước khác trên thị trường thế giới mà còn là sự cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa khi thuế nhập khẩu được cắt giảm và hàng nhập khẩu đang tràn lan trong nước.
Vì thế, để đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường, công ty cần thành lập một phòng ban chuyên nghiên cứu thị trường, còn gọi là phòng Marketing, đồng thời Công ty phải tiến hành tuyển dụng them nhân viên và trang bị cho họ những hiểu biết về thị trường, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh của công ty. Vì vậy, công ty cần phải đầu tư, tạo điều kiện để các cán bộ làm công tác nghiên cứu thị trường tiếp xúc với thị trường trong và ngoài nước để từ đó nâng cao khả năng phân tích, phán đoán, xử lý thông tin và đưa ra những chiến lược và giải pháp thích hợp để đáp ứng hết nhu cầu của thị trường. - Xúc tiến các hoạt động mở văn phòng đại diện của công ty tại các thị trường được xem là trọng điểm của công ty nhằm thu thập thông tin về thị trường nước sở tại và giới thiệu với khách hàng nước ngoài về công ty.
- Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải thường xuyên cập nhật thông tin về giá cả, sản phẩm, dịch vụ… của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để có được những biện pháp đối phó hợp lý nhất nhằm giữ vững thị trường. Xúc tiến xuất khẩu là một biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu; là công cụ để nâng cao hình ảnh, uy tín, nhãn hiệu hàng hóa của công ty trong tâm lý khách hàng. - Tham gia các hội chợ, triển lãm nhằm giới thiệu, giao dịch bán sản phẩm; thực hiện tốt công tác trưng bày, quảng cáo, giao tiếp tại các hội chợ triển lãm để gây ấn tượng tốt về công ty đối với các đối tác trong và ngoài nước.
Để có thể sử dụng nguồn vốn này, công ty phải đảm bảo chữ tín trong kinh doanh, phải nghiêm chỉnh chấp hành các điều khoản về chất lượng, giá cả, thời gian và cách thức giao hàng như đã thỏa thuận. Thứ ba, Công ty cần tăng cường hơn nữa công tác PR, Marketing , khuếch trương, khuyến mãi… để nhiều khách hàng quốc tế biết đến công ty và sản phẩm của công ty, từ đó, nâng cao uy tín và vị thế của công ty trên thị trường thế giới. Đặc biệt là đối với cán bộ xuất khẩu, trong môi trường kinh doanh quốc tế đòi hỏi người cán bộ phải giỏi chuyên môn nghiệp vụ và thông thạo luật pháp quốc tế để có thể hạn chế được rủi ro và giảm chi phí trong xuất khẩu.
Nếu đồng nội tệ tăng giá sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đối với hoạt động xuất khẩu và ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá làm cho hàng hóa xuất khẩu rẻ một cách tương đối trên thị trường thế giới nên sẽ nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Tăng cường đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương với các nước khác; tham gia các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu.