MỤC LỤC
Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới thì DNVVN có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và vốn chủ sở hữu từ 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động, vốn chủ sở hữu từ 20 đến 100 tỷ. Các doanh nghiêp này thường chiếm tỷ trọng rất lớn tại các nước đang phát triển (thường trên 95%), góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp mũi nhọn và tiêu dùng do đa phần đều là các ngành phụ trợ; đồng thời góp phần giải quyết công ăn việc làm cho các lao động địa phương và hình thành nên các tổ hợp khu công nghiệp quan trọng tại các vùng trên cả nước.
Thực hiện những mục tiêu đề ra từ trước, chi nhánh luôn vượt gần hết tất cả các chỉ tiêu đề ra về tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân… Ngoài ra, so sánh với những chỉ tiêu về đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn các DNVVN thì (1) nợ xấu luôn thấp hơn quy định của nhà nước (2) số lượng khách hàng luôn tăng (3) Doanh thu luôn ổn định. Những nguyên nhân của tình trạng kể trên có thể kể đến (1) trình độ của cán bộ còn hạn chế; (2) khả năng thu thập và xử lý thông tin của chi nhánh còn chưa cao; (3) ứng dụng công nghệ trong ngân hàng còn chưa cao, chủ yếu xuất phát từ hai phía là đầu tư của hội sở chính chưa nhiều, bản thân chi nhánh khó quyết định được đầu tư và chính đội ngũ nhân viên của chi nhánh; (4) chính sách về chăm sóc khách hàng và khuếch trương của ngân hàng đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa thực sự tốt và cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn; (5) chính sách về tài sản đảm bảo, chính sách lãi suất, chính sách về đồng tiền vay và quy trình cho vay ngắn hạn đối (thời gian thẩm định, quy trình giải ngân) với các DNVVN còn nhiều hạn chế; (6) thẩm định rủi ro còn nhiều điểm không phù hợp và (7) các nhân tố khác thuộc môi trường kinh tế vĩ mô.
Đối với chính phủ (1) thay đổi một số vấn đề trong Luật Đất đai như cho phép pháp nhân sở hữu bất động sản, bỏ quy định quyền cư trú đối với các cá nhân là người Việt Nam; (2) tăng cường hỗ trợ thông tin cho DNVVN; (3) có chính sách hỗ trợ thành lập và phát triển DNVVN ở một số ngành nghề lợi thế như các ngành tạo đầu vào cho các doanh nghiệp, cũng như trong các lĩnh vực phục vụ đầu ra cho các sản phẩm của doanh nghiệp, các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thay thế nhập khẩu và hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh,… Đồng thời, xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm quản lý hoạt động của các DNVVN; (4) thúc đẩy hoạt động của VAMC để thực hiện hoạt động mua bán nợ một cách hiệu quả và phù hợp. Luận văn còn đưa ra được những khuyến nghị về các chính sách mà chi nhánh có thể phần nào thay đổi và những kiến nghị đối với hội sở chính và các cơ quan quản lý liên quan như về yêu cầu đối với tài sản đảm bảo, lãi suất, thẩm quyền quyết định… Những kết luận rút ra tại chương 3 đều từ thực tế phát sinh tại chi nhánh của BIDV nên có thể áp dụng ngay trong điều kiện hiện tại, và trở thành tài liệu tham khảo đối với những chi nhánh trong hệ thống và các chi nhánh của ngân hàng khác có điều kiện tương tự.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Bên cạnh đó, đối với đa phần các nước đang phát triển và một số nước phát triển, hệ thống tài chính chưa ổn định, các tổ chức tài chính như bảo hiểm, cho thuê tài chính, chứng khoán… phát triển chưa nhiều hoặc chưa đủ sức cung cấp các dịch vụ đến người tiêu dùng thì bản thân các NHTM trở thành kênh dẫn vốn tối quan trọng; đồng thời thực hiện chức năng hỗ trợ các tổ chức tài chính trên phát triển. Đây là hoạt động mang lại doanh thu tương đối lớn trong hoạt động cho vay của ngân hàng, đồng thời mang tính an toàn cao do thời gian đáo hạn dưới 1 năm, ít gây ra rủi ro cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ vì ít chịu ảnh hưởng của chu kì kinh tế hay những thay đổi liên quan đến chính sách của nhà nước hay biến động của thiên tai… Các hoạt động cho vay ngắn hạn cũng thường được cấp các khoản vốn không quá lớn (so với cho vay trung và dài hạn), do vậy thường có thể sử dụng trực tiếp vốn của chi nhánh hoặc của ngân hàng mà không cần tiến hành cho vay hợp vốn hoặc thông qua bất cứ một ngân hàng đầu mối nào.
- Cho vay theo hạn mức: Đối với những khách hàng có nhu cầu vốn theo chu kỳ, và đáp ứng được yêu cầu trả nợ xoay vòng trong thời gian ngắn, với tài sản đảm bảo chắc chắn (Bất động sản, Động sản, tài sản hình thành từ nguồn vốn vay); ngân hàng sẽ dựa vào hồ sơ vay vốn của khách hàng để cấp hạn mức. Chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - theo quan niệm trên – là việc ngân hàng quản lý các khoản vay ngắn hạn đối với các DNVVN nhằm giảm thiểu các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, nợ có vấn đề, từ đó phát triển được số lượng khách hàng, dư nợ cho vay để đảm bảo mục tiêu cuối cùng là sinh lời.
Do đặc điểm của DNVVN nên hầu hết các DNVVN còn có khó khăn về tài chính, khả năng tiếp cận với vốn vay tín dụng còn hạn chế do tài sản đảm bảo ít, hoặc chưa đủ điều kiện; vị trí trên thị trường có thể còn yếu, kinh nghiệm quản lý còn thiếu do mới thành lập, trình độ quản lý tài chính còn non kém, mang nặng tính gia đình, báo cáo tài chính thiếu tính minh bạch, không chính xác, không đầy đủ khó. Hiện nay tình trạng chủ DNVVN mới thành lập có trình độ chuyên môn thấp, không tương xứng với năng lực quản lý cũng như quy mô hoạt động, tình trạng thiếu hiểu biết về kinh tế - xã hội và pháp luật còn diễn ra phổ biến, đặc biệt là các DNNVV vùng nông thôn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng hoạt động tín dụng của NHTM.
Ngoài ra, với một thị trường lớn mà CitiBank chiếm dụng là Châu Âu thì ngân hàng này còn thực hiện một loạt các biện pháp khuyến khích xuất khẩu đối với các nước đang phát triển thông qua việc thực hiện chức năng bảo lãnh hoặc bao thanh toán – những nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn khác cho vay – đối với các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng vào thị trường Châu Âu thông qua việc sử dụng các chi nhánh của mình tại bản xứ. Ngoài ra, Agribank còn có một điểm đáng để các ngân hàng học tập là khả năng xử lý các khoản nợ khó đòi thông qua nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp đáng chú ý là (1) để bản thân các chuyên viên cấp tín dụng xử lý các khoản nợ quá hạn và (2) thành lập công ty xử lý nợ xấu thuộc ngân hàng để mua bán các khoản mục nợ này với ngân hàng nhà nước Việt Nam và với các công ty quản lý nợ của các ngân hàng thương mại khác.
Thứ nhất, đào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng am hiểu thị trường, để mở rộng đối tượng cho vay, từ đó kết hợp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trong hoạt động cho vay với khách hàng như tư vấn các khoản vay, các dịch vụ cạnh tranh về giá, về phí và về các sản phẩm hỗ trợ khác để thu được nhiều phí hơn từ phía khách hàng, từ đó tăng doanh thu cho ngân hàng. - Phòng quản lý rủi ro 1: Đề xuất chính sách, biện pháp và nâng cao chất lượng tín dụng; quản lý rà soát, phân tích đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; Giám sát việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; Tham mưu, đề xuất xây dựng các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, trình cấp có thẩm quyền cấp tín dụng, bảo lãnh cho khách hàng; xử lý nợ có vấn đề ….
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp vừa sản xuất chung vừa tiến hành kinh doanh, chu kỳ vay vốn thường dùng để đáp ứng lượng vốn lưu động thường xuyên hoặc vay để dự trữ hàng hóa sản xuất kinh doanh, thường vào khoảng thời gian thu hoạch nông sản (mùa hè, đối với các mặt hàng như nhãn, vải… để xuất sang Trung Quốc), hoặc khoảng thời gian giữa tháng Chạp (âm lịch) để bán hàng Tết. Là một chi nhánh đặc biệt, hoạt động tại khu vực trung tâm của thành phố Hà Nội nên việc sử dụng vốn chủ yếu của chi nhánh được thực hiện thông qua mua bán vốn với hội sở chính, đồng thời cấp tín dụng trung và dài hạn cho các đối tượng trong nền kinh tế thông qua (1) cho vay các cá nhân với các gói tín dụng tiêu dùng, chủ yếu là mua nhà và mua ô tô (2) cho vay các doanh nghiệp lớn có quan hệ lâu đời với chi nhánh thông qua việc cho vay tài sản cố định, cho vay chi trả các khoản.
Trong giai đoạn từ sau năm 2009, Việt Nam bắt đầu bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới – và dần chuyển thành ảnh hưởng mạnh đến chi nhánh vào năm 2011 – thời điểm sau những cú kích cầu của nhà nước đẩy lạm phát tăng cao – dẫn đến việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để giảm lạm phát. Đối với năm 2011, lại có những khác biệt nhất định khi chi nhánh không thực hiện được kế hoạch mà mình đặt ra, do năm này, Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, tăng trưởng dư nợ hàng năm không vượt quá 30% - trong khi các năm trước đó bản thân chi nhánh đều tăng đến trên 40%.
Bên cạnh chỉ tiêu về số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tại chi nhánh, doanh thu hàng năm cũng tăng đều đặn qua các năm, và đa phần đều vượt kế hoạch đặt ra.
Ngoài ra, theo điều kiện phát triển của thị trường, doanh thu hàng năm đều vượt chỉ tiêu từ 5% - 12%. Bên cạnh các chỉ tiêu về sinh lời, một số chỉ tiêu về an toàn trong ngân hàng thường được đề cập cũng được tiến hành phân tích tại chi nhánh.
Trước đây, nếu như theo cách thức phân loại nợ cũ thì đa phần các ngân hàng có thể định lượng theo ngày hoặc theo xếp hạng tín dụng nội bộ - nhưng bản thân khoản mục nợ nào nếu chuyển thành nợ xấu thì không ảnh hưởng đến các khoản nợ khác thì đối với thông tư 02/2013/TT-NHNN làm cho bất cứ một khoản nợ của người vay vốn chuyển sang nợ xấu thì các khoản nợ ở bất cứ chi nhánh nào khác cũng chuyển thành khoản nợ tương ứng theo. Trong số nợ có vấn đề, đáng chú ý là năm 2010 cao hơn hẳn hầu hết các năm còn lại (không tính năm 2014) do những thay đổi của nền kinh tế toàn thế giới nên các doanh nghiệp – đặc biệt là dịch vụ vay vốn ngắn hạn (thường dưới 10 tháng) không thể trả đúng hạn do lượng tiêu dùng của cá nhân không cao – đặc biệt là dịp tết Âm lịch, do giá cả tăng lên nhanh chóng.
Tổng dự phòng phải trích đối với chi nhánh trong giai đoạn 2009 đến 2014 tăng nhưng không nhiều, bình quân hàng năm là 2,2% - chủ yếu đáp ứng nhu cầu tự chống trả các rủi ro có thể xảy đến. Do không thể đo lường được tổng chi phí phát sinh từ hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (do không tách được chi phí huy động vốn dùng để cho vay, chi phí trả lương cho công nhân viên khi thực hiện cấp tín dụng…) nên luận văn chủ yếu sử dụng 2 chỉ tiêu là tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tại chi nhánh.
Chi phí huy động vốn rẻ, đa phần các chi nhánh của các ngân hàng khác trên địa bàn cũng tham gia vào cấp tín dụng và thực hiện chính sách của nhà nước như gói cho vay mua nhà ở xã hội làm cho lãi suất và phí của chi nhánh giảm xuống, làm cho doanh thu chỉ tăng trưởng ở mức 5%. Tuy nhiên, vấn đề cần chú ý là việc các doanh nghiệp này sử dụng vốn thông qua các hình thức, bao gồm cho vay theo hạn mức, cho vay từng lần, cho vay thấu chi và cho vay theo hạn mức thấu chi.
Đồng thời, thay vì việc sử dụng vốn để phát triển các hoạt động mang lại lợi nhuận kì vọng thì dự phòng lại phải lưu trữ tại chi nhánh hoặc được gửi tại các ngân hàng khác với mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với huy động vốn đầu vào (tiền gửi liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước quy định, và thường không vượt quá 1,5%/năm; trong khi lãi suất tiền gửi thấp nhất đã là 5%); làm cho hoạt động sinh lời không được đẩy mạnh. Cuối cùng, việc thực hiện chính sách tiền tệ mâu thuẫn với chính sách tài khóa đã buộc chi nhánh phải hạn chế tăng trưởng tín dụng trong một số năm, đưa lãi suất về mức thấp, ban hành thông tư 36/2014/TT- NHNN trong đó quy định việc sử dụng nợ ngắn hạn để cấp tín dụng trung và dài hạn lên 60% đã làm giảm doanh thu của cho vay ngắn hạn đối với các DNVVN, khi mà chi nhánh có nhiều vốn hơn để cấp tín dụng.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI
Ngoài ra, theo đánh giá phát triển thị trường của hội sở chính, trong thời gian tới, chi nhánh sẽ nhận được thêm một lượng lớn DNVVN từ phía các tỉnh phụ cận hoặc khu vực quận Thanh Xuân và Thường Tín, do các doanh nghiệp này có liên hệ với các doanh nghiệp lớn đặt trụ sở tại quận Hai Bà Trưng (trường hợp của Hòa Phát). Thứ ba, tăng số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại ngân hàng từ 121 lên đến 140 vào cuối năm 2015, và phấn đấu trong thời gian hội nhập ASEAN theo cam kết có hiệu lực vào cuối năm 2015, mỗi năm số lượng doanh nghiệp dạng này vay vốn ngắn hạn tại chi nhánh tăng 8%, bằng mức tăng thấp nhất thời gian qua.
Ngoài ra, đối với một số nhu cầu vay vốn của khách hàng thiếu tài sản đảm bảo, có thể yêu cầu các ngân hàng khác đứng ra bảo lãnh, trong đó ưu tiên Techcombank chi nhánh Hai Bà Trưng do gần với Sở giao dịch 1, hoặc của các chi nhánh cấp 1 của các NHTM khác, trong đó không bao gồm Ngân hàng TMCP Đại Dương, ngân hàng TMCP Quốc dân, Ngân hàng TMCP Xây dựng do các ngân hàng này hiện tại đang trong quá trình tái cơ cấu, khả năng trả được nợ vay cho chi nhánh thấp. - Để tăng trình độ nghiệp vụ cho nhân viên ngân hàng, ngoài những giới hạn về tuyển thêm nhân viên, chi nhánh có thể (1) tự tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ bằng cách thuê các trường đại học về giảng dạy, như học viện Ngân hàng hay đại học Kinh tế Quốc dân, để trao đổi về kiến thức cũng như đưa ra các tình huống thực tế để cùng giải quyết hoặc (2) gửi kiến nghị lên hội sở chính hoặc trực tiếp liên lạc với trường đào tạo cán bộ tổ chức các đợt trao đổi với các chi nhánh đặc biệt khác (Sở 3 tại Hà Nội và sở 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh), cùng với các chi nhánh cấp 1 để trao đổi những vấn đề liên quan đến cho vay ngắn hạn DNVVN hoặc trực tiếp với cán bộ trường đào tạo về các vướng mắc liên quan.