MỤC LỤC
Bệnh tâm thần phân liệt (Schizophrenia) (TTPL) là một bệnh loạn thần nặng và có tính chất tiến triển mạn tính với những rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc dẫn đến những rối loạn cơ bản về tâm lý và nhân cách, mất dần tính hài hoà và thống nhất, gây chia cắt và rời rạc trong các mặt hoạt động tâm thần [12]. Các triệu chứng dương tính thường làm cơ sở cho việc phân biệt các thể bệnh TTPL (thể Paranoid, thể căng trương lực,..) [1], [19]. Các triệu chứng dương tính thường gặp là:. + Rối loạn nội dung tư duy: hoang tưởng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhõn TTPL, bao gồm cỏc loại hoang tưởng liờn hệ, theo dừi, bị hại, bị chi phối, kỳ quái, biến hình…. + Ảo giác: Thuờng gặp nhất là ảo thanh, đặc biệt ảo thanh giả. Nội dung ảo thanh rất phong phú như bình phẩm, ra lệnh, chuyện trò. - Các triệu chứng suy giảm nhận thức: bao gồm rối loạn chú ý, trí nhớ, định hướng và ngôn ngữ…. a) Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt hay bị đánh cắp và tư duy bị phát thanh. b) Cỏc hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động, cú liờn quan rừ rệt với vận động thân thể hay các chi hoặc có liên quan đến ý nghĩ, hành vi hay cảm giác đặc biệt, tri giác hoang tưởng. c) Các ảo thanh bình phẩm thường xuyên về hành vi của bệnh nhân hay thảo luận với nhau về bệnh nhân hoặc các loại ảo thanh khác xuất hiện từ một bộ phận vào đó của thân thể. d) Các hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hoá là hoàn toàn không thể có được tính đồng nhất về tôn giáo hay chính trị hoặc những khả năng quyền lực siêu nhiên, thí dụ như có khả năng điều khiển thời tiết hay tiếp xúc với những người của thế giới khác. e) Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có khi kèm theo hoang tưởng thoảng qua hay chưa hoàn chỉnh, khụng cú nội dung cảm xỳc rừ ràng hoặc kốm theo ý tưởng quá dai dẳng hoặc xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần hay nhiều tháng. f) Tư duy gián đoạn, hay thêm từ khi nói, đưa đến tư duy không liên quan, lời nói không thích hợp hay ngôn ngữ bịa đặt. g) Tác phong căng trương lực như kích động, giữ nguyên dáng, uốn sáp, phủ định, không nói hay sững sờ. h) Cỏc triệu chứng õm tớnh rừ rệt như vụ cảm rừ rệt, ngụn ngữ nghốo nàn, cỏc đáp ứng cảm xúc cùn mòn, không thích hợp thường đưa đến cách ly xã hội hay giảm sỳt hiệu suất lao động và phải rừ ràng là cỏc triệu chứng trờn khụng do trầm cảm hay thuốc an thần gây ra. i) Biến đổi thường xuyên và có ý nghĩa về chất lượng toàn diện của tập tính cá nhân như là mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác, thái độ mê mải suy nghĩ về bản thân và cách ly xã hội. Người ta nhận thấy rằng, ngoài các triệu chứng loạn thần, tăng hoạt tính Dopamin còn gây ra các rối loạn về nhận thức, đặc biệt Dopamin tại vùng trán trước – vùng được coi là chịu trách nhiệm các chức năng nhận thức như thực hiện nhiệm vụ, chú ý, trí tuệ… Liên quan tới Dopamin, gần đây người ta chú ý tới enzyme COMT (Catechol-Oxy- methyltransferase), là enzyme đóng vai trò chủ yếu trong giáng hóa dopamin vùng não trước.
Đối với trí nhớ lặp lại (quá trình ghi nhận thông tin): bệnh nhân thường suy giảm trí nhớ ở các test nhớ câu chuyện, nhớ từ theo cặp và nhớ hình ảnh thị giác… Đối với trí nhớ nhận biết (tìm lại thông tin): Bệnh nhân TTPL có sự giảm sút trong khả năng tái hiện thông tin, thể hiện qua việc quên một sự việc cũ, một tình huống cũ, khó tìm thấy cảm giác quen thuộc với xung quanh. Johnson-Selfride và Zalewski (2001) khi tiến hành một nghiên cứu tổng quan trên 71 nghiên cứu về chức năng thực hiện ở bệnh nhân TTPL đã rút ra kết luận rằng so với người bình thường, bệnh nhân TTPL giảm rừ rệt cỏc khả năng tư duy trừu tượng, khả năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, khả năng giải quyết những vấn đề mà giải pháp của nó không có sẵn hoặc phải dựa vào sự kết hợp của các kiến thức cũ [44]. Tuy nhiờn những nghiờn cứu hiện cú mới chỉ dừng lại ở việc theo dừi triệu chứng nhận thức trong vòng dưới 10 năm, vì thế chưa thể khẳng định liệu suy giảm nhận thức ở các bệnh nhân TTPL mạn tính có tồi đi theo thời gian không và có tiến triển thành sa sút trí tuệ hay không?.
Qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm, người ta thấy rằng các triệu chứng dương tính không tương quan tới mức độ suy giảm trong các chức năng nhận thức, trong một số trường hợp, các triệu chứng dương tính nặng (hoang tưởng và ảo giác) và các rối loạn hành vi (kích động) khiến cho việc kiểm tra cỏc chức năng nhận thức gặp khú khăn. Harvey (2006) các triệu chứng âm tính khác nhau có liên quan khác nhau với suy giảm nhận thức, ví dụ cảm xúc cùn mòn ít liên quan nhất, trong khi tình trạng mất khả năng nói (alogia), giảm tư duy trừu tượng (abstract thinking), giảm chức năng xã hội và nghề nghiệp có mối liờn quan mạnh nhất. Qua nhiều nghiên cứu người ta thấy rằng phần lớn các chức năng nhận thức quan trọng không bị ảnh hưởng bởi thuốc chống loạn thần cổ điển, ngoại trừ các kỹ năng tâm thần vận động được chứng minh là bị ảnh hưởng do tác dụng phụ ngoại tháp của thuốc và trí nhớ cũng bị ảnh hưởng phần nào đó do tác dụng anticholinergic [20].
- Trí nhớ: Có rất nhiều trắc nghiệm đánh giá trí nhớ, bao gồm đánh giá các loại trí nhớ hình ảnh, ngôn ngữ, trí nhớ hiện hành, nhớ lại… Mặc dù có những hạn chế, những trắc nghiệm trí nhớ là những công cụ hữu hiệu nhất cho phép phân biệt bệnh nhân sa sút trí tuệ so với người bình thường. - Cỏc chức năng khỏc: Trắc nghiệm gừ ngún tay (Finger tapping test) để đánh giá khả năng tâm thần vận động; trắc nghiệm xếp quân bài của Wisconsin (Wisconsin Card Sorting test) đánh giá chức năng thực hiện nhiệm vụ, thang điểm đánh giá hoạt động hàng ngày bằng dụng cụ phương tiện IADLs (Instrumental Activities of Daily Living Scale)….
- Loại trừ những bệnh nhân được chẩn đoán TTPL nhưng có chấn thương sọ não, có bệnh thực tổn não, các bệnh cơ thể nặng, nghiện rượu, có trạng thái nhiễm độc ma tuý hoặc các chất gây nghiện khác. - Loại trừ những người không tự nguyện tham gia nghiên cứu, những bệnh nhân không có người nhà cung cấp tư liệu khách quan về tiền sử và bệnh sử có liên quan đến bệnh nhân. Các bệnh nhân TTPL được khám bệnh và làm bệnh án nghiên cứu theo mẫu thống nhất (phụ lục 1) bao gồm: Khám lâm sàng về tâm thần và nội khoa, làm các trắc nghiệm tâm lý, làm các xét nghiệm cận lâm sàng.
+ Khám lâm sàng về thần kinh: Ý thức, vận động, cảm giác, phản xạ, các dây thần kinh sọ, các dấu hiệu thần kinh khu trú, các hội chứng thần kinh chức năng khác. * Đánh giá chức năng nhận thức tổng quát: sử dụng trắc nghiệm kiểm tra trạng thái tâm thần tối thiểu của Folstein (Mini Mental State Examination/ MMSE). Nếu tự làm đúng sáu lần cho 3 điểm, tự làm đúng ít nhất ba lần cho 2 điểm, không tự làm được nhưng làm theo đúng cùng người khám ít nhất 3 lần cho 1 điểm, không thể thực hiện được cho 0 điểm.
Hai tay người khám vuốt nhẹ hai tay đối tượng từ cánh tay đến bàn tay, nếu không nắm tay người khám cho 3 điểm, do dự và hỏi phải làm gì cho 2 điểm, tự động nắm tay người khám cho 1 điểm, nắm tay người khám ngay cả khi yêu cầu không làm như vậy cho 0 điểm. * Đánh giá hoạt động hàng ngày: sử dụng thang điểm đánh giá hoạt động hàng ngày bằng dụng cụ, phương tiện (Instrumental Activities of Daily Living Scale/ IADLs) qua phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân hoặc người nhà của bệnh nhân. Thang điểm này gồm 8 mục lớn đánh số thứ tự từ C1 đến C8, bao gồm các mục: Sử dụng điện thoại, mua bán, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, sử dụng phương tiện giao thông, sử dụng thuốc, khả năng quản lý chi tiêu.
2 RL định hướng không gian Lạc ở môi trường mới lạ Lạc ở môi trường quen thuộc 3 RL định hướng về bản thân. Kết quả trắc nghiệm hoạt động hàng ngày bằng phương tiện, dụng cụ 8 điểm Dưới 8 điểm. Mối liên quan giữa SGNT và loại thuốc an thần kinh sử dụng SGNT Không.
Mối liên quan giữa SGNT và thời gian sử dụng thuốc an thần kinh SGNT Không.