MỤC LỤC
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về sản xuất kinh doanh và phát triển sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm xuất khẩu. + Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất kinh doanh ở Công ty.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao một cách có hiệu quả.
Qua đó đã góp phần tạo nên việc làm và đa dạng hoá các loại hình công việc trong nông thôn, tạo thêm những ngành nghề với trình độ kỹ thuật và công nghệ cao hơn, góp phần nâng cao trình độ lao động trong nông thôn, đồng thời phân bổ lại lao động nông nghiệp nông thôn, từng bước cải thiện đời sống nông thôn, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo. Trong tình hình đó, với đặc điểm hình thành của các doanh nghiệp là gắn liền với các điều kiện thực tế của các dân cư nên dễ tiếp xúc trực tiếp với các nguồn vốn này để huy động vốn hoặc chính người chủ sở hữu vốn đầu tư vốn để trực tiếp kinh doanh Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp đã huy động ngày càng nhiều vốn trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh điều đó thu hút một lượng vốn nhàn rỗi từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn trong xã hội và góp phần sử dụng hiệu quả đồng vốn dư thừa.
Trước bối cảnh đó, yêu cầu của các quy luật kinh tế đã đặt ra cho mọi doanh nghiệp những chuẩn mực hết sức khắt khe sản xuất không thể với bất kỳ giá nào, phải bán được những hàng hoá, dịch vụ mà thị trường cần và chấp nhận được chứ không phải bán những gì mà mình có, trước sức ép của thị trường đã buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đúng nguyên tắc và có hiệu quả. Phát triển được coi như quá trình biến chuyển của xã hội, phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình đẳng và các cơ hội..Ngoài ra việc bảo đảm các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển [10].
Trong đó số lượng lao động tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh thể hiện qua số lao động và thời gian lao động tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp, chất lượng lao động thể hiện qua trình độ tay nghề, ý thức tinh thần trách nhiệm của người lao động và được thể hiện qua năng suất. Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ tiến bộ rất nhanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tự động hóa máy móc thiết bị vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, đi đôi với việc tăng năng suất lao động thì chất lượng lao động không ngừng nâng lên, đòi hỏi người lao động phải có trình độ văn hoá, có tri thức, nắm bắt được khoa học kỹ thuật, trình độ lành nghề, phải thường xuyên nâng cao trình độ thì mới có thể điều khiển máy móc trang thiết bị hiện đại, sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, phục vụ nhu cầu sản xuất hàng hoá để xuất khẩu.
Muốn gắn kết vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến thì cần phải tạo mối quan hệ chặt chẽ với người sản xuất nguyên liệu với nhà máy thông qua hình thức hợp đồng như hợp đồng về đầu tư ban đầu cho sản xuất nguyên liệu, hợp đồng mua nguyên liệu gắn với gía cả cụ thể và những biến động gía khi rủi ro xẩy ra với người sản xuất nguyên liệu. Ngược lại những doanh nghiệp được chuyển giao công nghệ sản xuất, trang thiết bị sản xuất hiện đại, nắm bắt được yếu tố kỹ thuật, có thể tăng năng suất lao động và tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, có thế cạnh tranh so với sản phẩm của các đơn vị khác thì luôn luôn có sự phát triển trong sản xuất kinh doanh và những doanh nghiệp đó thường thành đạt.
Còn Singapore là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của doanh nghiệp được xếp ở thứ bậc cao là nhờ Chính phủ Singapore thực hiện chính sách tự do hoá thương mại và đầu tư rất sớm (1966-1973). Ưu thế của các tập đoàn kinh tế thương mại tổng hợp thể hiện ở chỗ sử dụng đội ngũ chuyên gia tinh thông nghiệp vụ và kiến thức kinh doanh quốc tế, có quy mô và tiềm lực tài chính lớn, năng động vì nắm giữ một lượng thông tin khổng lồ, kịp thời đưa ra các giải pháp khi thị trường có biến động, có đủ khả năng đầu tư tạo lập một ngành công nghiệp lớn hoặc thống trị một ngành, một thị trường lớn.
Từ thực tế nghiên cứu và khảo sát quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao và nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất các. Để đạt được mục tiêu đề ra Công ty phải có những giải pháp thiết thực, cụ thể để thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra đó.
Do vậy thời gian tới Cụng ty cần phỏt triển một hệ thống kênh phân phối có hiệu quả gồm nhiều thành viên tốt, có danh tiếng, có uy tín khi đó vị thế và hình ảnh của Công ty được nâng cao, tạo nên sức mạnh, tài sản vô hình để giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thương trường. Đặc biệt Công ty cần khai thác thị trường trong nước ở miền Trung, miền Nam bằng cách thiết lập các đai lý liên kết nhà cung cấp thực phẩm để giới thiệu sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng từ đó tạo điều kiện phát triển sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến Công ty cần tổ chức nghiên cứu tình hình thu mua nguyên liệu, thu thập các thông tin về vùng nguyên liệu và nắm bắt khả năng của từng vùng, sự biến động của giá cả, chất lượng nguyên liệu để xây dựng giá mua hợp lý và linh hoạt.
Trong những năm qua sản xuất rau quả của Công ty thực sự mang tính thời vụ cao sản xuất của người dân vẫn chủ yếu là theo kinh nghiệm và phương pháp truyền thống chủ yếu là khai thác lợi thế tự nhiên, theo mùa vụ nên vào thời vụ cao điểm của tháng 7, 8, 11, 12 thì lượng nguyên liệu tập trung quá cao dẫn đến khó khăn về lao động, công tác kiểm tra chất lượng, chi phí lưu kho, bảo quản lớn. + Về kỹ thuật: Để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sản lượng đảm bảo nguyên liệu cung cấp thường xuyên liên tục cho công nghiệp chế biến Công ty áp dụng phương pháp khoa học để xử lý cho cây trồng ra hoa, kết quả trái vụ để giảm tình thời vụ đảm bảo nguyên liệu khi hết thời vụ đặc biệt là dứa. Thực tế sản xuất những năm qua nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao mới chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty và hiện tại vốn cổ phần mới có 40 tỷ đồng, do đó hoạt động của Công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay, tỷ suất sinh lời vốn thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
“mỗi người giỏi một việc, biết nhiều việc”, vì vậy Công ty cần trú trọng đến công tác tuyển dụng, bồi dưỡng và đào tạo lực lượng lao động, đặc biệt hiện nay lực lượng lao động có trình độ làm công tác quản lý còn rất mỏng, cán bộ quản lý cần được đào tạo cơ bản, bố trí đúng chuyên môn nghiệp vụ cho từng cán bộ nhằm phát huy hết tính chủ động, sáng tạo trong công việc của mỗi người, thực sự là người năng động, sáng tạo. Công ty cần có chính sách phù hợp để tạo mọi điều kiện cho người lao động yên tâm làm việc và có khả năng phát huy tối đa khả năng lao động của họ bằng các biện pháp sử dụng các đòn bẩy về kinh tế như tiền lương, tiền thưởng và hỗ trợ kinh phí cho việc học nghề, nâng cao trình độ quản lý.