Phân tích phát triển kinh tế các vùng miền Việt Nam

MỤC LỤC

Sự thay đổi giữa Công nghiệp và nông nghiệp

Dựa vào trang 13 (biểu đồ góc trên bên phải) ta sẽ tính được sự gia tăng giá trị giá trị sản lượng của ngành nông nghiệp trong từng giai đoạn là bao nhiêu lần sau đó so sánh với sự gia tăng giá trị sản lượng của ngành công nghiệp (giai đoạn tương ứng) ở biểu đồ cột trang 16 ta sẽ thấy giá trị sản lượng công nghiệp tăng nhanh hơn giá trị sản lượng của ngành nông nghiệp (nói một cách khác là nước ta đang từng bước tiến hành công nghiệp hóa đất nước).

Sự thay đổi trong ngành dịch vụ không có trên bản đồ

Sử dụng vốn đất

Dựa vào trang 8, ta sẽ trình bày được ở nước ta có những nhóm đất nào (phần chú thích). Dựa vào màu sắc bản đồ so sánh từng nhóm sẽ thấy qui mô (diện tích) đất của từng loại khác nhau, nếu chồng bản đồ đất lên bản đồ trang 11, 13 ta sẽ thấy trong từng vùng khác nhau thì qui mô, cơ cấu đất, bình quân đất theo đầu người cũng khác nhau.

Ở miền núi và cao nguyên

Vấn đề lương thực phẩm

So sánh số lần tăng của diện tích với số lần tăng của sản lượng trong thời kỳ 1990-2000 ta sẽ thấy sản lượng tăng nhanh hơn diện tích điều này có nghĩa là năng suất tăng (cách khác để nói về năng suất là ta lấy sản lượng của từng năm chia cho diện tích của từng năm tương ứng ta sẽ được kết quả là càng về thời gian sau thì tỉ số này càng tăng dần có nghĩa là năng suất lúa (tấn/héc ta) tăng dần. Về phân bố cây lúa, ta dựa vào bản đồ lúa: Nếu căn cứ vào màu sắc ta sẽ nói được các vùng chuyên canh lúa ở nước ta là vùng nào có tỉ lệ đất trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên 90%, từ 81% đến 90%.., nếu dựa vào chiều cao của biểu đồ cột ở các tỉnh ta sẽ nói được tỉnh nào có diện tích trồng lúa nhiều tỉnh nào có sản lượng lúa cao, (chi tiết hơn nếu căn cứ vào chú thích ta có thể đo được chiều cao các cột là bao nhiêu mm và từ đây nhân với tỉ lệ ta sẽ biết được cụ thể từng tỉnh có diện tích và sản lượng lúa là bao nhiêu), năng suất lúa ở tỉnh nào cao (dựa vào tỉ số giữa cột sản lượng so với cột diện tích trong từng tỉnh).

Hoa màu

Kết hợp biểu đồ sản lượng lúa với biểu đồ số dân số trang 11 ta lấy sản lượng lúa chia cho số dân của năm tương ứng ta sẽ thấy bình quân lúa trên đầu người tăng dần, nhận xét sự thay đổi kết quả này theo từng năm sẽ thấy mức bình quân lúa theo đầu người tăng dần.

Ngư nghiệp

Vấn đề phát triển cây công nghiệp

Về diện tích: Sử dụng phần biểu đồ cột nói về sự thay đổi diện tích qua các năm của từng loại cây : hàng năm và lâu năm, diện tích tăng bao nhiêu lần trong từng giai đoạn, trong cả thời kỳ, giai đoạn nào tăng nhanh hơn giai đoạn nào, giai đoạn nào tăng nhiều hơn giai đoạn nào.Ta so sánh giữa cây hàng năm và cây lâu năm xem cây nào có tốc độ phát triển nhanh hơn. Dựa vào phần màu sắc trên bản đồ cây công nghiệp trang 14 để tìm xem tỉ lệ đất trồng cây công nghiệp của từng vùng là bao nhiêu % , vùng nào hoặc tỉnh nào có tỉ lệ đất trồng cây công nghiệp dưói 15%, từ 15 đến 40%, trên 40% so với diện tích gieo trồng đã sử dụng, như vậy vùng nào là vùng chuyên canh lớn nhất, nhì, ba…trong từng vùng trồng các cây công nghiệp chủ yếu nào, vì sao lại trồng được cây cây công nghiệp đó?.

Những vấn đề phát triển CN

Để trình bày tình hình phát triển của một nhóm ngành (Năng lượng, luyện kim - cơ khí – hóa chất, nhẹ và thực phẩm) cần dựa vào trang 17: trong các biểu đồ cột, cột chồng thể hiện tình hình phát triển của ngành hoặc cơ cấu trong từng nhóm ngành, trong các biểu đồ tròn thể hiện vai trò của từng nhóm ngành trong cơ cấu công nghiệp chung. Trong trang 17 phần biểu đồ cột chồng ta tính số lần tăng giá trị sản xuất của nhóm ngành công nghiệp LK-CKh- ĐTử-HCh, số lần tăng của nhóm ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm sau đó so sánh số lần tăng này và so sánh giá trị sản xuất của hai nhóm ngành này theo từng năm ta sẽ thấy nhóm ngành công nghiệp nặng có tốc độ tăng nhanh hơn nhưng giá trị sản xuất của nó vẫn còn thấp hơn nhóm ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm.

Vấn đề phát triển GTVT & TTLT

Cần phải tìm xem trong từng khu vực có những trung tâm công nghiệp nào, trung tâm nào đóng vai trò hạt nhân trong vùng, trong từng trung tâm công nghiệp có ngành nào là chủ đạo (ngành chuyên môn hóa), tại sao lại có những ngành đó?. Các tuyến giao thông vận tải chuyên môn hóa: Nên đọc từng tuyến ở trong SGK và dò trên bản đồ trang 18 để dễ hiểu hơn, để xác định tuyến này vạn chuyển hàng gì cần phải dựa vào bản đồ dân cư, kinh tế và phải có kiến thức tổng hợp về kinh tế mới trình bày được (sẽ học trong chương trình kỳ 2).

Vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại

Quan sát biểu đồ cột khách du lịch và doanh thu từ du lịch nhận xét về số lượng khách du lịch và sự gia tăng khách du lịch trong giai đoạn 1990-2000, nhận xét về sự gia tăng doanh thu từ du lịch, tăng mấy lần, sự gia tăng này nhanh hay chậm, đến năm 2000 ta đã đón được bao nhiêu lượt khách du lịch quốc tế, sự biến động của khách du lịch quốc tế và sự biến động của doanh thu từ du lịch giống nhau. Quan sát nội dung bản đồ ta nêu được những thuận lợi trong việc phát triển du lịch ở nước ta về các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch xã hội và nhân văn của ta có những gì, các em cũng cần nêu các chính sách của nhà nước mới ban hành trong việc phát triển du lịch nhất là trong việc thu hút khách du lịch quốc tế như những thay đổi trong việc cấp visa, chuyển tiền, chuyển hàng hóa, cho phép xe ôtô tay lái nghịch được hoạt động trong một số khu vực.

18: Đồng bằng Sông Hồng

Dựa vào bản đồ ngoại thương ta xác định các nước các lãnh thổ có buôn bán với nước ta là ở khu vực nào trên thế giới, đó là nước nào, lãnh thổ nào, trong đó giá trị buôn bán với nước và lãnh thổ nào đạt từ 1 đến 2 tỉ USD, trên 2 tỉ USD. • Trang 11+12 (màu sắc và ký hiệu dân tộc) để nói về lực lượng lao động, thị trường tiêu thụ và truyền thống sản xuất.( Riêng trình độ thâm canh cao nhất cả nước, hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh , không được thể hiện trên bản đồ).

20 : Đồng bằng Sông Cửu Long

Sử dụng trang 19 (thương mại) để nói rằng nơi này là một vùng sản xuất hàng hoá, sớm tiếp cận với nền kinh tế thị trường (thể hiện bằng màu sắc, biểu đồ tròn và các biểu đồ cột trong từng tỉnh và so với các vùng khác trong cả nước). Trên bản đồ trang 15: các em xem các biểu đồ cột trên các tỉnh sẽ xác định được: vùng có sản lượng thủy sản nhiều nhất cả nước, không những vậy ta còn biết được những tỉnh có sản lượng thủy sản đánh bắt, nuôi trồng nhiều nhất(nếu cần giải thích thì dựa vào sông ngòi và các bãi tôm, bãi cá).

Duyên hải miền trung

• Trang 12 : Các em sẽ nói được thành phần dân tộc của vùng : có nhiều dân tộc cư trú-> có nhiều phong tục tập quán với các truyền thống độc đáo khác nhau (cần chú ý đến dân tộc Chăm ở khu vực Nam trung bộ). • Trang 14 , 15 hoặc 22, 23 các em có nhận xét về mạng lưới các trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải của vùng: Các trung tâm CN còn ít với qui mô chưa lớn, cơ sở năng lượng còn thiếu, mạng lưới giao thông còn thưa.

Trung du và miền núi phía Bắc

• Để giải thích được vì sao có thế mạnh thì các em cần phải xác định gia súc là những con gì và sau đó suy nghĩ xem thức ăn của nó là gì thì mới có thể lý giải được vì sao vùng có thế mạnh về chăn nuôi gia súc, sau đó em tìm trên trang 13 sẽ thấy các đồng cỏ của vùng (cao bằng, lạng sơn, mộc châu) và tìm trên bản đồ Hoa màu trang 14 em sẽ thấy đây là vùng trồng nhiều hoa màu (ngô, khoai, sắn). Riêng phần qui mô thì em phải nhớ vì không có thời gian để cộng số lượng gia súc của từng tỉnh, mặt khác đây là công việc rất khó thực hiện vì phải tính tỉ lệ tỉ mỉ của từng tỉnh, nội dung cần phải nhớ là: Đàn trâu (60% cả nước), đàn lợn, đàn bò.

Tây Nguyên

• Những biện pháp để ổn định và phát triển cây công nghiệp: Cần đưa ra các biện pháp khắc phục khó khăn trong mùa khô (thiếu nước) và các biện pháp khắc phục khó khăn về mặt kinh tế xă hội đã nêu ở trên. • Về hiện trạng phát triển và phân bố cây công nghiệp cần kết hợp bản đồ trang 14 hoặc bản đồ trang 23 để trình bày theo hệ thống bảng, để trình bày sự phân bố có thể theo tên vùng chuyên canh hoặc Tỉnh, hoặc vùng đất, riêng phần qui mô thì rất khó trình bày vì vậy các em cần nhớ là cây cà phê và cây dâu tằm, Hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở vùng này.

Đông Nam Bộ

Đó núi rừ ở phần trờn cỏc em chỉ cần núi thờm về sự cần thiết của việc hỡnh thành cỏc lõm trường ở đây và các biện pháp để sử dụng hợp lý tài nguyên rừng. • trang 16 hoặc 24 (nên sử dụng trang 24): Nói về hạt nhân tạo vùng là TP.HCM kết hợp với hiểu biết của mình (TTCN lớn, cơ cấu ngành đa dạng, Cơ sở vật chất khá hoàn chỉnh, Trung tâm văn hóa KHKT, lực lượng lao động có tay nghề cao, đầu mối giao thông lớn- Cảng Sài gòn, sân bay Tân Sơn Nhất).