MỤC LỤC
Đặc biệt trong khoảng 10 năm gần đây kể từ khi Uỷ Ban Thế giới về Môi trường và Phát triển công bố báo cáo "tương lai của chúng ta" thì giáo dục môi trường được nhắc đến một cách thường xuyên trong các diễn đàn Quốc tế, Quốc gia cũng như tại các địa phương, cơ sở giáo dục, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và cơ quan quản lý. Định nghĩa được chấp nhận một cách phổ biến nhất do Hội nghị Quốc tế về GDMT của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Tbilisi năm 1977 đưa ra, theo Hội nghị này thì GDMT có mục đích: "Làm cho các cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hoá; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề MT và quản lý chất lượng môi trường". GDMT cũng được quan niệm là: "Một quá trình thường xuyên qua đó con người nhận thức được MT của họ và thu được kiến thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các vấn đề MT hiện tại và.
- Hiểu biết bản chất các vấn đề MT: Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt nhiều chiều, tính hạn chế của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của MT, Quan hệ chặt chẽ giữa MT và Phát triển, giữa MT địa phương, vùng, quốc gia với MT khu vực và Toàn cầu. - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề MT như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với bản thân họ cũng như đối với cộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế, từ đó có thái độ, cách ứng sử đúng đắn trước các vấn đề MT, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ. - Tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên để họ có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề MT cụ thể nơi họ ở và làm việc.
- GDMT cho cộng đồng còn được gọi là nâng cao nhận thức về MT cho quần chúng được thực hiện chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các đợt tập huấn ngắn hạn, các hoạt động văn hoá, truyền thông và các cuộc vận động quần chúng rộng rãi.
Giáo dục vì MT (Education for the Environment): Truyền đạt kiến thức về bản chất, đặc trưng của MT hình thành thái độ, ứng xử, ý thức trách nhiệm, quan niệm giá trị nhân cách, đạo đức đúng đắn về MT, cung cấp tri thức kỹ năng, phương pháp cần thiết cho những quyết định, hành động bảo vệ MT và PTBV. Ngay sau đó chương trình MT của Liên Hợp Quốc (UNEP) cùng với tổ chức văn hoá, khoa học, giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO)đã thành lập chương trình GDMT Quốc tế (IEEP) và tháng 10/1975 IEEP đã tổ chức một hội thảo quốc tế về GDMT ở Belgrade (Nam tư) Chương trình Belgrade đã đưa ra một nghị định khung và tuyên bố về những mục tiêu và những nguyên tắc hướng dẫn GDMT. Ngay từ thập kỷ 70, GDMT đã được đưa vào hệ thống trung học phổ thông như nhiều nước như: Mêhicô, Mỹ và Liên xô (cũ) những chủ đề về BVMT không chỉ được lồng ghép vào những môn học có nhiều liên quan đến MT như: Sinh học, địa lý, hoá học và cả các môn học khác như: Giáo dục công dân, đạo đức, thẩm mỹ học.
Tại điều 4 của luật BVMT (1993) đó chỉ rừ: "Nhà nước cú trỏch nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, Phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về BVMT" giáo dục BVMT là một trong những biện pháp cơ bản của nhừng hoạt động BVMT. Công văn 1320/CP - KG của Thủ Tướng Chính Phủ về việc tổ chức triển khai thực hiện chỉ thị số 36/ CT - TW giao cho bộ giáo dục và đào tạo phân phối với Bộ KHCN & MT và Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề án "Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân" để trình chính phủ phê duyệt. Thừa kế những kinh nghiệm của nhiều nước và những bài học rút ra từ nhiều năm hoạt động GDMT một vấn đề cần được nhấn mạnh khi đưa các kiến thức GDMT vào các bậc học là: Nội dung GDMT, những thông tin về MT cùng với những biện pháp BVMT cần được cung cấp theo những cách thức phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của từng nhóm đối tượng theo bậc học, phản ánh tính khoa học, tính hệ thống các khối kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và đảm bảo tính liên thông giữa các bậc học mà nội dung cơ bản của nó là giáo dục về MT, nghĩa là trang bị cho học sinh không chỉ những kiến thức, hiểu biết về MT, mà còn là những định hướng vì MT, hướng tới những hoạt động thích nghi, tạo lập MT.
Những cán bộ quản lý các cấp là những người đang gánh vác trọng trách, mỗi hoạt động, mỗi quyết định của họ đều liên quan đến cuộc sống của nhiều người, liên quan đến sự tồn vong hay huỷ hoại nhiều nguồn tài nguyên, liên quan đến sự cải thiện hay xuống cấp của MT Tuy nhiên, nhiều cán bộ quản lý còn xem vấn đề MT là những thứ gây cản trở và đối lập với quá trình phát triển, với việc khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho công cuộc phát triển. Do đó, GDMT cần thiết đối với họ, giúp họ hiểu rằng, MT là cái để cho chính họ, nó không phải là cái "ở đâu đó" mà nó ở xung quanh họ, ở trong họ và họ phải có trách nhiệm với nó mỗi khi cầm bút phê duyệt một dự án phát triển, một công trình xây dựng hay một quyết định có liên quan tới khai thác tài nguyên và BVMT. Nó thường được thực hiện thông qua các hoạt động xã hội, các tổ chức quần chúng, các đoàn thể chính trị - xã hội để từng bước tiến tới xã hội hoá công tác BVMT, điều này có nghĩa là huy động các nhân tố thị trường và cộng đồng dân cư vào các mặt hoạt động trong lĩnh vực BVMT.
- Các vấn đề MT và tài nguyên nảy sinh có liên quan trực tiếp tới đời sống hàng ngày và sức khoẻ người dân (nếp sống ngăn nắp, vệ sinh nhà ở và nơi công cộng, tiết kiệm, bảo vệ các giống loài). Truyền thông môi trường là quá trình trong đó người gửi, truyền các thông điệp tới người nhận, hoặc trực tiếp, hoặc thông qua các kênh, nhằm mục đích thay đổi nhận thức, kiến thức, thái độ, kỹ năng thực hành của người nhận thông điệp. Truyền thông môi trường là một công cụ quan trọng, cơ bản của công tác quản lý môi trường, nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi về môi trường của mỗi con người trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và không những chỉ tự mình tham gia mà còn lôi cuốn những người khác cùng tham gia, tạo ra kết quả có tính đại chúng.
Trong những năm gần đây, truyền thông môi trường được sử dụng nhiều trong các quá trình tuyên truyền, vận động phong trào bảo vệ môi trường ở nước ta và bằng rất nhiều các hình thức khác nhau, bước đầu đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, góp phần thu hút sự quan tâm của công chúng tới những vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có được những đánh giá về ảnh hưởng của công tác truyền thông trong nâng cao nhận thức và ý thức môi trường đối với nhân dân cũng như chưa có một kế hoạch, một chiến lược tổng thể về truyền thông môi trường. - Truyền thông là một công cụ thiết yếu để đạt được các mục tiêu của chính sách hay một dự án và đòi hỏi cách tiếp cận có hệ thống được lên kế hoạch trước, liên quan tới các bên và đặc biệt là những người chịu ảnh hưởng của chính sách hay dự án đó.
Một phần quan trọng của truyền thụng là lắng nghe, để làm rừ vấn đề, hiểu được kiến thức, sự tiếp thu, thái độ, thiện chí tham gia của mọi người, các hoạt động được thực tiễn, những trở ngại để thay đổi, và các lợi thế tiềm ẩn.