MỤC LỤC
J, 1996 [81] khi nghiên cứu về hệ thống chăn nuôi gà chăn thả cho biết: Chăn nuôi gà theo phương thức thâm canh ở những vùng nông thôn có sự khác nhau với hệ thống chăn nuôi gà địa phương và sự khác nhau đó có liên quan đến sự tồn tại về vật chất và hoàn cảnh kinh tế xã hội của địa phương. A, 1991 [89] nghiên cứu khả năng sinh trưởng và di truyền của gà chăn thả cho thấy, nuôi gà chăn thả thì đầu tƣ thấp, sản phẩm của chúng cung cấp tiêu dùng tại chỗ trong gia đình và đƣợc bán buôn trở thành nguồn thu nhập. Những năm gần đây, tại các nước có nền kinh tế phát triển như Pháp, Israel, Trung Quốc…ngoài việc tạo ra các giống gà công nghiệp cao sản hướng thịt, hướng trứng, người ta còn chú ý đến việc nghiên cứu để tạo ra những giống gà lông màu có chất lượng thịt thơm ngon, hợp thị hiếu người tiêu dùng.
Các nước có ngành gia cầm nổi tiếng trên thế giới luôn ứng dụng công nghệ di truyền hiện đại để chọn tạo đƣợc các dòng gà có năng suất chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người chăn nuôi. Ngày nay, trên thế giới xu hướng tiêu dùng sản phẩm thịt gà sạch đang ngày càng tăng, nó đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các nhà chăn nuôi phải không ngừng cải tiến về mặt di truyền, phương pháp chăn nuôi để tạo ra sản phẩm có chất lượng. Gà địa phương thường có đặc điểm sau: Lông vàng hoặc nâu, khối lƣợng vừa phải, mức độ tăng khối lƣợng không cao, thân thịt thường hình chữ nhật, ngực đầy đặn nhưng ít mỡ, da vàng, thành phần hoá học của cơ thể (Vitamin, axit amin, khoáng) cao, mùi vị tốt.
Các nhà chọn giống đã nghiên cứu tạo các giống gà có sức chống chịu cao với stress môi trường, dễ thích nghi với vùng khí hậu khắc nghiệt, nóng và ẩm, dễ nuôi, ít bệnh tật lại phù hợp với các phương thức chăn nuôi khác nhau (nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, chăn thả tự nhiên). Những năm gần đây, nhiều giống gà thả vườn lông màu, dễ nuôi, khả năng cho thịt cao, khả năng sinh sản tốt, thịt thơm ngon đã dược nhập vào nước ta và được người chăn nuôi ưa chuộng, như gà Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir, Sasso…đồng thời cũng đƣợc các nhà khoa học chăn nuôi quan tâm.
- Tiêu tốn thức ăn, năng lƣợng trao đổi và protein thô cho 1kg tăng khối lượng gà trong phương thức nuôi bán chăn thả lần lượt là 2,99 kg; 9269 Kcal;. - Sinh trưởng của gà broiler Tam Hoàng cả trống và mái vào mùa Thu là tốt nhất, tiếp sau đó là mùa Đông, thấp nhất ở mùa Hè. Như vậy, mùa vụ và phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và sản xuất của gà, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà.
Gà Sasso được ưa chuộng tại hơn 30 nước trên thế giới, trong đó được nuôi nhiều nhất ở Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Thuỵ Sỹ, Nhật, Malayxia và gà SA31 đã được nhập vào nước ta từ 4 năm trở lại đây. Ở Việt Nam, xí nghiệp gà giống thịt dòng thuần Tam Đảo – Vĩnh Phúc và Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc đã nhập dòng ông bà và bố mẹ SA31L để tạo ra gà thịt từ Công ty Sasso của Pháp năm 2002. Gà SA31 có lông màu đỏ hoặc nâu đỏ, có sức chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt, thích nghi với môi trường nhiệt đới nóng ẩm.
Do gà SA31 mang gen lặn hoàn toàn về màu sắc lông, nên toàn bộ số gà lông màu broiler sản xuất ra đều mang đặc điểm ngoại hình của dòng bố (về màu chân, màu lông, có lông cổ hay không có lông cổ). Gà Sasso bước đầu nuôi thử nghiệm ở Việt Nam đã cho kết quả rất khả quan, đáp ứng được các yêu cầu về tốc độ sinh trưởng cũng như khả năng thích nghi chống đỡ bệnh tật và đặc biệt được thị trường Việt Nam chấp nhận.
Trước khi gà đƣợc đƣa vào nuôi, chuồng trại và các dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi đã đƣợc vệ sinh sát trùng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, khu vực sử dụng để thả gà cũng đƣợc rào cẩn thận. Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng cần đƣợc quan tâm đầu tiên, phản ánh sức sống, tình trạng sức khoẻ khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm, nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao cần phải có giống tốt, thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo cho con giống phát huy hết đƣợc tiềm năng di truyền.
Qua các thí nghiệm trên chúng tôi nhận thấy rằng gà thường bị chết ở các giai đoạn đầu (nhất là tuần 1), ở các tuần cuối của thí nghiệm thì tỷ lệ nuôi sống ổn định hơn. Để đạt đƣợc tỷ lệ nuôi sống cao nhƣ vậy, theo chúng tôi, bên cạnh việc chăm sóc nuôi dƣỡng, vệ sinh thú y, giữ cho chuồng trại và nơi chăn thả luôn khô ráo, sạch sẽ thì việc phòng trị bệnh cho gà (nhất là bệnh Cầu trùng, vì đây là bệnh phổ biến của gà) có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao tỷ lệ nuôi sống. Qua đây ta có thể khẳng định gà thương phẩm Sasso thích nghi với cả phương thức nuôi nhốt và bán nuôi nhốt trong điều kiện Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
Điều này cũng cho thấy gà thương phẩm Sasso hoàn toàn có thể triển khai rộng vào các nông hộ để nuôi đại trà và cũng khẳng định quy trình nuôi dƣỡng và chăm sóc là khá phù hợp. Đây là cơ sở để phát triển giống gà này trong nông hộ, vì nó có thể nuôi ở cả 2 mùa vụ, đặc biệt là phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nước ta hiện nay chủ yếu vẫn là bán nuôi nhốt.
Tuy nhiên, trong thực tế khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng, thời tiết, khí hậu và khả năng thích nghi của gà thí nghiệm với môi trường. So sánh sinh trưởng tích lũy giữa các lô thí nghiệm cho thấy: Tính chung trống mái gà nuôi vụ Thu - Đông ở cả 2 phương thức nuôi nhốt và bán nuôi nhốt đều có sinh trưởng tích lũy cao hơn vụ Xuân - Hè. Kết quả bảng 3.2a và 3.2b còn cho thấy hệ số biến dị của sinh trưởng tích lũy qua 9 tuần theo dừi ở 4 lụ thớ nghiệm đều thấp, điều đú chứng tỏ kết quả của 3 lần nuôi nhắc lại có sinh trưởng tích lũy chênh lệch nhau không nhiều.
Chỳng tụi tiến hành theo dừi diễn biến khối lƣợng cơ thể gà theo tuần tuổi, trên cơ sở đó tính toán chỉ tiêu tăng khối lƣợng tuyệt đối của các lô và thu đƣợc kết quả thể hiện qua bảng 3.3a và bảng 3.3b. Số liệu bảng 3.3a và 3.3b cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm tuân theo đúng quy luật sinh trưởng của gia cầm: Tăng nhanh từ 1 tuần tuổi đến 7 tuần tuổi sau đó chậm dần đến 9 tuần tuổi; sinh trưởng tuyệt đối của con trống cao hơn con mái. - Sinh trưởng tuyệt đối bình quân của gà thí nghiệm trong cả giai đoạn thí nghiệm (1-9) nuôi ở phương thức nuôi nhốt là 29,78 g/con/ngày cao hơn khi nuôi ở phương thức bán nuôi nhốt là 29,48 g/con/ngày.
Nhìn vào bảng kết quả tiêu tốn thức ăn và biểu đồ tiêu tốn thức ăn 3.4 ta thấy ở cả hai mùa vụ và phương thức nuôi đều có hiệu suất chuyển hoá thức ăn tuân theo quy luật giảm dần theo tuần tuổi tăng. Như vậy, gà Sasso nuôi tại Thái Nguyên qua 2 phương thức nuôi và 2 mùa vụ khác nhau có kết quả tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là tương đối thấp so với các giống gà lông màu đang hiện có tại Việt Nam. Cựng với việc tớnh tiờu tốn protein/kg tăng khối lƣợng, để thấy rừ hơn khả năng chuyển hoá thức ăn, chúng tôi đã tiến hành tính tiêu tốn năng lƣợng trao đổi/kg tăng khối lƣợng kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.8a và bảng 3.8b.
Vậy chi phí trực tiếp cho 1 kg gà thịt của gà thí nghiệm trong phương thức bán nuôi nhốt cao hơn trong phương thức nuôi nhốt và ở vụ Thu - Đông cao hơn vụ Xuân - Hè, nguyên nhân là do chi phí thức ăn cho tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm trong vụ Xuân - Hè và trong phương thức bán nuôi nhốt cao hơn.
- Gà Sasso thích hợp cho cả 2 phương thức nuôi nhốt và bán nuôi nhốt, gà nuôi được quanh năm ở những địa phương có điều kiện khí hậu tương tự như tỉnh Thái Nguyên và cho sức sản xuất ổn định.