Quản lý nhà nước đối với hệ thống thư viện phục vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

MỤC LỤC

Công tác quản lý nhà nước đối với việc phát triển và xây dựng vốn tài liệu

Thư viện quốc gia vẫn tiếp tục duy trì được các mối quan hệ mật thiết với các đơn vị, tổ chức nước ngoài và đã nhận được nhiều tài liệu qua các nguồn biếu tặng từ các Dự án, Quỹ Châu Á, các Đại sứ quán, Thư viện quốc. Đáng chú ý nhất là các cuốn sách của Alexandrode xuất bản từ năm 1552; Marchand l’Africain của C.Castellani xuất bản năm 1603; Dictionaire historique et critique của Pierre Bayle xuất bản năm 1740; Dictionnaire Latino - Anamiticum xuất bản năm 1886. Thư viện Trung ương Đông Dương trước đây (TVQG ngày nay) là thư viện duy nhất của Việt Nam có bộ sưu tập đầy đủ nhất về báo, tạp chí được xuất bản tại Việt Nam từ 1862 đến nay, như: một vài số của tờ Gia Định báo, tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên, xuất bản năm 1865 ở Sài Gòn, Le Courrier de Haiphong, xuất bản năm 1886, Revue Indochinoise Illustrée, xuất bản năm 1894 tại Hà Nội, Journal officiel de l’Indochine Francaise, xuất bản tại Sài Gòn năm 1896; La tribune IndoChinoise xuất bản tại Hà Nội năm 1899.

Đó là những điều kiện rất tốt nhằm phục vụ cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao bởi mỗi cuốn sách chính là chìa khóa vạn năng mở của trí tuệ cho mỗi con người nguồn tri thức vô biên.

Công tác phục vụ bạn đọc

Cũng trong năm này, thư viện đã ban hành cuốn “Hướng dẫn sử dụng Thư viện Quốc gia Việt Nam” giúp bạn đọc tiếp cận tốt hơn với vốn tài liệu của thư viện. Đáp ứng nhanh, kịp thời và đúng nội dung 285 yêu cầu trả lời thông tin dưới dạng các danh mục hoặc thư mục sách báo qua mạng phục vụ cho các đề tài, công trình nghiên cứu của bạn đọc trong cả nước đến năm 2009 thì con số này tăng lên 885 yêu cầu trả lời thông tin dưới dạng các danh mục hoặc thư mục sách báo qua mạng, trả lời trực tuyến trên website của thư viện phục vụ bạn đọc cả nước. Tổ chức 24 lớp Hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện, mỗi lớp trung bình từ 40-50 người tham dự đã góp phần không nhỏ giúp nâng cao chất lượng bạn đọc và góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Hướng tới hiệu quả phục vụ bạn đọc, công tác xử lý đã có nhiều cố gắng, rút ngắn thời gian xử lý nghiệp vụ, không để tình trạng sách ứ đọng.

Công tác hiện đại hoá thư viện

Tình trạng tài liệu bị huỷ hoại, kém độ bền vững là do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan sau đây: Nhà kho và môi trường chứa tài liệu chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật; sự xâm hại tài liệu của các loại côn trùng; Nhiệt độ, độ ẩm chưa phù hợp với yêu cầu bảo quản tài liệu bản chất của tài liệu dễ bị lão hoá; sự sử dụng quá tải của con người; kinh phí đầu tư cho công tác bảo quản quá hạn chế; sự quan tâm tới công tác bảo quản của các cấp lãnh đạo còn chưa đúng mức. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ của thư viên, giảm khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình làm việc và hoạt động của hệ thống thư viện, đồng thời giảm sức hút của thư viện nơi trước đây luôn được xem là nguồn cung cấp tri thức giàu có và hiệu quả nhất trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, các phương tiện nghe nhìn, internet…. - Do nhận thức về vai trò của thư viện trong trường học cũng như trong nhân dân, trong quản lý nhà nước về thư viện chưa đầy đủ, dẫn tới sự thiếu quan tâm và đầu tư thích đáng dẫn tới việc thư viện chỉ là “kho chứa sách”, chứ chưa thực sự là nơi để khai thác thông tin và tri thức, chưa trở thành công cụ kết nối người đọc với thông tin.

Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước và xu thế phát triển mới của đất nước, công tác quản lý nhà nước nói chung và công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống thư viện nói riêng nhìn chung đã có bước đổi mới góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cũng như góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện, đặc biệt là hệ thống thư viện phục vụ cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một số giải pháp chung

    - Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng thư viện gồm các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thông tin và thư viện nhằm tham mưu cho Chính phủ những định hướng, biện pháp, chính sách cơ bản trong lĩnh vực thông tin thư viện, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng của đội ngũ tham mưu trên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giỏi về kiến thức quản lý nhà nước, có sự am hiểu sâu rộng về lĩnh vực thư viện cũng như xu hướng phát triển chung của hệ thống thư viện, có tầm nhìn về nhu cầu của đời sống kinh tế - xã hội đất nước đối với hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện trong xu thế phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng như cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Không nằm ngoài xu thế chung đó, quá trình quản lý nhà nước đối với hệ thống thư viện phục vụ quá tình đào tạo ngồn nhân lực chất lượng cao cần nhận thức sâu sắc hơn nữa tầm quan trọng của công nghệ thông tin, khai thác yếu tố này trên cơ sở xem nó là động lực, là nền tảng để nâng cao hiệu quả về mọi mặt: quản lý nhà nước về thư viện và quản lý hoạt động thư viện, khai thác thông tin, khả năng tiếp cận kho tài liệu của hệ thống thư viện, thỏa mãn nhu cầu người đọc và thu hút người đọc, hiện đại hóa hoạt động thư viện…. Công khai thể hiện trên các mặt: công khai về số lượng vị trí việc làm cần tuyển, công khai về tiêu chuẩn đối với vị trí việc làm cần tuyển, công khai về kết quả thi tuyển… Đồng thời từ đó tạo ra các yếu tố thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh trong tuyển dụng nhằm chọn lựa được ứng viên xứng đáng nhất với vị trí cần tuyể, không bỏ sót người có năng lực và kích thích các cá nhân không ngừng nâng cao và hoàn thiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thỏa mãn các chỉ tiêu tuyển dụng.

    - Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị để hiện đại hoá các thư viện đầu ngành, thư viện có vị trí quan trọng: Thư viện quốc gia Việt Nam, thư viện Khoa học kỹ thuật trung ương (thuộc trung tâm Thông tin tư liệu – khoa học và Công nghệ quốc gia), thư viện Viện thông tin khoa học xã hội (thuộc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia), thư viện Quân đội, thư viện Hà Nội, để nhanh chóng hiện đại hoá các thư viện này, đưa các thư viện này trở thành “đầu tàu” trong quá tình xúc tiến hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện nói chung, rút ngắn khoảng cách phát triển của các thư viện này đối với các thư viện lớn của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

    Một số gải pháp cụ thể

    - Đảm bảo sự tương hợp và khả năng hoà nhập của thư viện Việt Nam với các thư viện trong khu vực và trên thế giới trên cơ sở cải tiến quy trình, thủ tục hoạt động của thư viện, nâng cao chất lượng các đầu sách cũng như mở rộng đầu tư cho trang bị sách ngoại văn, ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình hoạt động, giao lưu và trao đổi học tập về quản lý và nghiệp vụ thư viện với các thư viện phát triển. - Quản lý hiệu quả hoạt động bảo quản, luân chuyển, bổ sung sách, tài liệu hằng năm của các thư viện nhằm tránh tình trạng bổ sung quá nhiều lượng tài liệu ko cần thiết hoặc không bổ sung các tài liệu còn thiếu trong khi lượng độc giả cần nghiên cứu, tìm hiểu là rất lớn thông qua công tác thống kê, điều tra, khảo sát, thống kê tâm lý và nhu cầu tài liệu của độc giả; cân đối giữa đa dạng chủng loại sách, báo, tạp chí… nhưng vẫn chú trọng nâng cao chất lượng các loại sách về các chuyên ngành đào tạo phục vụ nhu cầu đào tọa nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội; cân đối giữa phát triển chất lượng tài liệu của thư. - Nâng cao vai trò của độc giả trong vấn đề hoàn thiện chất lượng phục vụ của hệ thống thư viện thông qua các kênh phản hổi ý kiến độc giả về chất lượng các đầu sách, chất lượng phục vụ của thủ thư,… đồng thời nâng cao vao trò của nhân dân trong đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động quản lý nhà nước về thư viện như mở rộng phạm vi hoạt động của các diễn đàn, chất vấn trực tuyến….

    Giáo dục, rèn luyện, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người đọc về thực hiện văn hóa trong ứng xử và văn minh giao tiếp khi hoạt động ở thư viện; chú ý về trang phục khi đến sử dụng thư viện; khi đến và rời khỏi các phòng đọc cần phải tuyệt đối giữ trật tự yên lặng; khi cần trao đổi nhân viên thư viện chú ý giữ âm lượng đủ nghe tránh ảnh hưởng đến người khác; tôn trọng thủ thư và tuân thủ quy định của thư viện; không nên tùy tiện di chuyển bàn ghế, hoặc sử dụng thiết bị khi chưa được phép của cán bộ thư viện; tuân thủ nội quy, quy trình sử dụng, các biển cảnh báo; tài liệu sau khi đọc xong đem để đúng nơi thư viện quy định; văn minh trong sử dụng điện thoại….