Quy trình kiểm toán các Khoản nợ ngắn hạn trong Kiểm toán báo cáo tài chính theo chuẩn mực của Deloitte Việt Nam

MỤC LỤC

Kết quả hoạt động kinh doanh

Cụ thể là do sự phát triển khá nóng của thị trường khách thể kiểm toán, các doanh nghiệp và công ty có yêu cầu và mong muốn được kiểm toán tăng nhanh. Đó là một trong những nguyên nhân thu hút các kiểm toán viên của Deloitte Việt Nam tách ra hoạt động ở các Công ty khác, các lĩnh vực khác.

Doanh thu theo loại hình khách hàng

Mỗi giai đoạn ở trên sẽ được phân thành các công việc cụ thể và phân cho từng cấp bậc trong nhóm kiểm toán thực hiện, đồng thời yêu cầu mọi thành viên trong nhóm kiểm toán có sự phối hợp chặt chẽ,ăn ý với nhau để tránh chồng chéo khi thu thập bằng chứng kiểm toán. Việc xây dựng một phần mềm kiểm toán chuyên nghiệp (AS 2) và quan tâm tới đào tạo và trao đổi, cập nhất kiến thức cho các kiểm toán viên đã đảm bảo cho Deloitte trở thành một Công ty Kiểm toán có chất lượng hàng đầu trên thế giới và Việt Nam nói riêng.

Sơ đồ 1.3. Chương trình Audit System 2
Sơ đồ 1.3. Chương trình Audit System 2

Kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

Mục tiêu và ý nghĩa của kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính

- Vay và nợ ngắn hạn ( Mã số 311 ) : “Vay và nợ ngắn hạn” là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền mà doanh nghiệp còn đang vay ngắn hạn của các ngân hàng, các tổ chức tín dụg và các tập thể cá nhân khác chưa tính đến thời điểm báo cáo. Ngoài ra được tính vào chỉ tiêu này còn gồm khoản doanh thu chưa thực hiện.Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có trên sổ Cái tài khoản 131 “Phải thu khách hàng” ( phần phải trả ngắn hạn) của tài khoản 338 (3387 “ Doanh thu chưa thực hiện”, phần doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn). - Thuế và các khoản nộp cho nhà nước( Mã số 314 ): Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các khoản mà doanh nghiệp còn nợ Ngân sách nhà nước tính đến thời điểm báo cáo, bao gồm các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.

Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của đơn vị mà do tính chất hoặc yêu cấu quản lý nên được tính trước vào chi phí kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí nhắm đảm bảo cho giá thành sản phẩm, lao vụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý khỏi đột biến tăng khi những khoản chi phí này phát sinh. Các khoản Nợ ngắn hạn là các khoản mục trọng yếu trên BCTC bởi chúng thường được coi là nguồn tài trợ cho sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Việc kế toán có xu hướng ghi giảm và bỏ qua các khoản Nợ ngắn hạn vi phạm nguyên tắc kế toán nhắm mục đích làm sai lệch báo cáo tài chính và làm đẹp các tỷ số thanh toán nhanh và thanh toán tức thời.

Thực trạng kiểm toán các khoản nợ ngắn hạn do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành thép, hiện nay sản xuất thép xây dựng đang có sản lượng gấp đôi nhu cầu ( 7 triệu tấn so với nhu cầu khoảng 4 triệu) với 20 Công ty với đầy đủ các thành phần kinh tế. Hội đồng Quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Công ty cổ phần X cam kết cung cấp sản phẩm thép xây dựng đảm bảo chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn đã đăng ký và không ngừng nâng cao khả năng cung ứng nhu cầu khách hàng về chất lượng dịch vụ.

Sau khi một hợp đồng kiểm toán được ký kết, KTV sẽ thực hiện các công việc như điều tra và các thủ tục thích hợp để có thể có được những đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán và khả năng thực hiện hợp đồng. Việc xác định mức độ trọng yếu là một yêu cầu khó và phức tạp đòi hỏi khả năng xét đoán nghề nghiệp dựa trên những hiểu biết về khách hàng của KTV , cách thức đánh giá rủi ro và những yêu cầu cần thiết được thông báo của BCTC được kiểm toán. - Thiết kế các thủ tục để xác nhận rằng các thủ tục kiểm soát mà KTV tin tưởng sẽ cung cấp sự bảo đảm xác đáng trong việc đạt được tất cả các mục tiêu kiểm soát thích đáng được vận hành một cách hữu hiệu trong một thời gian thích đáng trong suốt kỳ được kiểm toán.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty X
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty X

KIỂM TRA PHẦN HẠCH TOÁN VÀ PHẢN ÁNH CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ

Khi không có đủ điều kiện thỏa mãn, KTV sẽ chuyển sang phương thức kiểm tra chi tiết thứ hai : Chọn mẫu kiểm tra chi tiết. TOD gồm các thủ tục được lựa chọn từ các thủ tục kiểm tra chi tiết đầy đủ trong Mô hình thủ tục kiểm toán của Deloitte để đảm bảo mức độ thích hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể. - Xác định một tổng thể xác đáng và các sai phạm tiềm tàng cần kiểm tra;.

- Đánh giá và đưa ra các kiến nghị điều chỉnh đối với các sai phạm được phát hiện.

KIỂM TRA CHI TIẾT CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ

- Đối chiếu, kiểm tra tới các hóa đơn mua hàng và chứng từ nhập - Xem xét tính ghi chép đúng kỳ của các nghiệp vụ mua hàng. - Đối chiếu, kiểm tra tới các phiếu chi và khẳng định rằng chúng đã được ghi chép đúng kỳ hạch toán.

KIỂM TRA CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ CHO CÁC BÊN THỨ BA

Khi tiến hành kiểm toán các khoản phải trả nhà cung cấp tại Công ty X, các KTV cũng tiến hành tuần tự để đảm bảo các mục tiêu kiểm toán này được thực hiện đầy đủ để có thể đưa ra kết luận về các khoản phải trả nhà cung cấp trong khoản mục Nợ ngắn hạn. Sau khi kiểm tra không thấy chênh lệch, KTV sẽ dựa vào Bảng tổng hợp số dư phải trả nhà cung cấp chi tiết theo từng đối tượng, phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ để tìm ra các tiểu khoản có số dư lớn hoặc có dấu hiệu bất thường. Các kế hoạch sản xuất năm 2006 và năm 2007 không có đột biến nào lớn nên tổng số dư các khoản nợ phải trả nhà cung cấp, nợ phải trả người bán không có sự đột biến tăng và sự biến dộng nằm trong logic chung của hệ thống tài chính của Công ty.

KTV cũng thực hiện việc xem xét việc phân loại các khoản phải trả và kết luận rằng: các khoản phải trả đều có tính chất thương mại, việc trình bày các số dư khoản phải trả là hợp lý. Trước tiên KTV tiến hành so sánh tổng số dư của bảng kê các khoản phải trả với số tổng cộng trên sổ cái tổng hợp, nhận thấy không có chênh lệch giữa hai số liệu này, KTV chuyển sang công việc đối chiếu hóa đơn. Từ Bảng tổng hợp số dư phải trả nhà cung cấp chi tiết theo từng đối tượng, phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ, KTV chọn mẫu một số tiểu khoản có số dư lớn rồi gửi thư xác nhận số dư tới các nhà cung cấp.

Bảng 2.3 Tổng hợp các khoản Nợ phải trả nhà cung cấp chi tiết theo đối tượng
Bảng 2.3 Tổng hợp các khoản Nợ phải trả nhà cung cấp chi tiết theo đối tượng

Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Nợ phải trả nhà cung cấp là một khoản chi phí và làm giảm các tỷ số quan trọng như : tỷ suất thanh toán nhanh, tỷ suất thanh toán tức thời….Nên các doanh nghiệp thường có xu thế ghi nhận các khoản này chậm và ghi sang kỳ sau, niên độ sau. Kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán tiền sau ngày khóa sổ (Subsequent test), thường là cho một chu trình thanh toán để kiểm tra khoản thanh toán đó có phải là số dư cuối năm hay không, kiểm tra tới chứng từ nhận hàng hóa, hóa đơn mua hàng và các tài liệu khác. Theo hướng này, KTV sẽ tiến hành chọn mẫu từ các hóa đơn mua hàng chưa được thanh toán tại thời điểm khóa sổ kế toán, đối chiếu tới các chứng từ liên quan như: Phiếu nhập kho, biên bản giao nhận hàng hóa việc kiểm tra này cũng đồng thời đảm bảo được tính đúng kỳ của khoản nợ được ghi nhận.

Theo đó, xin quý vị xác nhận và gửi cho KTV của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây số dư khoản vay mà chúng tôi phải trả Công ty quý vị (bao gồm Số nợ gốc và Lãi suất) tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006. - Về khoản vay của Ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên, Ngân hàng NN&PTNN chi nhánh Nam Hà Nội, Sở GD I Ngân hàng Đầu tư và phát triển, KTV thực hiện các thủ tục tương tự và nhận thấy các giấy tờ chứng từ liên quan đều đầy đủ và được phản ánh trung thực, hợp pháp, hợp lý. Sau khi KTV phát hiện ra các sai sót và kiến nghị kế toán đưa ra bút toán điều chỉnh, KTV cũng đưa ra một số ý kiến tư vấn về việc hạch toán ngoại tệ, việc ghi nhận chi phí lãi vay theo kỳ kế toán và việc thu thập các xác nhận số dư ngân hàng để giúp việc gi chép kế toán dễ dàng và chính xác hơn.