MỤC LỤC
Theo quan điểm của Tổng cục du lịch Việt Nam, phát triển du lịch phải được định hướng và quản lí theo phương châm: Kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch, khai thác, sử dụng hợp lí và phát triển tài nguyên du lịch tự nhiên, chú trọng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tránh hiện đại hoá hoặc làm biến dạng môi trường, cảnh quan di tích, xây dựng và giữ gìn môi trường xã hội lành mạnh, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là ở các đô thị du lịch và các điểm tham quan du lịch. Phát huy lợi thế của nước đi sau, học tập được các kinh nghiệm hay để áp dụng và biết được những vấp vỏp của cỏc nước đi trước mà phũng trỏnh, đồng thời cũng nhận rừ tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, thông qua các dự án quy hoạch, các nghiên cứu khoa học về môi trường, đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, đến môi trường tự nhiên và xã hội, đến các hoạt động kinh tế, đề ra các quy chế quản lý hoạt động du lịch, chú trọng bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch cùng với tăng cường giáo dục du lịch toàn dân, góp phần tích cực vào việc phát triển du lịch bền vững và sự nghiệp bảo vệ môi trường chung của đất nước.
Trải qua quá trình chung sống, gắn bó lâu dài, các dân tộc đã làm nên một Dak Lak anh hùng với bản sắc rất riêng mà cho đến nay nhiều người vẫn muốn tìm đến để được sống trên mảnh đất cách mạng, sống trong tình cảm đồng bào, đồng chí và tham quan các di tích văn hoá, lịch sử cũng như lối sống, phong tục tập quán và các lễ hội ở nơi đây. Phụ nữ thường mặc váy dài đến mắt cá chân, trên váy có rất nhiều hoa văn mà nhà dân tộc học Từ Chi nhận định “Xu hướng tự nhiên của con người sống giữa núi rừng và bằng núi rừng là vừa cố điệp vào vừa cố vươn mình lên trên bối cảnh hoang dã bằng lao động cải tạo thiên nhiên, bằng các biểu hiện văn hoá trong đó có nghệ thuật tạo hình mà trước hết là nghệ thuật trang trí cho đồ mặc ôm bọc thân hình.
Được sự đầu tư kinh phí của Nhà nước, Chính phủ Nhật Bản và các dự án nước sạch Danida (Đan Mạch), toàn tỉnh đã có 34 xã, thôn buôn vùng xa có các công trình, hệ thống cấp nước sạch. Đây là điểm hạn chế cần khắc phục vì nhu cầu nước sạch của người dân sẽ ngày càng nhiều trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống thoát nước của tỉnh được đánh giá là tốt, thoát nước nhanh, sạch. Nước thải không bốc mùi lên từ các cống rãnh như nhiều thành phố khác. Các cơ sở lưu trú phục vụ du lịch ở Dak Lak hầu hết đều sử dụng nước sạch, tuy nhiên lượng nước hiện bị thiếu hụt vào mùa khô. Dak Lak đang triển khai lồng ghép các chương trình, dự án, phấn đấu đến năm 2010 có 100% dân số thành thị và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch với số lượng bình quân 60 lít nước/người/ngày đêm. Những nỗ lực trong lĩnh vực điện, nước sẽ góp phần tạo điều kiện cho du lịch phát triển hơn trong tương lai. Đánh giá tại thời điểm hiện tại, điện nước Dak Lak chưa phục vụ tốt cho phát triển du lịch bền vững. Cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch. Cơ sở vật chất - kĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức khai thác các tiềm năng du lịch. Cơ sở lưu trú. Cùng với sự phát triển của du lịch, số cơ sở lưu trú và chất lượng dịch vụ cũng tăng lên. Các khách sạn chú trọng vào việc nâng cao chất lượng. phòng ở, dịch vụ ăn uống, đi lại. Đội ngũ lao động của một số khách sạn lớn được huấn luyện nghiệp vụ, phục vụ tốt. Tỉnh hiện có bốn khách sạn đạt chuẩn 3 sao là Thắng Lợi, Đam San, Bạch Mã và Cao Nguyên. Đầu năm 2007, resort ở khu du lịch hồ Lak được đưa vào hoạt động, góp phần đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan của du khách. Nhìn chung, cơ sở lưu trú ở Dak Lak khá nhiều, chất lượng một số khách sạn đạt loại tốt. Các khách sạn và nhà nghỉ thường có phục vụ ăn uống và các món ăn đặc sản theo yêu cầu của khách. Tuy nhiên, đa số các khách sạn và nhà nghỉ chỉ tập trung trong phạm vi TP. Du khách muốn nghỉ lại qua đêm tại các điểm du lịch ở huyện thường khó tìm được phòng nghỉ vừa ý hoặc thậm chí không có nhà nghỉ hay khách sạn nào gần đó. Các khách sạn ở huyện thường có quy mô nhỏ, phục vụ chưa chuyên nghiệp và thiết bị hiện đại rất thiếu. Trong điều kiện phát triển du lịch bền vững hiện nay, cơ sở lưu trú chưa đáp ứng được so với nhu cầu của du khách. Số doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Dak Lak chưa nhiều và chỉ có hai doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Con số này là quá ít so với nhu cầu của người dân, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế và giá cà phê, tiêu, cao su – những nông sản chính của Dak Lak đang tăng cao như hiện nay. Sự hạn chế du lịch ra nước ngoài của người dân Dak Lak cũng phần nào thu nhỏ khả năng người nước ngoài tìm đến Dak Lak để tham quan. Ngành du lịch cần đầu tư hơn nữa cho cơ sở lưu trú về chất lượng, quy mô, đa dạng hoá các loại hình phục vụ, liên kết với các công ty du lịch, nâng cao trình độ nghiệp vụ và tăng cường quảng bá, tiếp thị để thu hút và phục vụ du khách tốt hơn. Các dịch vụ khác. Tỉnh hiện có hai rạp chiếu phim mới được tu sửa, nâng cấp. Bốn khu du lịch là khu du lịch hồ Lak, khu du lịch hồ Ea Kao, khu du lịch Buôn Đôn và khu vui chơi giải trí ở TP. Không chỉ là địa điểm thi đấu, nhà thi đấu còn là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hoá mang tính cộng đồng thông qua các chương trình biểu diễn nghệ thuật, ca nhạc, giao lưu giữa các thế thệ. Bốn hồ bơi, bốn sân tennis và các cơ sở thể thao của thành phố đã phần nào đáp ứng nhu cầu chưa cao của người dân và du khách. BMT có nhiều nhà hàng đặc sản, món ăn ngon. Một số quán nổi tiếng như Đam San, Ngon, Thanh Hùng, Kim Anh, Bò Né Bốn Triệu. Món ăn và hương vị thức ăn của Dak Lak khá lạ lẫm đối với nhiều người, chúng thường được đánh giá cao vì vừa lạ về khẩu vị, vừa thanh về gia vị và ngon. Có thể nói, trong điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch như vậy là một cố gắng lớn, mặc dù mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu của du lịch. Do đó, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng dịch vụ và trình độ nghiệp vụ cần được đánh giá đúng mức để cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng bền vững. Đầu tư cho du lịch. Sự đầu tư này còn ít so với xu hướng và tiềm năng của du lịch Dak Lak. Các dự án du lịch được ưu tiên đầu tư:. Tổng hợp 3 dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh là 221 tỉ đồng. Ngoài ra, còn nhiều dự án và các khu, điểm du lịch đã được xem xét để đầu tư về cơ sở hạ tầng và tôn tạo cảnh quan, các di tích lịch sử, văn hoá. Nguồn vốn còn lại sẽ huy động từ các nguồn khác. Giai đoạn Số hiệu Khu, điểm du lịch Quy. Dự kiến vốn đầu tư. Chủ đầu tư. I Khu, điểm du lịch. Krông Păk). Làng nghề dệt thổ cẩm cũng đang chờ lối thoát từ phía các nhà quản lý, vì “mỗi khung vải, tấm áo, cái khố làm ra bằng tay không thể cạnh tranh nổi với hàng công nghiệp bày bán tràn ngập” lời của Mí Chin, HTX dệt thổ cẩm Alê A hay bế tắc trong khâu tiêu thụ thổ cẩm như phát biểu của chị H’Dăm, chủ nhiệm HTX dệt thổ cẩm Tơng Bông: “mỗi hộ xã viên phải nỗ lực tự tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm bằng cách mang hàng đi bán lẻ hoặc ký gửi nhờ các cửa hàng trên phố bán giúp”.
- Căn cứ vào nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Dak Lak lần thứ 13: “Các tiềm năng về sinh thái và truyền thống văn hoá của các dân tộc phong phú ở tỉnh ta cho phép phát triển du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh”. - Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao vai trò quản lý của nhà nước về du lịch trên địa bàn nhằm thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước; phân cấp cho các chủ thể trong việc đầu tư, kinh doanh điểm du lịch, khu du lịch để phát huy tính năng động và chủ động trong việc kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.
Theo chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch của tỉnh ban hành năm 2001 theo quyết định số 3767/QĐ - UB, các dự án đầu tư vào các điểm du lịch, khu du lịch quy hoạch sẽ nhận được sự hỗ trợ của tỉnh về đầu tư cơ sở hạ tầng và các ưu đãi khác về tiền thuê đất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, điều đó khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư vào các hạng mục công trình cụ thể theo dự án tổng thể. - Đối với môi trường nhân văn, tác động tiêu cực thể hiện ở một số vấn đề như cơ cấu dân số sẽ thay đổi, cả về thành phần, giới tính, tình trạng nhập cư là hiện tượng khá phổ biến tại các điểm du lịch, khu du lịch, trật tự xã hội sẽ phức tạp hơn; chuẩn mực xã hội và đạo đức xã hội dễ bị thay đổi, tệ nạn xã hội dễ gia tăng; văn hoá bị ảnh hưởng, dễ xảy ra hiện tượng lai căng, bắt chước những yếu tố không phù hợp với văn hoá bản địa; giá cả các loại hàng hoá tăng, dịch vụ tuỳ tiện làm ảnh hưởng đến tâm lý du khách.