Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng trên cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh của đối thủ

MỤC LỤC

Năng lực cạnh tranh

Mục tiêu tương lai: Sự hiểu biết mục tiêu của đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp sự đoán được mức độ mà đối thủ cạnh tranh bằng lòng với kết quả tài chính và vị trí hiện tại của họ, khả năng đối thủ cạnh tranh thay đổi chiến lược như thế nào và sức mạnh phản ứng của đối thủ trước những diễn biến bên ngoài (ví dụ như khi các hãng khác thay đổi về mặt chiến lược). Tiềm năng của đối thủ: Cần phải xét đến tiềm năng của đối thủ cạnh tranh trên mọi phương diện: Các loại hình sản phẩm, công tác sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và thiết kế công nghệ, giá thành, tiềm lực tài chính, tổ chức, năng lực quản lý nói chung, nguồn vốn, nguồn nhân lực… Đánh giá đúng tiềm năng của đối thủ có thể xác định được khả năng cạnh tranh cũng như chiến lược cạnh tranh mà họ đang dùng.

ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

VĐT là phần tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ, là tiền tiết kiệm của nhân dân và là vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội, nhằm duy trì tiềm lực sẵn có vào tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt mỗi gia đình. Đối với một nền kinh tế, hoạt động đầu tư có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó không chỉ đóng vai trò trong quá trình tái sản xuất của xã hội mà còn tạo ra những cú hích cho sự phát triển của nền kinh tế ở những nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nợ nần và nghèo đói, tạo ra sự phát triển của các nền kinh tế phát triển. Chẳng hạn, để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiếu bị máy móc trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong mét chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa tạo ra.

Để duy trì được sự hoạt động bình thường cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cũng có nghĩa là phải đầu tư. Như đã nói ở trên, con người chính là yếu tố quan trọng nhất trong mọi yếu tố, dù máy móc thiết bị hiện đại đến đâu mà không có người vận hành thì cũng không phát huy được tác dụng, nên đầu tư nguồn nhân lực là nhiệm vụ không thể thiếu trong chiến lược cạnh tranh của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Hình 1: Tác động qua lại của đầu tư và khả năng cạnh tranh
Hình 1: Tác động qua lại của đầu tư và khả năng cạnh tranh

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TIẾN QUÝ

  • THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TIẾN QUÝ

    Là phòng chức năng giúp viêc cho hội đồng thành viên và giám đốc công tác tổ chức, công tác cán bộ, công tác quản lí hành chính, công tác đào tạo và sữ dụng nguồn nhân lực, giải quyết các chế dộ chính sách cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, thực hiện công tác lưu trữ và cung cấp các tài liệu cho các phòng ban và các đơn vị có liên quan và các công việc về hành chính khác. Là phòng giúp việc cho hội đồng thành viên và giám đốc Công ty về việc tổ chức chỉ đạo công tác tài chính tín dụng của toàn Công ty theo đúng quy chế tài chính và điều lệ của Công ty, giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty trong công tác thanh toán, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh và chấp hành quy định về tài chính tín dụng của nhà nước và của Công ty. Vốn tự có của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tiến Quý phần lớn là vốn từ lợi nhuận sau khi chia vì vốn điều lệ của Công ty là khá thấp (một tỷ hai trăm triệu đồng) và khi Công ty thành lập Công ty cần rất nhiều kinh phí đầu tư để có thể đi vào hoạt động nên Công ty đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị phục vụ cho thi công.

    Điều này đi ngược với xu hướng hiện nay của các doạnh nghiệp vì dù một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh đến đâu thì vốn tín dụng ngân hàng và các nguồn vốn khác luôn có vai trò quan trọng trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy hai nguồn vốn này luôn cao nhất trong các doanh nghiệp, và các doanh nghiệp luôn tận dụng lợi thế của hai nguồn vốn huy động này để giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty và tạo ra được nhiều lợi nhuận. Do đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản luôn chú trọng tới việc mở rộng quy mô đầu tư thiết bị cả về số lượng và chất lượng, chủng loại để có thể thi công các gói thầu xây dựng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nâng cao giá trị sản lượng và doanh thu. Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tiến Quý cũng vậy, từ khi mới thành lập Công ty luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và máy móc thiết bị, Công ty đã không ngừng mua sắm, tu sửa, đổi mới trang thiết bị máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công cũng như xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, trang bị thêm những thiết bị văn phòng giúp nhân viên có thể làm việc một cách tốt nhất.

    Đối với doanh nghiệp xây dựng, ngoài đầu tư máy móc thiết bị, đầu tư nguồn nhân lực, đầu tư marketing thì để nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty cần phải chú ý đến đầu tư vào một số nội dung khác như: Đầu tư nghiên cứu sản xuất nguyên vật liệu, đầu tư mở rông thị trường, nâng cao chất lượng thi công, đầu tư cho công tác đầu thầu, nghiên cứu dự báo nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đầu tư cho hệ thống mạng lưới thông tin.

    Hình 3:  Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tiến
    Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tiến

    ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH

    GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TIẾN QÚY

    Công ty cần tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, giảm thời gian tác nghiệp, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ, đảm bảo nghiêm ngặt chế độ duy tu bảo dưỡng máy móc, thiết bị, áp dụng chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm đối với quản trị và sử dụng tài sản cố định. Xác định chính xác vốn lưu động ở từng khâu luân chuyển: Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản trị vốn lưu động nhằm: Tiết kiệm vốn lưu động sử dụng trong sản xuất kinh doanh đồng thời thông qua việc xác định vốn lưu động ở từng khâu để nắm được lượng vốn lưu động phải đi vay, tránh ứ đọng, đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động: Tăng cường việc kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng vốn lưu động, thực hiện công việc này thông qua phân tích một số chỉ tiêu như sau: Vòng quay vốn lưu động, sức sinh lợi của vốn lưu động… Trờn cơ sở đú biết được rừ tỡnh hỡnh sử dụng vốn lưu động trong Cụng ty, phỏt hiện những vướng mắc và sửa đổi kịp thời, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

    Công ty phải tiến hành thống kê số lượng lao động hiện có, tính toán xác định xem lượng lao động còn thiếu cho từng lĩnh vực như: Cán bộ quản lý dự án, cán bộ lập kế hoạch, marketing, kỹ sư thiết kế… Từ đó xây dựng kế hoạch tuyển chọn lao động có trình độ đáp ứng được yêu cầu của công việc. Tìm hiểu chủ đầu tư, bên mời thầu, thị trường và các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị và các điều kiện tự nhiên, văn hoá xã hội khu vực thi công… Trên cơ sở đó, Công ty sẽ đề ra các chiến lược và chính sách marketing phù hợp và linh hoạt để phù hợp với tình hình Công ty và thị trường cạnh tranh.