MỤC LỤC
Việc tính đúng tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là tiền đề để tiến hành hạch toán kinh doanh, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sản xuất từng loại sản phẩm, công việc, lao vụ và dịch vụ trong doanh nghiệp. - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, căn cứ vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho phù hợp.
Xác định đối tượng chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lý là cơ sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi sổ tài khoản…. Cũng giống như khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất, việc xác định đối tượng tính giá thành cũng dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, mục đích và yêu cầu quản lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể.
- Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm hoàn chỉnh. Về cơ bản, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm …Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng.
Phương pháp kiểm kê định kì là phương pháp kế toán không phản ánh thường xuyên liên tục tình hình xuất nhập khẩu vật tư, hàng hoá ở các tài khoản hàng tồn kho ( TK 152, 153,156..) các tái khoản này chỉ phản ánh giá trị vật tư hàng hoà tồn kho trong đầu kì và cuối kì, việc nhập hàng trong kì phải được phản ánh vào TK 611 “mua hàng” cuối kì kiểm kê hàng tồn kho. Trong trường hợp này, để tập hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng TK 631 còn TK 154 dùng để phản ánh chi phí sản phẩm dở dang đầu kì và cuối kì.
Để đảm bảo chính xác, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng. Phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp ( nguyên, vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp) mà không tính đến các chi phí khác.
Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương với giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Trong đó Z1, Z2,..Zn là chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm.
Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách khác nhau, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế tạo…Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại.
Đặc trưng cơ bản để phân biệt và định nghĩa được các hình thức tổ chức sổ kế toán khác nhau là ở số lượng cần dùng, ở loại sổ sử dụng, ở nguyên tắc kế cấu các chỉ tiêu dòng, cột của sổ củng như trình tự hạch toán. Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật kí chung là: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật kí, mà trọng tâm là sổ nhật kí chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo quy định khoản kế toán của nghiệp vụ đó sau đó lấy số liệu trên sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Phân tích chi phí sản xuất và các biện pháp phân tích chi phí sản xuất.
Trong quá trình lập kế hoạch và kiểm soát chi phí, những nhà quản trị luôn quan tâm đến sự biến động của các chi phí đơn vị (giá thành đơn vị sản phẩm ). Phân tích chung tình hình thực hiện giá thành là xem xét sự biến động của giá thành đơn vị nhằm đánh giá khái quát được tình hình giá thành của doanh nghiệp.
Công ty TNHH In và SX Bao Bì Thiên Hà thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm khai thác một cách có hiệu quả các nguồn vật tư, nhân lực và tài nguyên của đất nước, đồng thời tiến hành nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng bao bì hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng trong nước. Công ty TNHH In và Sản Xuất Bao Bì Thiên Hà chuyên sản xuất các loại bao bì đóng gói, trong đó chủ yếu là các loại bao bì đóng gói các sản phẩm sinh hoạt hàng ngày theo đơn đặt hàng của các công ty sản xuất các mặt hàng này ví dụ như vỏ bao bột giặt, vỏ bao mì tôm, vỏ bao các loại thực phẩm… và rất nhiều các loại vỏ bao cho rất nhiều các sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.
Hai loại nguên liệu chủ yếu được dùng để tráng màng là nhựa PP và PE(LLDPE, LDPE, HDPE), nhựa taical,… Nhựa được tráng thành các loại màng mỏng với độ dày khác nhau tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm.
Dùng bộ đếm để tính toán chiều dài sản phẩm, nếu cuộn cấp liệu bị hết, tiếp tục nối màng để quá trình diễn ra liên tục cho đến khi đạt được khối lượng yờu cầu. Trong quỏ trỡnh sản xuất, phải theo dừi thường xuyờn sự chuyển động của lớp màng, nếu phát hiện lỗi lập tức dừng máy kiểm tra lại chế độ làm việc của máy và hoạt động của các con lô và trục quay.
- Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, từ yêu cầu quản lý và trình độ quản lý công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Cùng với việc áp dụng chế độ kế toán mới của nhà nước công ty xây dựng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15 của Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính (các loại nhựa, nhựa PP nhựa, nhựa PE, Tâical, nhựa tái sinh, nhựa sủi, nhựa dẻo, Nguyên vật liệu phụ: Mực Offset, bản kẽm (to, nhỏ), thuốc tút bản, cao su in máy, đế bình phim, keo dán các loại, gỗ dán., và chi phí về các loại nguên vật liệu khác (dầu máy, phụ tùng thay thế…) phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Xuất phát từ yêu cầu và trình độ quản lý, xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất kinh doanh và đặc biệt là từ yêu cầu thông tin cho quản trị chi phí bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh nên công ty TNHH In và Sản Xuất Bao Bì Thiên Hà xác định đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm từng công đoạn và thành phẩm ở công đoạn cuối cùng.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, mặc dù còn non trẻ nhưng Thiên Hà đã dần dần đứng vững và tạo được uy tín trong ngành in và sx bao bì, không những là với những đối tác trong nước mà còn là những nhà cung cấp nước ngoài, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, tạo hiệu quả đáng kể cho việc sản xuất kinh doanh và ngày càng tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Nhân viên kế toán chỉ cần thu thập chứng từ kế toán, dựa vào các chứng từ đó để hạch toán các bút toán cần thiết vào máy vi tính, máy sẽ tự động luân chuyển và tổng hợp các thông tin vào các sổ tổng hợp, chi tiết, các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, áp dụng phần mềm kế toán việc lập các sổ và báo cáo không những nhanh mà số liệu giữa các sổ, các báo cáo có sự thống nhất tuyệt đối, nên kế toán không còn phải đối chiếu kiểm tra số liệu giữa các sổ chi tiết với sổ tổng hợp hay với các thông tin trên báo cáo như trong kế toán thủ công.
Với chức năng tính toán, ghi chép, phản ánh, kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm giúp các nhà quản trị doanh nghiệp được tình hình thực hiện kế hoach sản xuất sản phẩm, tình hình chi phí tiêu hao trong từng khâu sản xuất, việc thực hiện các định mức chi phí về vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình lãng phí và thiệt hại xảy ra ở từng khâu trong quá trình sản xuất, nguyên nhân và người chịu trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra…từ đó giúp các nhà quản trị đề xuất ra các biện pháp hữu hiệu để quản lý tốt hơn chi phí sản xuất nhằm thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ gía thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Hơn nữa, việc lập bảng kê chi phí sản xuất sẽ giúp giám đốc công ty đánh gía tổng quát hơn về tình hình sản xuất sản phẩm của từng đơn đặt hàng theo khoản mục chi phí cụ thể, qua đó có thể tiến hành so sánh một cách dễ dàng về chi phí sản xuất, gía thành sản phẩm, từ đó so sánh được hiệu quả của từng loại đơn đặt hàng.