MỤC LỤC
Khái niệm vùng nguyên liệu: là một hình thức biểu hiện cụ thể của chuyên môn hoá theo vùng, là kết quả của sự tập trung hoá sản xuất một hoặc một số loại nông sản phẩm trong một phạm vi không gian nhất định với điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội thuận lợi nhất, nhằm thu được khối lượng sản phẩm lớn nhất trên một đơn vị diện tích với chi phí sản xuất nhỏ nhất tạo ra các đơn vị sản phẩm làm nguyên liệu cho hoạt động chế biến hoặc xuất khẩu. - Ý nghĩa việc hình thành vùng nguyên liệu mía: Trong tình hình nhiều công ty mía đường khan hiếm về mía nguyên liệu, công ty nào mạnh đưa ra giá mua mía cao thì người nông dân sẽ bán cho công ty đó, các công ty khác sẽ không mua được mía, thiếu nguyên liệu cho sản xuất ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
Khan hiếm không chỉ nổi lên ở Đồng Bằng Sông Cửu Long mà còn ở nhiều Công ty khác, Công ty cổ phần mía đường La Ngà sẽ thu mua mía với mức giá cao hơn năm ngoái 150.000 đồng/tấn (giá mía năm 2008 là 280.000 đồng/tấn), ngoài nguyên nhân thiếu nguyên liệu thì Công ty cũng bảo đảm cho người trồng mía có thu nhập ổn định, tránh tình trạng ngày càng nhiều người trồng mía chuyển sang trồng các loại cây trồng khác. Với năng suất bình quân gần 60 tấn mía cây/ha, tổng sản lượng mía thu hoạch hàng năm đạt gần 2 triệu tấn mía đã đáp ứng nguyên liệu cho Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn khoảng 115%.
Hiệp hội mía đường Lam Sơn, một mô hình kinh tế hợp tác mới liên kết giữa nông nghiệp gắn với công nghiệp, liên kết các thành phần kinh tế, tạo ra một mô hình liên minh Công – Nông – Trí thức, làm sống dậy cả một vùng đất trống đồi trọc hoang hoá, hình thành một vùng mía rộng, xanh tươi trù phú trên phạm vi 97 xã, 4 nông trường thuộc 9 huyện phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá. + Phó tổng giám đốc thường trực: giúp Tổng giám đốc giải quyết các công việc có tính chất thường xuyên của Công ty; giải quyết các công việc của Tổng giám đốc theo uỷ quyền; trưởng ban điều hành dự án mía công nghệ cao, dự án chăn nuôi và phát triển bò sữa, chương trình công nghiệp hoá Nông nghiệp nông thôn, Trưởng ban phòng chống bão lụt, Đại diện phàn vốn của Công ty TNHH lâm sản Sao Vàng. - Thực hiện đánh giá lại bộ máy quản trị nhân sự, rà soát lại đội ngũ cán bộ quản lý từ phòng ban đến các đơn vị cũng được Công ty chú ý nhằm xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản trị và điều hành phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty , gắn với tinh giảm bộ máy, sắp xếp lại các phong ban đơn vị sản xuất đảm bảo thông suốt hiệu lực mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Chuẩn hóa và hoàn thiện các quy trình quản lý nội bộ, quy định, hướng dẫn rừ việc thực hiện từng chức năng, nhiệm vụ, của cỏc phũng ban, đơn vị sản xuất, các cá nhân đã giúp cho mỗi cán bộ công nhân viên chức ý thức được vai trò của mình trong hoạt động chung, luôn phát huy những năng lực, sáng tạo trong công việc Mọi người trong công ty đều chấp hành tốt các nguyên tắc, quy định của công ty đề ra một cách nghiêm túc và đầy đủ.
Để phục vụ quá trình nghiên cứu tôi tiến hành thu thập một số tài liệu về sản lượng mía, diện tích thực trồng, tình hình đầu tư được công bố ở các báo cáo tổng kết qua các vụ mía giai đoạn 2005 – 2008, cùng các số liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong báo cáo tổng kết kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm 2006 – 2008. Ngoài ra còn thu thập số liệu về đặc điểm Công ty, các giai đoạn phát triển, tìm hiểu thêm về đặc điểm của cây mía cũng như vùng nguyên liệu mía qua sách báo,tạp trí, Website. Sau khi hoàn thành tập phiếu điều tra, chúng tôi điều tra thử một số hộ và điều chỉnh phiếu điều tra cho hợp với thực tế của đề tài và bắt tay vào điều tra 100 hộ theo phiếu điều tra.
Sử dụng các chỉ tiêu về số tương đối, số bình quân để tính toán cho các tiêu thức cần nghiên cứu như sản lượng mía, trữ lượng đường, tỷ lệ mía loại… các khoản đầu tư trồng mía nguyên liệu.
Một trong những chính sách làm cho mối liên kết ngày thêm vững chắc là đầu tư cho người nông dân trồng mía, thông qua việc xây dựng các trạm nguyên liệu ở các vùng nguyên liệu và triển khai hoạt động cho các trạm một cách khoa học nhằm đảm bảo lợi ích giữa người nông dân trồng mía với Công ty. Theo nguyên tắc của Công ty nếu hộ trồng mía có diện tích canh tác từ 2 ha trở lên thì mới được trực tiếp ký hợp đồng với Công ty còn các hộ có diện tích dưới 2 ha thì sẽ có một chủ hợp đồng đứng ra đại diện cho các hộ đó ký hợp đồng với Công ty bằng số diện tích gom lại của các hộ đú. Các Nông trường không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, đến năm 1990 các Nông trường tiến hành phân chia ruộng đất cho công nhân của Nông trường nhằm tạo ra hiệu qủa cao hơn.Dưới đây là sơ đồ thể hiện mối liên kết giữa Công ty với công nhân thông qua các Nông trường quốc doanh.
Nguồn: Xí nghiệp nguyên liệu – Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn Hiện nay vùng nguyên liệu mía của Công ty có 4 Nông trường: Nông trường Sao Vàng, Lam Sơn, Sông Âm và Nông trường Thống Nhất.Công ty liên kết với công nhân trồng mía thông qua Nông trường, nhận ký hợp đồng đầu tư và thu mua mía cho công nhân.
Mức đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất mía của Công ty chưa được kịp thời nhưng nhìn chung nó đang có xu hướng đáp ứng ngày một tốt hơn cho sản xuất mía, nhằm thực hiện chương trình thâm canh nâng cao năng suất. Qua đó một mặt giúp ổn định vùng nguyên liệu đảm bảo đủ lượng nguyên liệu liên tục phục vụ cho 2 nhà máy hoạt động sản xuất. Đồng thời tạo ra sự tin tưởng đối với người dân, giúp các hộ trồng mía tiến hành ký kết hợp đồng với Công ty, đây chính là bàn đạp để Công ty tăng diện tích, sản lượng nguyên liệu mía.
Hai vụ kế tiếp theo mới đáp ứng được nhu cầu về vốn lần lượt là 76,72% và 77,76% cho dù số lượng vốn đầu tư Công ty bỏ ra liên tục tăng, cho thấy được nhu cầu về vốn cho sản xuất mía là rất lớn và Công ty cần phải đầu tư nhiều hơn.
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn luông có nhận thức đúng và coi trọng mối quan hệ phân phối lợi ích, đây vừa là mục đích vừa là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển bền vững, vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của những thành tựu to lớn mà LASUCO và vùng mía Lam Sơn đã đạt được trong qua trình phát triển. Đường xá giao thông, trường học cao tầng, nhà kiên cố, phương tiện đi lại, nghe nhìn tốc độ tăng khá nhanh (5 năm qua Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã bỏ ra gần 40 tỷ đồng đầu tư hỗ trợ các địa phương làm mới, nâng cấp đường giao thông, xây dựng trụ sở, trường học cao tầng … Bộ mặt nông thôn được đổi mới, an ninh trật tự xã hội được ổn định …. Quan tâm đầu tư đích đáng cho vùng sản xuất nguyên liệu đồng thời tăng cường mối liên doanh liên kết chặt chẽ giữa Công ty và người dân trồng mía trong vùng để đảm bảo nguồn nguyên liệu đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu chất lượng cho sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của Công ty.
Hỗ trợ vồn đầu tư cho trồng mía, hỗ trợ ban đầu và hỗ trợ mở rộng vùng nguyên liệu, ứng trước giống, vật tư sản xuất, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để người trồng mía có khả năng thâm canh mía…có những cam kết nhất định với người trồng mía, qua đó tạo niềm tin cho các hộ trồng mía, khiến họ yên tâm trồng mía và thực hiện đúng như cam kết hợp đồng. Trước tình hình đó, để bảo vệ lợi ích của người trồng mía, làm cho họ yên tâm khi chuyển đổi cây trồng, đầu tư trồng mía, Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn cần có tiến hành thực hiện các chương trình tín dụng vi mô và bảo hiểm giúp nông dân phòng ngừa rủi ro như các chính sách bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm cây mía cho các hộ trồng mía. Với vai trò là tổ chức liên kết kinh tế, đại diện cho những người trồng mía, Công ty và ngân hàng thương mại, hiệp hội cần đẩy mạnh các hoạt động nhằm hài hoà lợi ích giữa các bên thông qua việc tham gia xây dựng các chính sách phát triển vùng mía, quyết định đến giá cả và các hình thức hỗ trợ giá mua mía, thông qua việc giám sát đánh giá chất lượng.