Đặc điểm và quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

MỤC LỤC

Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Do doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi sự với nguồn vốn ít ỏi bằng nguồn vốn hạn hẹp của mình, sự tài trợ bên ngoài rất hạn chế, do dễ khởi sự bằng nguồn vốn ít ỏi nên doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ được đông đảo cá nhân tham gia hoạt động, qua đó thu hút được vốn trong dân vào sản xuất kinh doanh. Ước tính với trên 400.000 doanh nghiệp công nghiệp ở mọi thành phần kinh tế đã thu hút khoảng 25.000 tỷ đồng chưa kể phần thu hút hàng ngàn tỷ đồng nhàn rỗi khác phục vụ cho nhu cầu ngắn hạn về vốn của doanh nghiệp. Sự có mặt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế có tác dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn kinh doanh có hiệu quả, làm đại lý vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn giúp tiêu thụ hàng hoá, cung cấp nguyên liệu đầu vào.

Việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành thị cũng như ở nông thôn là phương hướng cơ bản nhằm tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và đa dạng hoá thu nhập của dân cư, kết quả điều tra cho thấy, thu nhập của dân cư vùng có các doanh nghiệp phát triển gấp 4 lần thu nhập của các vùng thuần nông. Kết quả khảo sát ở một số địa phương cũng cho kết quả tương tự, thu nhập trung bình của người lao động trong các doanh nghiệp bình quân khoảng 200-300 ngàn đồng/tháng gấp 2-3 lần thu nhập của 1 hộ nông dân. Điều không kém phần quan trọng là thu nhập dân cư được đa dạng vừa có ý nghĩa nâng cao mức sống dân cư vừa làm cho cuộc sống giảm bớt rủi ro hơn nhất là những vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai.

- Cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi: Các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng, các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp và củng cố lại, kinh doanh có hiệu quả để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Chủ trương chính sách của nhà nước về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Do doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phát triển ở khắp nơi, trên mọi vùng đất nước lấp vào khoảng trống và thiếu vắng của doanh nghiệp lớn, tạo nên sự phát triển cân bằng giữa các vùng và là chiến lược kinh tế quan trọng. Do các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô nhỏ, vốn ít nên cũng có những bất lợi khó khăn trong việc đầu tư công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ đòi hỏi vốn lớn, từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động, chất lượng hiệu quả, hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong khi đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được cơ quan nhà nước quản lý đích thực mà chỉ thực hiện cấp giấy phép kinh doanh và thực hiện chức năng rất hạn chế đó là thu thuế, kiểm tra về ô nhiễm môi trường.

Nhu cầu bức xúc hiện nay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là cần có tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp này đồng thời, có điều kiện hỗ trợ nhau trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm kinh doanh, cung cấp thông tin, hỗ trợ nhau về vốn, công nghệ, các tổ chức này có thể thành lập dưới dạng các hội nghề nghiệp, hiệp hội các câu lạc bộ. Chính sách đầu tư đổi mới theo hướng khuyến khích mọi nỗ lực đầu tư phát triển vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh cần lấy lại thế cân bằng giữa đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích công dân Việt Nam có vốn, có kiến thức đứng ra kinh doanh. - Đổi mới chính sách tài chính tiền tệ: chính sách chống độc quyền kinh doanh ngân hàng, giảm mức dự trữ bắt buộc nhà nước nên điều tiết lãi suất bằng phương pháp thị trường mở, và dự trữ bắt buộc điều chỉnh lãi suất một cách linh hoạt, sát với cân bằng cung cầu vốn trên thị trường.

Để hỗ trợ vốn có hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần thiết phải đổi mới chính sách vốn đối với các doanh nghiệp này theo hướng: ưu đãi lãi suất và khuyến khích thành lập tập trung hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

LIÊN HỆ VẬN DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI

Thực trạng hợp tác xã công nghiệp của Hà Nội

- Cải cách thuế định thu, kiểm tra thuế theo hướng có sự độc lập giữa các bộ phận này, có thể kiểm tra lẫn nhau. * Chính sách thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: cần đổi mới theo hướng mỏ rộng đối tượng được ưu đãi thuế, tăng mức độ ưu đãi. - Mở rộng đối tượng ưu đãi: Đến nay, trong các chính sách thuế của nhà nước, loại đối tượng được ưu đãi về thuế không nhiều, có các doanh nghiệp thành lập sau năm 1993, các doanh nghiệp ở vùng núi, hải đảo.

Chỉ miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 1-2 năm trong khi các nước khác 4- 5 năm. Do đó để các doanh nghiệp có tích luỹ ban đầu cho sản xuất, đứng vững thì phải tăng ưu đãi thuế lên 3-5 năm. Miễn cho doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, miễn cho khâu chi phí đào tạo công nhân.

- Có hình thức ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, huy động nhiều vốn.

Những giải pháp áp dụng để phát triển hợp tác xã công nghiệp - TTCN

Thực tế cho thấy HTX Song Long (quận Hoàn Kiếm) là một ví dụ điển hình, ngay sau khi chuyển đổi, Song Long đã mạnh dạn đầu tư huy động xã viên đóng góp đầu tư hơn 20 tỷ đồng cho nhà xưởng, và mua sắm thiết bị hiện đại để sản xuất đồ nhựa gia dụng như sô, chậu, bàn ghế nhựa. Ở Hà Nội hiện nay còn một số HTX rơi vào tình trạng có khả năng sản xuất nhưng lại có nhiều vướng mắc giữa HTX và địa phương do trước đây chưa hợp thức hoá. Bên cạnh đó còn có tới hơn 60 HTX không có điều kiện chuyển đổi do mâu thuẫn nội bộ, hoặc tranh chấp đất đai, nhà xưởng hoặc do 2-3 năm liền không đảm bảo doanh thu, không trả được nợ.

- Khuyến khích nhân dân đăng ký bằng cách xoá bỏ những trở ngại lớn về tài chính đang kìm hãm việc đăng ký đất và các công trình xây dựng, cụ thể là phí và thuế vượt quá 25% giá trị tài sản. - Quy định cỏc thủ tục rừ ràng, đơn giản và cụng bằng để giải quyết cỏc vụ tranh chấp kiện tụng nhằm giải quyết những vấn đề quyền sở hữu và quyền sử dụng. Trong đó 150 lao động được nhận từ trường lao động thương binh xã hội, sau đó đầu tư 10 triệu cho các em học việc, giúp các em thu nhập trung bình từ 400 đến 500 nghìn đồng/người/tháng.

Năm 1999 cả nước chỉ có thêm 150 suất học/1600 HTX thêm vào đó, trong nhiều HTX còn ý thức rất kém việc đào tạo nguồn nhân lực thì một vài trung tâm, với chức năng làm đầu mối cho việc hỗ trợ đào tạo (theo các chương trình dự án) lại yêu cầu doanh nghiệp đóng góp với giá không hỗ trợ chút nào.

MỘT VÀI VẤN ĐỀ CẦN ĐẶT RA

Sớm ban hành một văn bản chính sách pháp luật cấp cao để hỗ trợ sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Đầu tư cho trung tâm dạy nghề hiện có ở các địa phương, xây dựng các trung tâm mới, đáp ứng với nhu cầu đào tạo nghề hiện nay. - Sử dụng quỹ đào tạo lại cho cả việc đào tạo nghề ở các doanh nghiệp. - Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo, trích một phần thuế trong nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp giữ lại làm quỹ đào tạo.

Giảm phần chi phí đào tạo trong tổng thu nhập chịu thuế cho các doanh nghiệp.

Cần thành lập hoặc chỉ định càng sớm càng tốt một số cơ quan quản lý

- Cơ quan phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tạo ra phương tiện hiệu quả để các doanh nghiệp tiếp xúc với nhà hoạch định chính sách của Chính phủ ở các cấp về tất cả những vấn đề mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đương đầu và phải có trách nhiệm đảm bảo liên tục đưa ra các chính sách và pháp luật về doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Phối hợp và công tác với các cán bộ và các cơ quan có thẩm quyền liên quan về chính sách, cơ chế phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Phối hợp với các tổ chức chính phủ có liên quan như VCCI (VICOOPSME UAIC và các tổ chức khác để tổ chức chương trình cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các kế hoạch tài trợ cho các chương trình này.

- Soạn thảo báo cáo hàng năm cho Chính phủ về sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm vừa qua với các số liệu thống kê cần thiết, những thành công và những thất bại nổi bật của chính sách, cũng như vấn đề trở ngại đối với sự phát triển của các doanh nghiệp và những kiến nghị để khắc phục chúng. - Cam kết thực hiện những nhiệm vụ phối hợp và góp ý về chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Chính phủ giao Chính phủ sẽ quyết định chi tiết nhiệm vụ, trách nhiệm và tổ chức của cơ quan phòng/ uỷ ban/ hoặc tổ chức phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ phải có trình độ chuyên môn tốt, đặc biệt là kiến thức phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước và thế giới.

Và sự hiểu biết rừ ràng về vai trũ của cỏc doanh nghiệp trong nền kinh tế và cam kết hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.