Hình tượng người chiến sĩ và mối quan hệ đặc biệt với nhân dân trong thơ Thanh Thảo

MỤC LỤC

Hình tượng nhân dân trong thơ Thanh Thảo

Nhân dân những tập thể vô danh nhưng tiết nghĩa anh hùng

Trong cảm nhận của nhà thơ, những người dân ấp, dân lân ấy chính là những người khai phá đầu tiên, những đứa con của mặt trời nhiệt đới đã đốt lên hàng nghìn ngọn lửa vì lòng căm thù giặc và lòng mến nghĩa.Với những câu thơ đầy chi tiết bộn bề, sự ưu việt của thể trường ca, Thanh Thảo có thể tái hiện được cuộc đời của họ theo chiều dài lịch sử mà không rơi vào kể lể, khô khan. Táo bạo trong cách so sánh, liên tưởng, hình ảnh lửa, nước rực cháy, trái tim dòng sông bốc cháy của Thanh Thảo mới đọc tưởng như vô lý nhưng giàu tính biểu tượng, đọc kỹ lại thấy phù hợp, đậm tô thêm vẻ đẹp kiên cường bất khuất của người du kích Ba Tơ và khát vọng tự do mãnh liệt không sức mạnh nào dập tắt nổi của nhân dân. Xây dựng hình ảnh người mẹ như là biểu tượng của nhân dân - một biểu tượng vừa gần gũi, thân thương, vừa biết bao kỳ vĩ - đó là tài năng và sâu xa hơn là tình cảm gắn bó máu thịt, là tình yêu thiết tha, sâu sắc của Thanh Thảo đối với quê hương, đất nước.

Sức bền của đất chính là sức bền của nhân dân.Từ những gì vô danh giản dị và rộng lớn bao la đến những gì cao cả vĩ đại nhất đều thuộc về đất đai Trong lòng mẹ đất có truyền thống dựng nước, giữ nước bất khuất, có sự thuỷ chung, nhân hậu, nghĩa tình không bao giờ vơi cạn nâng niu, nuôi nấng ý chí, khát vọng của mỗi người. Có thể nói, đến Thanh Thảo qua hình tượng đất “ cái điệu thơ thâm trầm, cái nhịp hành khúc ngầm của hiện thực đã được thể hiện với một nghệ thuật khá điêu luyện" [I.13] Sự trầm tĩnh trong giọng điệu kết hợp cách khai thác cảm xúc đến tận cùng nhằm đẩy nhanh tứ thơ qua hình tượng khái quát giàu chất suy tư triết lí đã tạo nên vẻ đẹp riêng trong cảm nhận của nhà thơ về nhân dân. Với quan niệm "Hình thức chính là sự biểu hiện nghệ thuật riêng biệt của từng nghệ sĩ", thì việc xây dựng thành công những hình tượng thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu xa bằng cảm xúc trữ tình mãnh liệt và khả năng tổng hợp khái quát cao đã là một sự sáng tạo độc đáo của Thanh Thảo.

Hình tượng người chiến sĩ và mối quan hệ độc đáo giữa hình tượng nhân dân và chiến sĩ trong thơ Thanh Thảo

Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị đời thường

Như một người hoạ sĩ bậc thầy khi tạc hoạ bức chân dung của người lính Trường Sơn, Thanh Thảo chỉ nhẹ đưa vài nét cọ mà hình ảnh những chàng trai chân đất, những con người đẹp nhất, những Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi đã hiện lên thật sống động với vẻ đẹp “thô sơ’’ của một thế hệ xoay trần đánh giặc mộc mạc giản đơn như cuộc đời bình dị của họ. Và con tàu đưa các anh đi với những hiệu còi dài rung hết cỡ dài như muốn đứt hơi đã trở thành lời tuyên bố dứt khoát bước vào cuộc chiến đấu cho cả một thế hệ rồi đây thức nhiều hơn ngủ, xoay trần đào công sự, xoay trần trong ý nghĩ .Cái chất trẻ đầy sức sống như chồi như nụ của người lính lại được khẳng định trong những vần thơ thâm trầm suy tư. Đó là hiện thực Trường Sơn chân thực, sống động với cảnh tượng hàng ngàn cây khô chết cháy, cảnh Bom ở khắp nơi, bom rơi khắp đất (Nguyễn Đức Mậu ) cảnh Một tháng vã hành quân, hai chân phồng rộp cả (Hữu thỉnh), cảnh mưa rừng xối xả, mùa khô, mùa đói, mùa giặc nối mùa.

Từ chuyện anh chiến sĩ gặp cây xấu hổ bên đường hành quân, chuyện anh chiến sĩ mải mê lắng nghe tiếng chim kể chuyện trên đồi chốt, chuyện bầu trời vuông qua một mái tăng ở các nhà thơ lớp trước đến Thanh Thảo là chuyện các anh lính trẻ tắm trần, hồn nhiên giữa những giờ nghỉ dọc đường hành quân…tất cả đều thành thơ.

Đời sống nội tâm phong phú, sinh động và giàu cá tính

Chính tình yêu và niềm tin ấy đã an ủi, chia sẻ được với người chiến sĩ, giúp họ đứng vững trước những thử thách khốc liệt của cuộc chiến, sống đẹp, xứng đáng với một thời đại bi tráng và hào hùng đã sản sinh ra họ - một thế hệ mang theo những phẩm chất, những hoài bão không dễ gì đat tới, không dễ gì lặp lại. Tuy nhiên, sáng tạo mới mẻ của Thanh Thảo về người chiến sĩ lại tập trung ở chỗ Thanh Thảo xây dựng được diện mạo bức chân dung tinh thần của những người lính cùng thế hệ trong vô vàn các mối quan hệ với tổ quốc, nhân dân bằng giọng thơ sâu sắc, đầy trải nghiệm. Đặt cuộc đời đang ở độ thanh xuân của những lớp tuổi 20, 30 bên cạnh cuộc đời chiếc áo bạc màu, ngắn nhanh rồi rách ta càng thấm thía hơn nỗi đau của chiến tranh và thấm thía hơn ý thức trách nhiệm cao cả của người lính trước vận mệnh lịch sử của dân tộc.

(Một người lính nói về thế hệ mình) Những câu thơ trên thấm đượm tâm trạng thể hiện một cái nhìn sâu sắc hiện thực phức tạp của tâm hồn song vẫn giữ được niềm tin trong sáng, lạc quan của lí tưởng và sự trải nghiệm cùng những suy nghĩ đầy trách nhiệm trước sự dấn thân chọn lựa của nhân vật trữ tình. Qua những lời tuyên thệ của nhân vật trữ tình này, người đọc nhận thấy rằng đóng góp của thơ Thanh Thảo không nằm ở chỗ đưa vào thơ chất chính luận, nâng thơ lên tầm khái quát mà ở chỗ tầm khái quát, chất chính luận ấy được đúc kết thông qua tâm trạng sinh động của một lớp người với mọi suy nghĩ, cảm xúc, vui buồn. Đây chính là hình ảnh biểu tượng "thô sơ mà hực sáng", mang chiều sâu suy nghĩ và chất triết luận lấp lánh khi người lính viết về thế hệ mình .Điều đó càng chứng tỏ trong tư duy nghệ thuật của nhà thơ, sự tưởng tượng một cách sáng tạo đã là động lực của quá trình xây dựng hình tượng và các cách biểu trưng làm cho hình tượng càng cụ thể và giầu ý nghĩa.

Mối quan hệ độc đáo giữa hình tượng nhân dân và người chiến sĩ trong thơ Thanh Thảo

Khuynh hướng này đã tạo nên những hình ảnh nhân dân và tổ quốc có sức khái quát cao, những mô típ quen thuộc :Tình yêu đẹp nhất là tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống của con người có ý nghĩa nhất khi hoà mình vào trong dòng thác của nhân dân. (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) Với năng lực suy nghĩ dồi dào, khả năng tưởng tượng phong phú, đặc biệt là sở thích dùng những hình ảnh thơ đẹp, trau chuốt và cách sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh quen thuộc, Chế Lan Viên đã cụ thể hóa vai trò của nhân dân với cá nhân. Không xa rời với khuynh hướng thơ ca chung của dân tộc trong giai đoạn ác liệt, Thanh Thảo cũng nói về mối quan hệ có tính chất qui luật ấy bằng giọng thơ thâm trầm, bình dị nhưng cũng không kém chất trí tuệ.Con người không thể tách khỏi nhân dân, chỉ khi nào sống cùng nhân dân thì.

Đến trường ca Những người đi tới biển bằng giọng thơ suy tư trầm lắng trăn trở, đầy chiêm nghiệm, vẫn lấy trữ tình làm âm điệu chủ yếu, người lính hiện lên có một đời sống nội tâm phong phú đặc biệt là sự trưởng thành trong ý thức về thế hệ, về Tổ quốc.

Phần kết luận

    Điều đặc biệt hơn cả là trong hành trình tìm về với biển nhân dân rộng lớn, theo chiều dài của thời gian, nhà thơ không chỉ chiêm nghiệm được những tầm cao của nhân dân mà còn thấy được vị trí của thế hệ mình trong tiến trình gian khổ ấy. Nhân dân còn là những con người đã đang ngày đêm bám trụ giữ làng, không quản ngại mưa bom bão đạn và âm mưu chia cắt của kẻ thù, giành giật với địch từng tấc đất làm nên "gương mặt địa hình". Hướng tìm tòi đổi mới của ngòi bút Thanh Thảo không chỉ dừng ở chỗ nhà thơ nhìn nhận nhân dân trong chiều dài lịch sử mà còn ở chỗ nhà thơ Thanh Thảo ý thức được mối quan hệ khăng khít không thể tách rời giữa người chiến sĩ và nhân dân.

    Tính triết luận đậm đà, giọng điệu trầm tư sâu lắng, các tác phẩm của Thanh Thảo đã làm nổi bật những cảm nhận sâu xa, hàm súc về lịch sử, nhân dân, đất nước, làm nên giọng trầm riêng cho thơ Thanh Thảo.