MỤC LỤC
Trong nền kinh tế thị trường, việc xác định giá của sản phẩm chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau như chi phí cho sản phẩm, nhu cầu thị trường về sản phẩm, mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, các quy định của chính phủ về luật pháp và thuế quan, cách tiếp thị và bán sản phẩm.v.v.Không hẳn với một loại sản phẩm cùng loại, sản phẩm nào có giá thấp hơn sẽ có tính cạnh tranh cao hơn. Để có thể cạnh tranh được trên những thị trường lớn như EU, Mỹ và Nhật Bản, các mặt hàng thực phẩm vừa phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vừa phải thỏa mãn các yêu cầu liên quan đến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như dư lượng kháng sinh và chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm, các quy định về bảo vệ môi trường, các điều kiện tiêu chuẩn đối với cơ sở chế biến xuất khẩu.v.v.Một sản phẩm xuất khẩu đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường chắc chắn sẽ có được cảm tình cao hơn của nước nhập khẩu và người tiêu dùng, và từ đó cũng sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn.
Trong cạnh tranh, giá cả được sử dụng như một công cụ cạnh tranh hữu hiệu thông qua những chính sách định giá bán, như: Chính sách định giá thấp, chính sách định giá cao, chính sách ổn định giá, chính sách định giá theo thị trường, chính sách giá phân biệt, chính sách bán phá giá. Thông thường kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được chia thành: A là kênh trực tiếp ngắn, từ doanh nghiệp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, B là kênh trực tiếp dài ( từ DN tới người bán lẻ, sau đó đến tay người tiêu dùng), C là kênh gián tiếp ngắn ( từ DN tới các đại lý, tiếp đó phân tới các người bán lẻ và sau cùng đến tay người tiêu dùng).
Trong quá trình gia nhập WTO, chính phủ Trung Quốc đã phát triển khuôn khổ pháp lý và sửa đổi các luật lệ, quy định; dỡ bỏ các hạn chế về số lượng đối với hàng xuất khẩu và nhập khẩu; mở rộng quyền trao đổi ngoại thương từ hệ thống phê duyệt đến đăng ký..Bên cạnh đó, chính phủ tiếp tục thực hiện điều chỉnh chính sách nông nghiệp theo hướng thúc đẩy hình thành hệ thống thông tin thị trường, hệ thống tiêu chuẩn, an ninh và chất lượng, điều chỉnh các chính sách bảo hộ và hỗ trợ cho nông nghiệp đang áp dụng cho phù hợp với quy định của WTO, tái cấu trúc nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp. Ấn Độ có truyền thống trồng chè lâu đời với những giống chè cho năng suất cao và kỹ thuật canh tác hiệu quả như kỹ thuật trồng chè ô vuông, cây bóng mát, cây phân xanh…Đồng thời Ấn Độ còn tập trung cho phát triển khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và đã sử dụng rất nhiều công nghệ hiện đại như: máy sấy Sirocco, máy vò Đavidson….Sắp tới, Ấn Độ dự kiến thiết lập một cơ sở dữ liệu địa lý phán đoán từ xa trên diện tích đất không trồng chè, bên cạnh việc trồng cây xem kẽ như các giống cây ngoại lai, gia vị….Trong thời gian vừa qua, Ấn Độ đã đầu tư xây dựng những vùng trồng chè hữu cơ, chè sạch và an toàn nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế.
Theo ông Nguyễn Kim Phong, chủ tịch Hiệp hội chè Việt nam có trụ sở tại Hà Nội, cho biết hiện nay có khoảng 6 triệu dân sông trong vùng chè và số người sản xuất chè và tham gia những lĩnh vực liên quan cũng tới 2 triệu người, và con số này đang có xu hướng ngày càng tăng khi mà các nhà máy, xí nghiệp nhỏ lẻ sản xuất chè đang gia tăng ngày càng nhiều. Để có được những thành công đáng kể như thế thì hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu chè nói riêng đã có đóng góp rất lớn trong việc mở rộng hơn, tạo mối quan hệ bền chặt hơn với các nước và các tổ chức khác nhau trên thế giới.
Ngay sau khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực, Mỹ đã mở cửa thị trường Mỹ cho hàng xuất khẩu Việt Nam như: giảm thuế suất trung bình đối với nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ giúp cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt được mức tăng trưởng vượt bậc chỉ đúng một năm sau khi có Hiệp định thương mại. Như vậy, kể từ ngày hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (12/7/1995) cho đến nay, quan hệ kinh tế nói chung và thương mại nói riêng giữa hai nước ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, thể hiện qua KNXK ngày càng tăng, và một loạt những Hiệp định sau Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết, như: Hiệp định Dệt may (2003), Hiệp định Hàng không (2003), Thư Thỏa thuận về Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam.v.v.Với những tiềm năng lớn và sự thuận lợi trong quan hệ thương mại như vậy, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã và đang trở thành mục tiêu và mối quan tâm của các đơn vị, tổ chức của Việt Nam.
Cuối cùng, tham gia Tổ chức thương mại thế giới WTO còn đem lại cơ hội hợp tác và học tập kinh nghiệm cho Việt Nam từ nhiều nước trên thế giới về các mặt như: kinh nghiệm quản lý, khoa học công nghệ hiện đại, cách thức nâng cao chất lượng sản phẩm, cách thức tận dụng tối đa lợi thế so sánh của đất nước mình.v.v. Những yếu kém về chất lượng này chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam không có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ, một thị trường mà mặt hàng chè xuất khẩu được coi là khó nhập khẩu và chất lượng bị kiểm soát chặt chẽ bởi Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA).
Luật này không cho phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ bất kỳ sản phẩm nào nếu sản phẩm đó (1) được sản xuất, chế biến hay đóng gói trong những điều kiện không vệ sinh; (2) bị cấm hay hạn chế bán ở nước mà sản phẩm đó được sản xuất hay xuất khẩu; (3) chưa được chấp nhận là một loại thuốc mới; hoặc (4) bị pha trộn hoặc dán nhãn sai. Chính sách thương mại quốc tế của Mỹ được xây dựng trên hệ thống luật pháp tương đối phức tạp của toàn liên bang Mỹ và các nguyên tắc của các tổ chức quốc tế như WTO, WB, IMF….Ngược lại với mô hình kiểm soát chặt chẽ đối với hàng nông sản của EU, Mỹ thực hiện chính sách tự do hóa thương mại đối với mặt hàng này. - Quy định về chất lượng hàng hóa (ISO 9000): đây không phải là quy đinh bắt buộc đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vào Mỹ, tuy nhiên những hàng hóa đáp ứng được những tiêu chuẩn trong quy định này sẽ được các cơ quan thương mại Mỹ và người tiêu dùng Mỹ tín nhiệm hơn, từ đó có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường.
Ngoài các tiêu chuẩn tối thiểu như thời hạn giao hàng nhanh, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quy định, khối lượng lớn và khả năng cung cấp ổn định, đó còn là các yêu cầu đặc biệt liên quan đến chất lượng quản lý và quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn về môi trường và quyền của người lao động.v.v…Đặc biệt đối với những sản phẩm là thực phẩm và đồ uống mức độ kiểm soát của Chính phủ Mỹ còn nghiêm ngặt hơn, nhằm mục đích bảo vệ cho người tiêu dùng Mỹ.
Bên cạnh đó, theo Luật chống khủng bố sinh học mới ban hành, những cơ sỏ sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm dành cho người và gia súc, trong đó có chè, nếu muốn xuất khẩu vào Mỹ thì phải đăng ký với cơ quan FDA trước ngày 31/12/2003. Tóm lại, hệ thống kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng trên của Mỹ chính là một trong những rào cản làm cho sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam khó xâm nhập vào thị trường Mỹ trong thời gian qua dù biết rằng đây là một thị trường lớn và đầy tiềm năng.