MỤC LỤC
Khái niệm: Phân phối là toàn công việc để đưa một sản phẩm dịch vụ từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng có nhu cầu, bảo đảm về chất lượng, thời gian, số lượng, chủng loại, mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng…mà người tiêu dùng mong muốn. - Ưu điểm:do quan hệ mua bán giữa người sản xuất và người tiêu dùng không phải qua khâu trung nên đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, gắn bó nhà sản xuất với người tiêu dùng, thông tin thị trương nhanh, chính xác, không phải phân chia lợi nhuận với khâu trung gian.
Nhiệm vụ của quảng cáo thông tin là: thông báo cho thị trường về sản phẩm mới hay ứng dụng mới của hàng hoá hiện có, thông báo cho thị trường về thay đổi giá, giải thích cho khách về nguyên tắc hoạt động của hàng hoá, mô tả dịch vụ, giải thích về những quan điểm không đúng hay reo rắc sự sợ hãi cho người tiêu dùng, hình thành hình ảnh của doanh nghiệp. Đây là một hình thức tiếp cận mà các doanh nghiệp sử dụng rất phổ biến, các doanh nghiệp sử dụng Marketing trực tiếp bằng thư, điện thoại, qua mạng internet và các công cụ liên lạc gián tiếp khác để thông tin một cách trực tiếp nhất cho khách hàng hoặc yêu cầu họ phản ứng đáp lại tại bất kỳ một địa điểm nào.
Môi trường chính trị và pháp luật ổn định sẽ cho phép các doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển cũng như việc đưa ra các phương pháp, chiến lược kinh doanh và mở rộng mạng lưới tiêu thụ để có hiệu quả cao nhất. Môi trường văn hoá xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi mua sắm của khách hàng, thể hiện qua các tham số ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ sản phẩm như: Dân số, thu nhập của dân cư, công ăn việc làm và vấn đề phát triển việc làm.
Kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến các yếu tố cạnh tranh, bởi vì cạnh tranh có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng khai thác cơ hội kinh doanh. - Hoạt động Marketing: người tiêu dùng biết đến các sản phẩm của doanh nghiệp thông qua hoạt động Marketing nên hoạt động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp, rất lớn đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp.
Để giải quyết các khó khăn đó, Tổng Công ty lương thực miền Bắc đã quyết định thành lập một Xí nghiệp nhỏ mang tên Xí nghiệp V73 và với sự ra đời của Xí nghiệp này đã điều động lương thực cho thị trường miền Bắc, giải quyết được vấn đề về lương thực và bình ổn giá lương thực cho thị trường này, đồng thời Xí nghiệp còn góp phần nhỏ lương thực phục vụ cho chiến tranh lúc bấy giờ. - Bước 7: Cho tiếp dung dịch đã chế biến ở trên qua máy chiết chai, đóng nắp, sau đó chuyển sang nồi thanh trùng ở nhiệt độ 121÷1250C sau đó lại tiếp tục tăng áp bằng nồi đun hơi, giữ nhiệt khoảng 25- 30 phút, mở van để cho nồi đảo trộn và lại tiến hành hạ nhiệt xuống 650C như ban đầu, áp lực = O, tiến hành mở nắp nồi cần chú ý sửa xang bề mặt, kiểm tra chất lượng sữa lần cuối và cho vào kho tiến hành tiêu thụ.
Với bộ máy lao động bố trí nh trên, với trình độ kết hợp với ngời lao động có kinh nghiệm và nhiệt tình đang là một thế mạnh của Công ty trong việc thúc đẩy năng lực sản xuất kinh doanh, tiến tới nâng cao chất lợng sản phẩm, và có chiến lợc phát triển kinh doanh đúng đắn và hợp lý. Những thế mạnh này đã phát huy một số tác động cụ thể bằng việc sản lợng hàng hoá sản xuất kinh doanh đợc tiêu thụ tăng nhanh qua các năm, doanh thu và lợi nhuận cũng tăng.
Đây là tác động tích cực đối với ngời lao động , khiến họ yên tâm sản xuất kinh doanh và gắn bó với Công ty.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở sản xuất Sữa đậu nành, chính vì vậy mà các đối thủ cạnh tranh của Công ty là rất nhiều, Công ty nhìn nhận đối thủ cạnh tranh của mình bằng cách là cạnh tranh lành mạnh với các sản phẩm có cùng công nghệ sản xuất như Công ty TNHH Sữa đậu nành 409, cơ sở sản xuất Sữa đậu nành Quang Thịnh, còn đối với các sản phẩm Sữa đậu nành cao cấp như Sữa đậu nành Solya của Vinamill, Sữa đậu nành Delta và một số hãng cao cấp khác thì Công ty không thể cạnh tranh nổi vì đây là các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ chất lượng cao và do các hãng nổi tiếng trên thị trường sản xuất mà hơn cả là các hãng này đã được người tiêu dùng biết đến và tin cậy qua hàng loạt sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng như Vinamill…. Do đặc điểm của sản phẩm là bình dân và phổ biến cho nên hầu hết các sản phẩm cùng loại của công ty đều đang được bày bán trên thị trường rất nhiều, giá rẻ, mà thực tế thì các sản phẩm của công ty lại chưa được người tiêu dùng biết đến nên khâu tiêu thụ sản phẩm của công ty còn chậm và chủ yếu tập trung ở các thị trường truyền thống, đây cũng là một trong những hạn chế mà công ty cần phải có những chính sách cụ thể để giải quyết để cho công tác tiêu thụ sản phẩm được nhanh hơn và đồng thời mở rộng thị trường mới.
Công ty có một phó giám đốc kinh doanh là người chuyên cố vấn cho giám đốc và thực hiện các nhiệm vụ được giao về sản xuất kinh doanh như xây dựng các chiến lược kinh doanh, tìm các biện pháp để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tìm các đối tác để hợp tác làm ăn. Để bộ phận XNK hoạt động thật sự có hiệu quả và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cho Công ty thì trong năm tới bộ phận này nói riêng và toàn Công ty nói chung sẽ phải tìm mọi biện pháp để tự mình trực tiếp xuất khẩu mà không phải qua Tổng Công ty thì lúc đó Công ty làm ăn mới thực sự có hiệu quả, doanh thu tiêu thụ sẽ tăng cao vì rằng ta ″mua tận gốc và bán tận ngọn″.
Tuy nhiên bộ phận này cũng phải đi thu mua các sản phẩm, hàng hoá đủ để đáp ứng nhu cầu của Tổng Công ty và thậm chí còn để tiêu thụ nội địa. Ngoài ra cũng phải kiểm tra, quản lý tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ, cùng các phòng kinh doanh, tiếp thị nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ trong các kỳ kinh doanh tiếp theo của Công ty.
Đối vơi những sản phẩm của Trung Quốc và Thái Lan hiện đang bày bán trên thị trờng rất nhiều, tuy nhiên Công ty có lợi thế là ngời việt nam dùng hàng việt nam thì đúng với thị hiếu và sở thích hơn nên sản phẩm của Công ty vẫn có đợc vị trí của mình, tuy nhiên với đà phát triển và hội nhập thơng mại mậu dịch thì Công ty sẽ bị mất dần thị phần của mình. Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tiến tới tự mình trực tiếp xuất khẩu gạo sang thị trờng nớc ngoài mà không cần qua tổng công ty, Công ty cần phải hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trờng, kiểm tra và thực hiện chiến lợc thị trờng, phải có dự báo về thị trờng và quan trọng nhất là Công ty cần phải có một thơng hiệu riêng cho sản phẩm của mình, đồng thời tiến hành cải tiến, nâng cao chất lợng, đa dạng hoá sản phẩm, quảng cáo, xúc tiến bán hàng và tạo dựng uy tín từ phía khách hàng thì khi đó sản lợng tiêu thụ sẽ tăng cao hơn và đồng thời công ty sẽ có điều kiện để tồn tại và phát triển.
Qua hình thức này Công ty phải tính toán đến thị hiếu và nhu cầu của khách hàng tại từng khu vực để xây dựng các đại lý, từ đó góp phần đưa sản phẩm của mình tới tất cả các thị trường trong nước. Để nâng cao hơn nữa doanh thu qua hình thức này đối với Công ty cần phải xây dựng cho mình các chi nhánh trên các thị trường mà Công ty đã, đang và sẽ tiêu thụ các sản phẩm, với sự hỗ trợ tích cực của các chi nhánh cùng với các đại lý thì kết quả tiêu thụ của cả hai hình thức này đều sẽ tăng cao.
Với cách bảo quản và tiến hành sản xuất kinh doanh như trên Công ty tránh được tình trạng ứ đọng vốn và vẫn đảm bảo cung cấp đủ hàng hoá theo nhu cầu của thị trường.
Mặt khác do tính chất của sản phẩm cho nên các sản phẩm của Công ty đều mang tính chất thời vụ và sẽ có những thay đổi đáng kể về giá cả theo từng mùa, vào mỗi thời điểm kinh doanh khác nhau, Công ty sẽ định cho mình một mức giá thích ứng nhất, nó không chỉ đảm bảo bù đắp được chi phí, có lãi mà thậm chí mức giá này còn đảm cho Công ty có thể bù đắp được một phần nào đó những rủi ro do thời tiết khí hậu mà Công ty không tiêu thụ được sản phẩm. Ví dụ như đối với các sản phẩm nước giải khát như Sữa đậu nành, sản phẩm này vào mùa hè thì sản lượng tiêu thụ rất mạnh, xưởng lúc nào cũng hoạt động hết công suất mà đôi khi còn xảy ra tình trạng cháy kho, không đủ lượng hàng cần giao, vào lúc này bộ phận định giá đã phải cân nhắc thật kỹ trước khi đem sản phẩm ra tiêu thụ và thường là giá ở thời điểm này là tương đối tăng cao nhưng khách hàng vẫn chấp nhận được thì ta vẫn tiêu thụ được.
- Về tiêu thụ: thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty về sản phẩm gạo là tiêu thụ ở Hà Nội, Thái Bình và Hà Tây, thị trường xuất khẩu qua Tổng công ty nên hoạt động này rất bấp bênh, gặp nhiều rủi ro trong sự biến động của thị trường, hoạt động tiêu thụ quá lệ thuộc vào thị trường và phụ thuộc vào Tổng công ty hơn nữa uy tín của Công ty về chất lượng sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước chưa cao. - Các chính sách truyền thông của Công ty còn mờ nhạt, mặc dù là uy tín của Công ty cũng đã dần được thị trường và khách hàng biết đến qua các sản phẩm truyền thống nhưng để điều đó được tốt hơn, khách hàng biết đến nhiều hơn Công ty cần chú trọng đến công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và xây dựng một thương hiệu riêng tin cậy trong mỗi khách hàng thì khi đó mới thực sự đẩy mạnh tiêu thụ và mở rộng thị trường.
Công ty tiếp tục nâng cao năng suất lao động, tăng cờng đầu t khai thác có hiệu quả các nguồn nội lực, phát huy tác dụng tích cực của ngoại lực để tăng doanh lợi, nâng cao mức sống tinh thần và vật chất cho tập thể cũng nh cá nhân ngời lao động, tăng tích luỹ nội bộ và đóng góp cho Nhà níc. Đặc biệt là phải mở rộng thị phần, tiến hành xâm nhập thị trờng miền Nam, miền Trung, và quan trọng hơn cả là phải tìm kiếm cho mình một thị tr- ờng xuất khẩu trực tiếp, tránh phụ thuộc vào Tổng công ty.
- Về mặt thực tế ở Công ty vận tải – xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà, hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường đã được tiến hành nhưng chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ, bộ phận làm công tác này chủ yếu dựa trên cảm nhận và thông tin của ban lãnh đạo, qua các đại lý và qua tổng công ty và chỉ chú trọng đến thị trường miền Bắc và chủ yếu là ở Hà Nội nhưng sản lượng tiêu thụ của tất cả các sản phẩm của Công ty cũng chỉ chiếm 10-15% thị phần của thị trường. Trong khi đó thì tại thị trường xuất khẩu cũng gay gắt không kém, mặc dù là chỉ xuất khẩu theo Tổng công ty nhưng hiện tại sản phẩm của Công ty cũng phải chịu sức ép rất lớn của các hãng gạo nổi tiếng của nước ngoài như gạo của Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan…Để công việc nghiên cứu tiến hành và đạt hiệu quả tốt, Công ty cần phải biết rừ trờn thị trường cú bao nhiờu đối thủ cạnh tranh với mỡnh về cỏc sản phẩm cùng loại, sản phẩm thay thế để từ đó Công ty tìm cách giữ vững thị phần đã và đang nắm giữ và đồng thời tìm cách thâm nhập, mở rộng các thị trường mà Công ty còn bỏ ngỏ.
Hiện tại Công ty đã có một số thông tin quảng cáo trên báo Báo tiêu dùng, báo lao động, Thời báo kinh tế và quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, tuy nhiên số lần quảng cáo còn thưa thớt, chưa phát huy được tác dụng của quảng cáo, nội dung quảng cáo không gây ấn tượng đối với người tiêu dùng. Hiện tại Công ty vận tải –xây dựng và chế biến lương thực là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty lương thực miền Bắc, việc xuất khẩu các lô hàng ra thị trường nước ngoài đều qua Tổng công ty, do đó Công ty không chú trọng nhiều đến công tác quảng cáo, hơn nữa Công ty cũng không xác định ngân sách cụ thể cho hoạt động Marketing mà Công ty chỉ tiêu tiền theo từng trường hợp cụ thể.