Ảnh hưởng của FDI đến Phát triển kinh tế các nước đang phát triển (Đà Nẵng)

MỤC LỤC

Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển (nước tiếp nhận đầu tư)

Như trên đã nói, FDI luôn gắn liền với chuyển giao công nghệ mới so với công nghệ trong nước, cho nên lao động của nước tiếp nhận đầu tư được đào tạo để sử dụng và quản lý công nghệ, tiếp cận với phương pháp quản lý chất lượng, tổ chức và quản lý công nghệ, biện pháp tiếp thị, tiếp cận với các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. - Đối với các nền kinh tế có quy mô thị trường nhất định, các nhà đầu tư nước ngoài, sau một thời gian hoạt động, có khả năng sẽ kiểm soát thị trường địa phương, như vậy làm suy yếu các doanh nghiệp trong nước, làm cho nền kinh tế của nước nhận đầu tư ngày càng phụ thuộc vào các nhà sản xuất nước ngoài.

Xu hướng của FDI hiện nay trên thế giới

Đối với các nền kinh tế đang phát triển, so với năm 2004, danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận FDI lớn nhất vẫn không thay đổi: Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) đứng đầu, tiếp theo là Singapore, Mexico và Brazil. Xu hướng năm 2005 cũng cho thấy, hình thức M & As được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự giao dịch cũng như thực hiện của các quỹ đầu tư tập thể, đặc biệt ở các nước phát triển, đã thúc đẩy sự gia tăng FDI trong thời gian gần đây.

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Đà Nẵng Từ ngày 1/1/1997, Đà Nẵng đã trở thành đơn vị hành chính trực thuộc

FDI còn có vai trò làm cho nền kinh tế thành phố thâm nhập vào thị trường quốc tế, các doanh nghiệp địa phương buộc phải thích ứng để tồn tại và phát triển, đồng thời phải có các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên tất cả các mặt liên quan đến sản xuất kinh doanh, như vậy làm cho kinh tế thành phố nói chung năng động hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn. Đà Nẵng sẽ phát huy vai trò là đô thị trung tâm của miền Trung, đầu mối giao thông quan trọng và cửa ngừ chớnh ra biển của cỏc tỉnh miền Trung, Tõy Nguyờn và hành lang Đông – Tây; cùng với Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, đóng vai trò động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng – an ninh của khu vực và cả nước.

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển của Đà Nẵng và nhu cầu vốn đầu tư trực tiếp nuớc ngoài

- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tham mưu chính sách, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và công nhân kỹ thuật; có chính sách phát triển, sử dụng nhân tài. Để thực hiện được mục tiêu đề ra về tổng nguồn vốn đầu tư phát triển nêu trên, thành phố cần tăng cường huy động nhiều nguồn vốn đầu tư theo nhiều hướng khác nhau; vận động các dự án lớn của các Bộ, Ngành Trung ương đầu tư vào thành phố; tranh thủ nguồn vốn vay dài hạn, trả chậm hàng năm của Nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụng; đẩy mạnh thu hút vốn FDI, vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tại văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam, lần đầu tiên kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được chính thức xác định là một thành phần kinh tế, là bộ phận cấu thành của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, được khuyến khích phát triển mạnh và lâu dài, với trọng tâm là hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Luật Đầu tư năm 2005 thay thế và thống nhất Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 đã tiếp tục khẳng định quan điểm khuyến khích và đối xử bình đẳng đối với FDI; về thể chế, đã cải thiện cơ bản môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo một sân chơi bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế khi nước ta là thành viên WTO, tăng cường sự quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, trong đó có FDI.

Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam Cùng với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, việc thu hút, sử

Đánh giá chung, thu hút FDI của Việt Nam thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, kịp thời bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao năng lực xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. FDI còn góp phần tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, doanh nghiệp Việt Nam được khuyến khích từng bước đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường.

Phân cấp về chính sách thu hút FDI của Nhà nước Việt Nam 1. Phân cấp về chính sách và quản lý đầu tư nói chung

Nhà nước, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Bộ… Đối với cấp tỉnh là Giám đốc sở, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty, Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh. đ) Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi ngân sách của địa phương mình (bao gồm các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên) có mức vốn đầu tư dưới 03 tỷ đồng (đối với cấp huyện) và dưới 01 tỷ đồng (đối với cấp xã). Về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nói chung, UBND cấp tỉnh được phân cấp thực hiện những nội dung sau: i) lập, công bố và vận động thực hiện danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương; ii) tổ chức các nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước đối với đầu tư; iii) thanh tra, kiểm tra các mặt đối với các dự án đầu tư; iv) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giám sát giải phóng mặt bằng; v) chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết xây dựng KCN, KCX. Theo Luật Đầu tư 2005, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong các lĩnh vực xây dựng và kinh doanh hàng không, vận tải hàng không; xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia; thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí và thăm dò, khai thác khoáng sản; phát thanh, truyền hình; kinh doanh casino; sản xuất thuốc lá điếu; thành lập các cơ sở đào tạo đại học;.

Kinh nghiệm của Bình Dương

Trong những năm qua, các cấp, các ngành của tỉnh không ngừng cải tiến thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư từ khâu tìm hiểu cơ hội đầu tư đến cấp giấy phép, triển khai thực hiện dự án và khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. UBND tỉnh đã ban hành quyết định về thủ tục, trình tự và thời gian xét duyệt, cấp phép dự án FDI, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan để triển khai nhanh dự án, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Bình Dương.

Kinh nghiệm của Đồng Nai

Công tác xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, thường xuyên gặp gỡ và tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư, cải tiến lề lối làm việc của cán bộ công chức có liên quan. Tỉnh chú trọng công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động do vậy luôn chủ động cung cấp nguồn lao động có chất lượng làm việc cho các nhà đầu tư.

Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc

Một số nhà đầu tư nói rằng, họ rất ấn tượng trước những cố gắng của chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc trong việc giải quyết nhanh nhất thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, mã số thuế, khắc dấu, xây dựng, thủ tục xuất nhập khẩu, hải quan… những ưu đãi về thuế và hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, trong cơ chế áp dụng của Vĩnh Phúc, cũng giống như ở Bình Dương và Đồng Nai, có một số hạn chế trong chính sách, quản lý, thu hút FDI như ban hành chính sách ưu đãi vượt khung quy định chung của Chính phủ, xuất hiện dạng "đầu tư chui", "KCN chui", nhiều dự án do không đánh giá chính xác về thiết bị công nghệ, tác động môi trường nên gây ô nhiễm môi trường trầm trọng; phần lớn là các dự án sử dụng rất nhiều lao động phổ thông nên gây ra nhiều áp lực về vấn đề xã hội trên địa bàn.

Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Đà Nẵng

Phõn tớch nguyờn nhõn ta cú thể thấy rừ, từ năm 2001, với những cải cách mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam về môi trường đầu tư, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực đã dần phục hồi, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh đầu tư ở nước ta nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng được thành lập và đi vào hoạt động cùng với việc thành phố Đà Nẵng ban hành những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư thông thoáng, nên hoạt động thu hút vốn FDI tại thành phố đã có những bước chuyển biến tích cực và đạt được kết quả như trên.

Tình hình triển khai thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài Nghiên cứu đánh giá tình hình triển khai các dự án FDI có vai trò rất

Đáng chú ý là chỉ có 4 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chưa triển khai, và 9 dự án không triển khai, tạm dừng do vi phạm qui định, pháp luật. Một số dự án triển khai chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau về vốn, về mặt bằng chủ yếu là các dự án về du lịch, hay do khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với các dự án sản xuất.

Phân tích động thái về số lượng dự án và vốn đầu tư thực hiện 1. Động thái về số lượng dự án

Như vậy, tình hình triển khai dự án FDI của Đà Nẵng là rất khả quan xét cả về tốc độ triển khai, tỷ lệ số dự án triển khai và tỷ lệ vốn thực hiện. Phân tích động thái về số lượng dự án và vốn đầu tư thực hiện.