MỤC LỤC
Cấu kiện bằng gỗ khá chắc chắn, được chạm khắc hình vân mây cuộn, lá lật uốn luợn, hoa cúc mãn khai..Trong từ đường hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, mỹ thuật như khỏm trướng, long ngai, bài vị thờ thuỷ tổ, cửa vừng, đại tự, hoành phi câu đối ca ngợi công đức của tổ tiên được nghệ nhân chạm trổ công phu, tỉ mỉ tạo thành những bức tranh nghệ thuật mang dấu ấn thời đại. Nhà thờ họ Tiên Công ở xã Yên Hải nói riêng và của đảo Hà Nam nói chung không chỉ là các di tích lưu niệm các danh nhân dựng nước mà ở đó còn lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc có giá trị như các mảng chạm khắc của vỡ kốo, đầu dư, đầu bẩy, cửa vừng, ỏn gian..Cỏc tỏc phẩm này được các nghệ nhân chạm trổ công phu, tỉ mỉ, sắc nét tạo thành những bức tranh sống động hình tùng, cúc,trúc, mai, long, ly, quy, phượng..uốn lượn mềm mại đạt đến đỉnh cao nghệ thuật.
Chùa làng ở Yên Hưng theo dòng Tịnh Độ Tông, các Phật tử chủ yếu niệm Phật A Di Đà và đọc kinh A Di Đà, các ngày Phật đản, tuần, rằm, các già thường tụng kinh niệm Phật tại chùa của làng mình, các ngày khác tụng kinh niệm Phật tại gia. " Ngắm nơi danh thắng Chùa là Yên Đông Truy nguyên cổ tích Tu sửa Phạn Cung Nền móng rộng rãi Xà cột vút cong Quy mô to rộng Vẹn tròn đức công Nhân tài nở rộ Ngô lúa đầy đồng Thợ thuyền khoe khéo Buôn bán lưu thông Dân cư lạc nghiệp.
Cho đến nay, mặc dù thời gian đã làm cho cảnh cũ chùa ngày xưa thay đổi nhiều, nhưng chùa Yên Đông vẫn giữ được nét cổ kính của ngôi chùa cổ và còn lưu giữ được nguyên vẹn hệ thống tượng Phật, đồ thờ tự vô cùng quý giá được bài trí đúng ngôi vị càng làm tăng thêm vẻ linh thiêng thần bí cho. Những nét mềm mại nhưng khỏe khắn và dứt khoát cộng với hoa văn trang trí trên từng pho tượng thể hiện qua các thời kỳ đều mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc văn hóa góp phần làm phong phú thêm kho tàng tài sản hiện vật quý giá của vùng đất Hà Nam nói riêng, của tỉnh Quảng Ninh nói chung. Với đa số người dân Việt Nam, ngôi chùa chính là nơi tìm đến, nơi trở về mỗi khi có việc hệ trọng trong cuộc đời như việc hiếu, hỷ, xây cất nhà cửa, sinh con.., hoặc vào những dịp thường lệ theo phong tục, tập quán như đi lễ đầu xuân, lễ rằm, mùng một.
Chùa Yên Đông xã Yên Hải, huyện Yên Hưng mặc dù là một ngôi chùa làng, nhưng bản thân nó đã biến thành một ngôi trường làng, đề ra chương trình giáo dục thực tiễn nhằm xây dựng đạo đức nhân bản cho con người nơi đây. Mặt khác ngày xưa, nếu ở đình làng, ngoài những ngày sóc vọng lễ tiết mà cả dân làng đều tụ hội, thì thông thường, chốn đình trung chỉ dành cho các quan viên bàn “ việc làng ”, người phụ nữ không được can dự. Như vậy, là một trong những ngôi chùa cổ còn sót lại ở Yên Hưng, chùa Yên Đông là một trong những công trình văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng có ảnh hưởng to lớn đến đời sống tinh thần của người dân xã Yên Hải nói riêng và của huyện Yên Hưng nói chung.
Chùa trước kia được xây dựng khá đẹp, quy mô khang trang bao gồm tam quan, chùa chính, nhà tổ, nhà mẫu, nhà giải vũ, nhà tăng, nhà ni, nhà khách, nhà bếp, vườn tháp, vườn bia, tam quan, sân vườn giếng nước..trải qua thời gian và bao lần trùng tu xây dựng, dấu ấn và kiến trúc cũ của chùa đã bị thay đổi nhiều, nhưng vẫn giữ được nét cổ kính trầm mặc của một ngôi chùa cổ. Tượng được tạc vào thời Mạc cùng thời với 3 pho Tam Thế, dáng cân đôi theo hình tháp, thân hình đầy đặn, tay dài, các ngón thon nhỏ, khuôn mặt thanh tú hình mặt nguyệt, cổ cao 3 ngấn, ngực nở giữa có chữ vạn, tai to dày và dài, mũi dọc dừa, miệng mỉm cười, lông mày bán nguyệt, mắt khép hờ nhìn xuống như đang tư duy, khuôn mặt đôn hậu, đầu để lộ đỉnh, tóc soắn ốc to và tròn dần lên đỉnh. - Hàng thứ 3: Giữa là tượng Thích Ca Mầu Ni đang thuyết pháp, cao 1m, rộng vai 40cm, ngồi tọa thiền trên tòa sen theo kiểu kiết già toàn phần, 2 chân khoanh vào lòng, đầu tượng có nhục kháo và vô kiến đỉnh tướng, tóc soắn ốc to, khuôn mặt thanh tú, sống mũi cao thẳng, tai to dài và chảy, cổ cao 3 ngấn, đeo dây anh lạc trước ngực, dây anh lạc được kết bằng một chuỗi hạt nhỏ tạo các hình vân soắn.
Tượng có 12 tay, 2 tay chính chắp trước ngực theo ấn "liên hoa", còn lại 10 tay khác đặt trong tư thế cao thấp khác nhau, các bàn tay đều trong thế ấn quyết, các cánh tay và ngón tay thon nhỏ mềm mại, khuôn mặt hình mặt nguyệt đầy đặn đôn hậu, đầu đội mũ thiên quan, chính giữa mũ phía trước là ngọn lửa tam muội. Đại lễ rằm tháng giêng theo truyền thống Phật giáo mang hai ý nghĩa: thứ nhất là kỷ niệm ngày đức Phật thuyết kinh Giải thoát giáo tại Thánh Hội Tăng Già ( là bài kinh cô đọng về giáo pháp của chư phật, căn bản của đời sống tu tập và tôn chỉ hoằng pháp), thứ hai là kỷ niệm đánh dấu ngày đức Phật công bố giáo pháp đã được thiết lập vững vàng và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa.
Dù vậy, do yếu tố thời gian, lại là một xã đảo nên ít nhiều bị ảnh hưởng của nước biển và của cả con người, nên một số di vật đã bắt đầu bị xuống cấp : các pho tượng bằng gỗ đã bị tróc sơn và bị mối mọt phần chân đế, bệ tượng bị nứt ( do quá trình di chuyển tượng) ; tòa Cửu Long bằng đồng nay đó bị ụxy húa một số chỗ, một số bia đỏ đó bị mũn, khụng nhỡn rừ chữ ; bức cửa vừng bị trúc sơn và mối mọt. Trong quá trình xây dựng, rất nhiều các hiện vật ở khu nhà Tổ như hệ thống tượng thờ, văn bia, đại tự và câu đối không được bảo quản tốt đã bị mai một đi rất nhiều : kết cấu kiến trúc của khu nhà Tổ đã không còn, hệ thống rường cột, vì kèo bị đặt vào nhà kho nay đã bị mối mọt, nứt gãy tàn phá ; hệ thống văn bia đặt ở sân sau chùa, đã bị nứt vỡ và bào mòn của mưa nắng. Bên cạnh đó, trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa là cơ sở hoạt động của Việt Minh, năm 1947, 1948, chùa là nơi tập hợp thanh niên trong làng tham gia biểu tình, trong kháng chiến chống Mỹ, chùa là nơi huấn luyện dân quân tự vệ, và năm 1960 chùa được lấy làm trụ sở của Hợp tác xã Yên Đông.
Vì thế phái có sự phối hợp chặt chẽ giữa những nhà bảo tồn và quy hoạch thì công việc giữ gìn cá di tích mới đạt hiệu quả cao. Khu nhà Tổ chùa Yên Đông đang được xây mới, nhưng hoàn toàn theo lối kiến trúc hiện đại, không còn mang dáng dấp của một ngôi nhà Tổ linh thiêng, điều này là do hệ quả của công tác phối hợp giữa những nhà quản lý, những nhà bảo tồn với công tác thiết kế xây dựng chưa được phối hợp chặt chẽ.
Nếu những hoạt động kiểm kê, xếp hạng, bảo quản, tu bổ di tích là nhằm thực hiện tốt chức năng gìn giữ di tích tồn tại lâu dài, nguyên vẹn, thì phát huy giá trị của di tích là quá trình khai thác các giá trị di tích phục vụ xã hội hiện tại và tương lai, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống văn hóa xã hội. Với tư cách là một di tích văn hóa tôn giáo, chùa Yên Đông được xây dựng trước hết là để thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân trong xã, họ đến đây để cầu sức khỏe, cầu cho việc làm ăn được suôn sẻ..Bên cạnh đó, với những giá trị văn hóa, nghệ thuật quý còn lưu giữ được, chùa Yên Đông còn là nơi bảo lưu nền điêu khắc cổ của dân tộc, cho việc tìm hiểu về lịch sử phát triển của địa phương. Ngoài ra chùa còn lưu giữ được hai tấm bia đá được khắc vào năm Hưng Trị thứ 3 ( 1590) và Hưng Trị thứ 4 ( 1591), đây cũng là những tác phẩm điêu khắc đá độc đáo của thời nhà Mạc với hình tượng rồng uốn lượn, hoa văn, hoa lá đặc sắc mà ít chùa có được..Đây chính là những nguồn tư liệu quý cho những người làm công tác nghiên cứu, những người làm trong ngành điêu khắc, ngành mỹ thuật hiểu được thêm về kỹ thuật điêu khắc của cha ông ta đi trước.