MỤC LỤC
Có mở rộng và phát triển thị trường mới giúp DN tăng doanh thu, lợi nhuận để từ đó có khả năng đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao uy tín của DN trên thị trường. Vì vậy, mở rộng và phát triển trị trường là con đường duy nhất để DN tồn tại và phát triển một cách bền vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt. Nó xuất phát từ quy luật thứ nhất của kinh tế thị trường đó là: Ai có sản phẩm mới, dịch vụ mới mà tung ra thị trường đầu tiên thì người đó được quyền thu được lợi nhuận lớn nhất trong kinh doanh.
Phát triển thị trường về phạm vi địa lý là mở rộng và phát triển thị trường theo lãnh thổ bằng các biện pháp khác nhau.Mở rộng mạng lưới bán hàng của DN: mạng lưới bán hàng là hệ thống các đại lý, cửa hàng, quầy hàng, điểm bán… của DN được bố trí, sắp xếp liên kết với nhau trong hệ thống nhằm tiêu thụ hàng hoá của DN.Tại đầu mối giao thông nơi tập trung dân cư có thể thành lập trung tâm giao dịch hay cửa hàng giới thiệu sản phẩm nhằm phát triển thị trường. Thị trường của DN thường là tập hợp các khách hàng rất đa dạng và phong phú, khác nhau về lứa tuổi, giới tính, thu nhập, … và nhu cầu của họ cũng rất đa dạng. Để thoả mãn những nhu cầu của mình họ cần những sản phẩm khác nhau trong khi đó các DN chỉ có thể đưa ra một hoặc một số sản phẩm nào đó để thoả mãn những nhu cầu đó.
Thứ nhất, phát triển khách hàng về mặt số lượng: tìm cách thu hút khách hàng mới bằng marketing mạnh mẽ hơn nhằm lôi kéo khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh. * Phát triển thị trường theo chiều rộng: tức là việc mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý, tăng quy mô sản xuất kinh doanh, thêm nhiều chủng loại sản phẩm, tăng số lượng khách hàng. - Cải tiến hàng hoá: là tìm cách tăng mức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ bằng cách tạo ra những hàng hoá mới hay đã được cải tiến cho thị trường hiện tại của DN.
- Phương thức phân phối trực tiếp: là phương thức phân phối mà sản phẩm đi trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng mà không qua bất kỳ nhà trung gian nào. Ưu điểm: DN có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đồng thời nắm được các thông tin về thị trường, giá cả hàng hóa, đối thủ cạnh tranh,..Có những phương thức, dịch vụ trước trong và sau bán phù hợp. Tuy nhiên phương thức này vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định là việc tiêu thụ sản phẩm sẽ chậm hơn do DN đảm nhận từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ mọi vấn đề phát sinh đều do DN tự giải quyết.
Chiến lược sản phẩm là những quan điểm, phương hướng và những chính sách lớn, phương thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng trong thời gian nhất định. Việc xây dựng chiến lược sản phẩm phải đặc biệt tới chiến lược về giá cả sản phẩm, đảm bảo đủ bù đắp chi phí, có lãi, và có tính cạnh tranh với sản phẩm hàng hóa của đối thủ cạnh tranh. Những biện pháp hỗ trợ tiêu thụ có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và thắt chặt quan hệ với khách hàng, giúp DN mau chóng mở rộng thị trường và phát triển hoạt động kinh doanh.
Có nhiều hình thức khuyến mại như: dùng thử, tặng hàng hóa cho khách, cung ứng dịch vụ không thu tiền, tổ chức cho khách hàng tham gia chương trình văn hóa nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích giải trí. - Tham gia các hiệp hội kinh doanh: Một DN không thể hoạt động trên thị trường mà cần có sự phối hợp với các DN khác để tránh hàng giả, hàng nhái và tạo sự cạnh tranh trên thị trường với các đối thủ nước ngoài. - Thiết lập cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm: sẽ làm tăng chi phí nhưng đồng thời nó làm tăng doanh thu, do đó DN cần phải xem xét kỹ lưỡng địa điểm quy mô.
Công ty cổ phần viễn thông Tin học Bưu điện, viết tắt là CT-IN, là đơn vị thành viên của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực viễn thông tin học, được thành lập theo quyết định số 537/QĐ-TCBĐ ngày 11 tháng 7 năm 2007 của tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Giai đoạn 2001 đến nay: Công ty được thành lập theo số 537/QĐ- TCBĐ ngày 11-7-2007 của Tổng cục Trưởng Tổng Cục Bưu điện về việc phê duyệt phương án cổ phần và Quyết định chuyển “ Xí nghiệp Khoa học sản xuất thiết bị thông tin I thành công ty Cổ phần Viễn Thông tin học Bưu điện. Trải qua không ít khó khăn từ lúc mới chỉ đặt những bước chân đầu tiên vào thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông, đến nay CT-IN đã khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực: Giải pháp-sản phẩm-dịch vụ tích hợp viễn thông và công nghệ thông tin; Dịch vụ xây lắp-tích hợp hệ thống hạ tầng cơ sở mạng di động cho các nhà khai thác GSM lớn nhất trên toàn quốc như: S-Fone, EVN Telecom và Hanoi Telecom.
Đặc biệt là Bộ phận Tích hợp hệ thống (Cis) đã tiếp cận và làm chủ được công nghệ mới, triển khai thành công các dự án lớn như: “ Mạng truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan Đảng và nhà nước giai đoạn I”; Dự án xây dựng mạng Core cho Công ty VDC; Dự án Đào tạo từ xa (truyền hình hội nghị) cho Học viện CNBCVT…. Ban kiếm soát: Do cổ đông bầu ra thông qua đại hội đồng cổ đông, có trách nhiệm trước cổ đông và pháp luật về việc kiểm tra giám sát hoạt động của Giám đốc, bộ máy tiến hành hoạt động của công ty và việc chấp hành điều lệ công ty cũng như nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông trong quá trình kinh doanh của công ty. Phó Giám đốc có trách nhiệm giúp giám đốc về lĩnh vực kinh doanh , khuyếch trương hình ảnh, cung cấp thông tin về đối tác, phân tích thị trường hiện tại và tương lai, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật như thiết kế lập trình phần mềm, tư vấn kỹ thuật, nghiên cứu thiết kế phần mềm mới….
- Trung tâm công nghệ NGN: Duy tu bảo trì ứng cứu mạng viễn thong cho các bưu điện tỉnh thành, lắp đặt công trình viễn thông với các bưu điện tỉnh thành và các đối tác ngoài ngành bưu điện.Thực hiện hợp đồng chìa khoá trao tay với các đối tác nước ngoài, tư vấn khách hàng, tham gia sản xuất sản phẩm mới. Sau khi thực hiện cổ phần hoá (năm 2001), Công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện (CT-IN) là đơn vị thành viên của VNPT mạnh dạn đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, CT-IN đã không ngừng nâng cao năng lực và chất lượng các dịch vụ, khẳng định được uy tín, thương hiệu của mình trên thị trường Viễn thông - CNTT trong nước và quốc. Mục tiêu của CT-IN trong năm 2009 là đạt doanh thu khoảng 1000 tỉ đồng Mặc dù mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt, CT-IN vẫn là DN dẫn đầu, chiếm khoảng 60% thị phần dịch vụ xây lắp, tích hợp hệ thống hạ tầng cơ sở mạng di động cho các nhà khai thác GSM lớn như Vinaphone và Mobifone, cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống di động CDMA cho các nhà khai thác như S-Fone, EVN Telecom.
Ngay từ đầu năm 2008, CT-IN đã đặt ra mục tiêu đẩy mạnh kinh doanh sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật viễn thông, trong đó trở thành nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ truyền dẫn chính cho 2 mạng di động Vinaphone và Mobifone thông qua việc thực hiện trọn gói tất cả các khâu và phấn đấu đạt doanh số trên 40 triệu USD trong vòng 2 năm tới. Về thiết bị BTS/BSC, CT-IN hướng tới mục tiêu duy trì vị trí là đối tác xây lắp thiết bị hạ tầng cơ sở mạng di động số 1 tại Việt Nam cả về thị phần và chất lượng, chiếm ít nhất 30% trên tổng số 10.000 trạm thuộc các dự án mạng Vinaphone, Mobifone và 60% mạng HTmobile.