Ảnh hưởng của việc cải thiện môi trường đầu tư đối với FDI giai đoạn 1988 - 2008

MỤC LỤC

FDI)

Khái niệm, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Việt Nam 1. Khái niệm

  • Các hình thức FDI
    • Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam (nước nhận đầu tư)

      Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình”. Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hoá, hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lý lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra, hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai. Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh doanh trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà.

      Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây dựng chuyển giao BT, được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểm khác là: đối với hợp đồng BTO sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được Chính phủ nước chủ nhà dành cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một thời gian đủ để hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư và có lợi nhuận thoả đáng về công trình xây dựng và chuyển giao đó. Công ty cổ phần (công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn) là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp, cổ đông có thể là tổ chức cá nhân với số lượng tối đa không hạn chế, nhưng phải đáp ứng yêu cầu về số cổ đông tối thiểu. Nếu nước nào tranh thủ được vốn, kỹ thuật và có ảnh hưởng tích cực ban đầu của đầu tư trực tiếp nước ngoài mà nhanh chóng phát triển công nghệ nội tại, tạo nguồn tích lũy trong nước, đa dạng hóa thị trrường tiêu thụ và tiếp nhận kỹ thuật mới cũng như đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai trong nước thì sẽ giảm được rất nhiều sự phụ thuộc của các công ty đa quốc gia.

      Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài

        Những mặt trái của FDI không có nghĩa là phủ nhận những lợi thế cơ bản của nó mà chúng ta chỉ lưu ý rằng không nên quá hy vọng vào FDI và cần phải có những chính sách, những biện pháp kiểm soát hữu hiệu để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của FDI. Môi trường cứng liên quan đến các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển kinh tế, gồm: hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông (đường sá, cầu cảng hàng không, cảng biển..), hệ thống thông tin liên lạc, năng lượng. Môi trường đầu tư nước ngoài có thể thay đổi và chịu sự chi phối của Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, thay đổi khi nước tiếp nhận đầu tư ký kết hoặc gia nhập Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và địa phương.

        - Thứ nhất, dựa vào các nhóm nhận tố chính tác động đối với hoạt động đầu tư, môi trường đầu tư theo cách tiếp cận này bao gồm các nhóm yếu tố chính sau: khung chính sách đối với hoạt động FDI, nhóm nhân tố kinh tế, nhóm nhân tố hỗ trợ kinh doanh.

          NHểM NHÂN TỐ CHỦ YẾU A. THỊ TRƯỜNG

          Minh họa môi trường đầu tư trực tiếp tại nước tiếp nhận đầu tư

          • Ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến khả năng thu hút FDI

            Ổn định chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự thu hút đầu tư nước ngoài bởi nó đảm bảo việc thực hiện các cam kết của chính phủ trong các vấn đề sở hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển đầu tư của một nước, ổn định chính trị sẽ tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt độ rủi ro cho các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh hưởng của chính sách XNK của nước đầu tư đến dòng vốn đầu tư ra nước ngoài được thể hiện ở chỗ: các ưu đãi khuyến khích xuất khẩu trong các hiệp định thương mại sẽ khiến cho hàng hoá và dịch vụ của nước đầu tư có cơ hội thuận lợi thâm nhập thị trường nước khác, do đó động cơ đầu tư ra nước ngoài để vượt qua rào cản thương mại sẽ giảm mạnh. Đối với nhập khẩu cũng vậy, nếu nước đâu tư hạ mức rào cản đối với hang hoá từ nước ngoài nhất là từ các nước ĐPT thì các nhà đầu tư trong nước sẽ có nhiều cơ hội tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế, tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới để sản xuất hang hoá và nhập khẩu lại vào nước mình.

            Sự tạo ra các khối thị trường chung tạo ra sự thuận lợi cho các TNCs chuyển địa điểm sản xuất và phân phối giữa các nước thành viên của khối, nhờ đó thúc đẩy dòng đầu tư… Tuy nhiên khối thị trường chung này không đưa ra những chinh sách trực tiếp đối với đầu tư nước ngoài đặc biệt là FDI, song thông qua các chính sách tự do hoá thương mại đã xoá bỏ rào cản giữa các nước.

            THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

            Quá trình cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

            • Trước khi Việt Nam gia nhập WTO
              • Sau khi Việt Nam gia nhập WTO
                • Tổng quan về môi trường kinh doanh 2008 tại Việt Nam

                  Nhìn chung, cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập, ở những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh luôn xảy xa tình trạng ách tắc giao thông trong giờ cao điểm, tổng quan của các khu phố chính cần được qui hoạch tổng thể để có thể xây dựng được hình ảnh đẹp trong mắt khách du lịch đến tham quan. Ðể thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn, ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để thực hiện các cam kết đa phương, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ trong nước nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập. Một trong những hạn chế chủ yếu làm mất dần lợi thế cạnh tranh trong môi trường đầu tư của Việt Nam chính là mức thuế chưa hợp lý, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh và làm mất dần đi nhiều ưu đãi đầu tư như ưu đãi về thuế đất, giải phóng mặt bằng, nỗ lực xúc tiến thương mại tại các địa phương.

                  Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô, cách tính thuế, thời điểm tính thuế nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng cho lắp ráp ôtô, xe máy..trong quá trình thực hiện nội địa nội địa hoá chưa sát thực tế không chỉ làm mất đi khả năng và cơ hội phát triển sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp trong lĩnh vực này mà còn làm chi phí khác của doanh nghiệp tăng (như chi phí mua sắm các trang thiết bị..). Hoàn thiện hệ thống giao dịch của thị trường lao động bằng cách, quy hoạch và phát triển rộng khắp các cơ sở giới thiệu việc làm ở các địa phương để người lao động dễ tiếp cận, đầu tư hiện đại hóa 3 trung tâm ở 3 vùng kinh tế trọng điểm (Bắc, Trung, Nam) đạt tiêu chuẩn các nước trong khu vực, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại (internet, website) để thực hiện giao dịch lành mạnh, hiệu quả và chuyên nghiệp, chống tiêu cực, nhất là lừa đảo người lao động. Cũng nhờ "bùng nổ" đầu tư và XK, nên hoạt động hợp tác, giao lưu giữa các tổ chức, DN trong nước với đối tác quốc tế cũng diễn ra khá đa dạng, tạo cơ hội cho sự tiếp nhận công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại, tạo ra lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao theo hướng chuyên nghiệp; từ đó, nền kinh tế được bổ sung những.