MỤC LỤC
Tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất chưa cao so với tiềm năng đòi hỏi chúng ta phải tìm ra một phương thức giải quyết sao cho vẫn đảm bảo đất sản xuất nông nghiệp đồng thời phải phát triển số lượng, chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều giá trị trên từng diện tích đất. Xuất phát từ lý do đó, tôi đã lựa chọn xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá”.
Nhìn chung đất đai Xuân Hòa đều có nguồn gốc phù sa, do canh tác nhiều năm chuyên canh cây lúa nên đất đai đã bị bạc màu, vì vậy trong canh tác cần bổ sung chất dinh dưỡng cho đất đặc biệt như phân hữu cơ để tạo độ mùn cho đất. - Môi trường không khí: Mức độ ô nhiễm không khí vẫn còn thấp, trong những năm gần đây do khí thải hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải, máy móc, động cơ xăng dầu,… nên mức độ ô nhiễm đang tăng dần.
Ngoài ra trong sản xuất nông nghiệp do người dân có thói quen sử dụng các chất hoá học, thuốc trừ sâu chưa đúng khoa học nên đất đai bị ô nhiễm. Nuôi trồng thuỷ sản đã có bước chuyển biến tích cực, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích cấy lúa một vụ lúa kém hiệu quả sang đào ao thả cá kết hợp với trồng lúa, bước đầu đem lại thu nhập đáng kể cho hộ gia đình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại đang có xu hướng tăng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Xã đã thực hiện tốt nhiều chính sách, giải pháp đẩy mạnh thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, phối hợp ngân hàng tạo vốn cho nhân dân vay để phát triển chăn nuôi, kinh doanh, dịch vụ và phối hợp với các trung tâm giới thiệu việc làm đưa lao động đi nước ngoài, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân trong xã.
Đời sống nhân dân được cải thiện, bình quân thu nhập đầu người năm 2012 đạt 14,3 triệu đồng/người.
- Đường nội đồng có tổng chiều dài 21,8 km, chất lượng đường là đường đất và đường cấp phối. Những năm qua đã thực hiện tốt công tác khám và chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, triển khai đầy đủ các chương trình tiêm chủng, giám sát các dịch bệnh, vệ sinh môi trường. Phong trào hoạt động TDTT, văn hoá, văn nghệ được duy trì và phát triển.
Hoạt động thể dục thể thao rộng khắp góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực toàn dân, hạn chế các hoạt động tiêu cực ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường xã.
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Thọ Xuân) Phần lớn lao động trong xã đều sản xuất nông nghiệp, vì vậy bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị đất đai bằng việc sử dụng các loại giống, cây trồng mới có năng suất, chất lượng và tăng định mức đầu tư trên một đơn vị hợp lý là những giải pháp cần thiết cho người nông dân. Do vậy, bên cạnh những kết quả đạt được thì thời gian tới UBND xã cần cố gắng để có những biện pháp cải tạo, phục hoá đất chưa sử dụng thông qua kế hoạch hằng năm đưa quỹ đất chưa sử dụng đem vào sử dụng cho nhiều mục đích khác nhằm khai thác triệt để quỹ đất hiện có phù hợp với tiềm năng của địa phương. Tuy nhiên, các chỉ tiêu bình quân đất canh tác vẫn còn thấp, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho người dân mở rộng thêm diện tích đất canh tác, hỗ trợ thêm vật chất kỹ thuật cũng như trình độ thâm canh cho người dân để quỹ đất canh tác không những không bị thu hẹp mà ngày càng mở rộng và có chất lượng hơn.
Vì vậy, cần đẩy mạnh quá trình luân canh, thâm canh, xen canh, tăng vụ kết hợp việc đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, cần vận động bà con tiến hành sản xuất đúng lịch, đúng thời vụ giúp tăng diện tích gieo trồng nhờ đó tăng sản lượng và năng suất canh tác.
Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp thì chính quyền địa phương cần có các biện pháp nâng cao trình độ nhận thức cho người dân, tập huấn cho họ biết trồng cây gì có hiệu quả nhất nhằm nâng cao mức sống cho người dân. Bên cạnh đó các hộ còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên việc trang bị cơ sở vật chất cũng như tư liệu sản xuất cho sản xuất nông nghiệp còn thô sơ và lạc hậu. Trong thời gian tới, để tăng hiệu quả cũng như mở rộng sản xuất thì các ngân hàng, các chi hội, nhóm tín dụng trên địa bàn cần tạo điều kiện cho bà con tiếp cận nhiều nguồn vốn hơn, lượng vay lớn hơn với lãi suất ưu đãi, thủ tục vay đơn giản để bà con yên tâm đầu tư và sản xuất.
Mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp đều được tiến hành trên đất và độ phì nhiêu của đất không những không bị mất đi mà còn có thể tăng lên nếu hoạt động sản xuất gắn liền với việc cải tạo bồi dưỡng đất.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu trong nông nghiệp. Qua bảng ta thấy: đất đai của các chủ hộ chủ yếu là đất trồng cây hàng năm. Theo số liệu điều tra thì đất đai trên địa bàn được phân chia trồng cây hàng năm chủ yếu trên 3 hạng là hạng 1, hạng 2 và hạng 3.
Đất hạng 1 có diện tích 2 ha chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng diện tích đất được điều tra.
Trong các công thức luân canh trên hạng 3 thì công thức chuyên canh 3 vụ ngô mang lại năng suất cao nhất với 4200 ngđ/sào, tiếp theo là công thức Ngô - ngô - đậu tương với năng suất 4000 ngđ/sào và cuối cùng là luân canh một vụ mía với năng suất là 3876 nghìn đồng/sào. Trên đất hạng 3, đạt mức cao nhất là chuyên canh mía với trung bình một đồng chi phí thu được 2,48 đồng doanh thu và 1,48 đồng lợi nhuận, công thức luân canh Ngô - ngô- đậu tương trung bình một đồng chi phí bỏ ra thu đuợc 1,14 đồng doanh thu và 0,14 đồng lợi nhuận, thấp nhất là chuyên canh ngô với một đồng chi phí bỏ ra chỉ thu được 1,04 đồng doanh thu và 0,04 đồng lợi nhuận. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân.
Bên cạnh giá phân bón đó là tình trạng gia tăng giá thuốc bảo vệ thực vật, làm cho chi phí đầu tư vào sản xuất ngày càng tăng, vì thế mà nhiều hộ đã không có tiền để mua thuốc phun cho diện tích gieo trồng của mình khiến cho bệnh trên cây trồng diễn ra hết sức nghiêm trọng. Giá xăng, dầu, giá công lao động ngày càng tăng cao cũng là nguyên nhân khiến cho chi phí sản xuất của các nông hộ ngày càng cao, trong khi giá thành đầu ra của các nông sản tăng giảm không ổn định, đặc biệt trên địa bàn huyện vì thế mà các hộ sản xuất năm được giá, năm mất giá khiến hoạt động sản xuất bấp bênh. Hiện nay trên địa bàn phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp do những người nông dân có trình độ dân trí còn chưa cao nắm giữ, việc canh tác của người dân còn nhiều hạn chế, chủ yếu theo phương thức canh tác truyền thống, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp còn yếu, vì vậy mà năng suất cây trồng chưa cao.
+ Cần có các chính sách đẩy mạnh cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích cây trồng cho hiệu quả hiệu quả cao, cụ thể như xã đang có chủ trương mở rộng một số loại cây trồng như: Cây mía, ngô và các loại họ đậu vì đây là những loại cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu trên địa bàn, cho năng suất giá trị cao, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đường, kiên quyết loại trừ những cây trồng cho hiệu quả thấp. Tiếp tục thực hiện chương trình bê tông hóa kênh mương ở các vùng sản xuất trọng điểm nhằm thay đổi cách thức sản xuất truyền thống năng suất cây trồng thấp chưa phát huy hết tiềm năng đất đai, sang hình thức sản xuất hàng hóa cho năng suất và hiệu quả cao hơn, góp phần năng cao đời sống người dân. Lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý không những giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt mà còn hạn chế được các yếu tố bất lợi và phát huy các yếu tố thuận lợi để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt mang lại năng suất và sản lượng cao, giảm thiểu chi phí nâng cao thu nhập của người dân, khai thác triệt để tiềm năng đất đai, cây trồng và các nguồn lực của địa phương.
- Loại hình sử dụng đất lúa Đông xuân – lúa Hè thu với các giống lúa có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và đất đai trong vùng như: Giống lúa Bắc Thơm, ZZ501,GS9.