Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020

MỤC LỤC

Các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành CNBT ngành dệt may

Vốn

Do đó việc cân đối nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may và chính sách huy động phát triển các nguồn lực ấy có vai trò rất to lớn trong việc bào đảm các ngành CNBT ngành dệt may phát triển có hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu nguyên nhiêu liệu của ngành dệt may. Vì vậy việc áp dụng thành tựu mới của khoa học công nghệ vào các ngành bổ trợ cho ngành dệt may có tính chất dẫn dắt sự phát triển của ngành dệt may, nhờ việc tạo ra những chất liệu vải mới, đa dạng hóa các sản phẩm dệt may, làm thay đổi căn bản trong thiết kế và tạo sản phẩm mới ở ngành dệt may.

Kinh nghiệm của các nước trong phát triển CNBT dệt may

Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ và có những chính sách ưu đãi đặc biệt với các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể ngày 11/10/1996 “qui định về khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài” đã giảm mức thuế thu nhập từ 30% xuống còn 15% và cho các DN ở đặc khu kinh tế chỉ còn 10%, miễn thuế 5 năm đầu cho các DN mới thành lập ở đặc khu, miễn thuế thu nhập khi chuyển lãi ra nước ngoài, hoàn trả thuế thu nhập cho phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư…. - Sợi thực vật: Nam Phi đang triển khai khá thành công các dự án trồng và chế biến sợi tự nhiên, chẳng hạn như cây lanh, cây gai dầu, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên từ ngành công nghiệp ô tô và hàng không (nguyên liệu tự nhiên sản xuất một số bộ phận của ô tô và máy bay không gây ô nhiễm môi trường).

Các chính sách của nhà nước về phát triển công nghiệp bổ trợ ngành dệt may

Khuyến khích các DN huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu quốc tế), vay thương mại với điều kiện có hoặc không có sự bảo lãnh của Chính phủ. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, các công trình thủy lợi, hệ thống tưới tiêu tại các vùng được quy hoạch trồng bông vải có tưới tập trung. Vốn cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý môi trường. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Viện nghiên cứu, các Trường đào tạo trong ngành DMVN để tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Nhà nước cho DN Dệt May được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường. Chính sách nguyên nhiên liệu:. a) Xây dựng các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các DN trong ngành. b) Xây dựng các DN kinh doanh nguyên phụ liệu tập trung nhằm đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho các DN với chất lượng cao và giá nhập khẩu hợp lý. Mở các khoá đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng bán hàng (gồm các kỹ năng thiết kế, làm mẫu, bán hàng, kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và lao động). Liên kết với các tổ chức quốc tế để cử cán bộ, học sinh tham gia các khoá đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ pháp chế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ bán hàng, đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài. Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, kết hợp giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo. Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt May, xây dựng Trường Đại học Dệt May và Thời trang để tạo cơ sở vất chất cho việc triển khai các lớp đào tạo. Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành dệt may nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành. Hiệp hội DMVN và Tập đoàn DMVN là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai Chương trình đạo tạo nguồn nhân lực cho ngành. Chính sách về khoa học công nghệ. a) Tổ chức lại các Viện nghiên cứu chuyên ngành dệt may theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu. Hỗ trợ cho các DN trong ngành đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu triển khai các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của các DN DMVN. b) Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt, triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm Dệt May. c) Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hoà với pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế. Hỗ trợ nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm Dệt May, hỗ trợ cho các DN Dệt May trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật. d) Xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái Dệt May và Trung tâm phát triển các mặt hàng vải trong giai đoạn 2008-2010. e) Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành Dệt May, nâng cao chất lượng của trang thông tin điện tử. g) Nghiên cứu xây dựng các chính sách khuyến khích thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành Dệt May. Chính sách phát triển thị trường. a) Tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán mở rộng thị trường Dệt May trên thị trường quốc tế. b) Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hoá các thủ tục. c) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại. d) Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế. Chuẩn bị kỹ việc chống các rào cản kỹ thuật mới của các nước nhập khẩu cho các DN xuất khẩu. e) Tổ chức mạng lưới bán lẻ trong nước, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh của ngành DMVN trên thị trường trong nước và quốc tế. g) Bố trí đủ cán bộ pháp chế cho các DN trong ngành để tham gia soạn thảo, đàm phán và giải quyết các tranh chấp hợp đồng, nhất là hợp đồng thương mại quốc tế.

Thực trạng phát triển CNBT ngành DMVN hiện nay

Thuốc nhuộm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị hoá chất( khoảng 50%), sử dụng cho ngành dệt may, nhưng Việt Nam chưa cung cấp được sản phẩm này do trình độ phát triển còn thấp và chưa có sự quan tâm cần thiết. Ngoài thuốc nhuộm, ngành Dệt và nhuộm- in hoa- hoàn tất còn sử dụng một lượng lớn các chất trợ và các loại hoá chất khác. Tuy nhiên, với thiết bị cũ kĩ, công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới và thiếu đồng bộ, thì tỷ lệ chất trợ và hoá chất cơ bản trong nước cung cấp cho ngành Dệt may chỉ chiếm từ 5- 15% nhưng hầu hết lại là những sản phẩm có giá trị thấp, chỉ đạt 55% nhu cầu của ngành dệt. Loại Nhu cầu sử dụngtấn/năm). Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành sử dụng máy móc, thiết bị có nhiều chi tiêt nhỏ, trong quá trình sản xuất các chi tiêt bị mài mòn, hư hỏng cần thay thế như: các chi tiêt bánh răng, trục truyền động, sắt suốt…Việc thay thê các chi tiết này phải tiến hành thường xuyên, do đó trong những năm qua nhu cầu sử dụng các sản phẩm của ngành công nghiệp cơ khí phục vụ cho mục đích này của DMVN là rất lớn.

Bảng 3: Nhu cầu tiêu thụ của cả nước giai đoạn 1998- 2005
Bảng 3: Nhu cầu tiêu thụ của cả nước giai đoạn 1998- 2005

Đánh giá chung về phát triển CNBT ngành DMVN

Nguyên nhân của những tồn tại

Ngược lai ở những DN làm ăn kém hiệu quả, sản xuất đình trệ, thiếu việc làm, thu nhập thấp sẽ nảy sinh tinh trạng “ đất không lành, chim không đậu”, công nhân lành nghề , công nhân mới đào tạo sau thơi gian quen việc cung sẽ dần chuyển sang công ty khác. Hầu hết, các cán bộ quản lý chủ chốt trong các DN Dệt may đều có trinh đọ đại học hoặc cao đẳng, chuyên môn khá nhưng trình độ quản lý theo phong cánh công nghiệp còn yếu, tiếp cận với phương thức quản lý hiện đại còn ít.

Cơ sở khoa học của các giải pháp phát triển CNBT dệt may đến năm 2020

Ngoài ra sự phát triển nhanh của nền kinh tế kéo theo đầu tư nhanh dẫn đến thiếu hụt lao động cục bộ, các cuộc đình công tự phát diễn ra cùng với hiện tượng lạm phát tăng cao trong năm 2007(12,2%) và 3 tháng đầu năm 2008( 9.9%) đã gây khó khăn cho các DN và tạo ra một hình ảnh xấu khi mà Việt Nam mới gia nhập WTO. Ngoài ra cơ sở hạ tàng yếu kém, hệ thống giao thông công chính lộn xộn, thiếu đồng bộ, thiếu điện, thiếu các dịch vụ hậu cần, vận tải đã làm giảm năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam nói chung và các DN dệt may nói riêng trên trường quốc tế. Bên cạnh những ưu đãi về thuế quan, thì khi gia nhập WTO Việt Nam cũng phải cắt giảm từng bước cá mức thuế nhập khẩu. Đây là thách thức lớn đối với các DN nội địa. Điều này đã tạo ra sức ép đối với các DN DMVN. Buộc các DN phải chủ động vạch ra lộ trình nỗ lực phấn đấu để tăng sức cạnh tranh của DN mình. Năng lực cạnh tranh của DMVN trong điều kiện hội nhập. Trung Quốc, Ấn Độ. Pa kis tan. Bangla-đet Srilanca,Ca mpu-chia. Trung Mỹ Nguồn lao động rẻ. Trình độ công nghệ. Quan hệ khách hàng. Đ.K thương mại quốc gia. Chưa xác định). Ngoài ra ngành dệt may sẽ tập trung phát triển và nâng cao năng lực về nguồn nhân lực, nguồn nguyên, phụ liệu để có nguồn nhân lực chuyên môn cao, tạo nên sản phẩm chất lượng cao gắn với thương hiệu uy tín; có thể phát triển được khoa học kĩ thuật đồng thời bảo vệ được môi trường; đầu tư để sản xuất và nguyên phụ liệu gắn liền với hợp tác quốc tế; cung ứng nguyên phụ liệu bằng việc xây các trung tâm cung ứng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, thu hút đầu tư nước ngoài và nội địa để đầu tư sản xuất các sản phẩm hoá chất (xơ, sợi, hóa chất…).

Bảng 12: Mức lương trung bình của ngành dệt may ở một số nước
Bảng 12: Mức lương trung bình của ngành dệt may ở một số nước

Giải pháp phát triển ngành CNBT ngành dệt may Viêt Nam

Giải pháp đối với DN trong nước

Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, các DN phải tự thiết lập cho mình những kế hoạch dài hạn, theo đó đưa ra những dự báo về thị trường, về khách hàng, về xu thế thời trang thế giới, vè sự thay đổi của tỷ giá hối đoái..Muốn thực hiện những chiến lược đó một cách có hiệu quả, DN cần tập trung vốn vào đầu tư công nghệ, chuyên môn hoá dây chuyền sản xuất theo mặt hàng tin học hoá phương thức quản lý, kết hợp chặt chẽ với các DN khác trong nội bộ ngành để tăng hiệu suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan…. Hiện tại, các DN chưa nên đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm tại thị trường nước ngoài mà nên tiếp tục tập trung đầu tư và phát triển hơn nữa “thương hiệu DN” sản xuất và xuất khẩu có uy tín về quản lý chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hạn, có khả năng giao hàng nhanh và có trách nhiệm cao đối với cộng đồng xã hội…nhằm mục tiêu thu hút đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu nước ngoài có nhãn hiệu và đẳng cấp cao hơn với đơn đặt hàng lớn, ổn định và giá cả phù hợp.

Các giải pháp khác

Khuyến khích các tổ chức cung cấp và thông tin công nghệ để giúp các DN có cơ hội cập nhật thông tin công nghệ, lựa chọn và xác lập phương án đổi mới công nghệ phù hợp với điều kiện của DN và yêu cầu của thị trường. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu của nền kinh tế, các doanh nghiệp dệt may việt nam cũng phải chủ động tận dụng cơ hội hội nhập, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh giúp dệt may Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp boortrowj dệt may nói riêng phát triển bền vững, tiến tới nâng cao kim ngạnh xuất khẩu của ngành, thúc đẩy nên kinh tế phát triển mạnh.