Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua cổ phần hóa

MỤC LỤC

MỘT VÀI KHÁI NIỆN LIÊN QUAN ĐẾN CỔ PHẦN HOÁ

Khái niệm công ty cổ phần

Ngay từ khi xuất hiện, nó đã thể hiện được sự ưu việt của mình, cho phép nó thích ứng được với sự phát triển của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường mà các hình thái kinh doanh khác không thể đáp ứng được. Ngoài ra khi họ nắm giữ cổ phần trên một tỷ lệ nhất định trong cổ phần (tuỳ theo quy định trong điều lệ của từng công ty) thì họ có thể được tham gia vao quản lý công ty.

Quan điểm của Mác về công ty cổ phần

Những tư liệu sản xuất này sẽ không còn là tư liệu và sản phẩm của nền sản xuất tư nhân nữa, mà sẽ chỉ có thể làm tư liệu sản xuất trong tay những người liên hiệp, tức là chỉ có thể làm sở hữu xã hội của họ, cũng như chúng là sản xuất xã hội của họ. - Các công ty cổ phần là điểm quá độ để biến tất cả các chức năng của quá trình tái sản xuất hiện còn gắn liền với quyền sở hữu tiến bộ đơn giản thành chức năng của những người sản xuất liên hiệp, tức là thành chức năng xã hội, trở thành các nhà máy hợp tác, đến một giai đoạn phát triển nhất định lực lượng sản xuất sẽ làm cho “một phương thức sản xuất mới nảy sinh ra và phát triển trên cơ sở một phương thức sản xuất cũ ”.

Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý của Đại hội đông cổ đông. - Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của công ty; tính trung thực hợp lý trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, hình thức cổ phần hoá phổ biến là: Bán phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nnghiệp kết hợp phát hành thêm cổ phiếu (chiếm 43,4 %) tiếp theo đó là bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp (26%); còn lại là bán toàn bộ vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (15,5%); Giữ nguyên vốn nhà nước, phát hành thêm cổ phiếu là( 15,1%). Điều này cho thấy ở thời điểm năm đầu cổ phần hoá, việc chuyển sang mô hình mới chưa có tác động đột biến tức thời tới các yếu tố liên quan trực tiếp đến doanh thu như tăng sức sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng đã có tác động mạnh đến các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động là lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Để xử lý mối quan hệ này cần làm rừ cơ quan chủ quản trước đõy, nếu cần đóng vai trò là đại diện chủ sở hữu nhà nước trong công ty cổ phần mà nhà nước còn nắm giữ cổ phần thì chỉ được thực hiện sự chỉ đạo thông qua vai trò là cổ đông, đại diện chủ sở hữu nha nước tại công ty không thể áp đặt các mệnh lệnh hành chính nhất là trong trường hợp sở hữu nhà nước không nắm phần chi phối.

Theo một số cuộc điều tra cho thấy vẫn còn một bộ phận không nhỏ các cổ đông chưa nhận thức được đúng đắn các quyền lợi, lợi ích và nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp nên diễn ra hai thái cực: hoặc là cổ đông không nắm rừ cỏc quy định phỏp lý về quyền hạn của cổ đụng, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc cũng như thủ tục, trình tự tổ chức Đại hội cổ đông, đặc biệt là của Đại hội đông cổ đông bất thường… dẫn đến cổ đông lạm quyền và can thiệp quá sâu vào công tác quản lý, điều hành công ty, gây nên những xung đột nội bộ không đáng có. Theo Điều 57 của Bộ luật Lao động sửa đổi và Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương thì đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (gồm cả công ty cổ phần) được quyền tự xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương theo các nguyên tắc do Nhà nước quy định, có sự tham gia thoả thuận của Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Có thể nói đây là một chính sách mở, tạo cho doanh nghiệp nhà nước khi chuyển sang cổ phần hoá được quyền quyết định về tiền lương đối với người lao động, trả lương theo năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động của mỗi người theo quan hệ thoả thuận và phù hợp với cơ chế thị trường, đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong việc phân phối tiền lương và trả công lao động, nhằm phát huy hơn nữa yếu tố lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

NHỮNG VIỆC TIẾP TỤC PHẢI LÀM TRONG CÁC NĂM TIẾP THEO CỦA CỔ PHẦN HOÁ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH CỔ PHẦN HểA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO. Điều này càng đòi hỏi phải thúc đẩy nhanh hơn nữa việc cải cách doanh nghiệp nhà nước trước hết là đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá.

MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CỔ PHẦN HOÁ

Đã có nhiều hoạt động như: tổ chức các lớp tập huấn chung cho cán bộ chủ chốt các cơ quan quản lý các cấp, các doanh nghiệp; xuống tận từng doanh nghiệp hướng dẫn cụ thể những công việc cần làm, giúp đỡ cách thức giải quyết những vướng mắc gặp phải trong quá trình chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Như: quyền lợi mua cổ phần ưu đãi, cổ phần ưu đãi cho người lao động nghèo trả chậm, chế độ bảo hiểm cho người lao động đến tuổi hoặc nghỉ hưu trước tuổi được quan tâm thoả đáng. Như vậy, mới tạo động lực được cho người lao động có tinh thần lao động tốt hơn, năng suất lao động được nâng cao, tạo sự gắn bó với doanh nghiệp.

Song trong quá trình thực hiện lại nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, do đó việc nắm bắt nhanh các vấn đề đó và kịp thời giải quyết sẽ làm cho quá trình cổ phần hoá được thực hiện nhanh hơn.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

+ Để đảm bảo tỷ lệ và quy mô vốn nhà nước tại các ngân hàng sau cổ phần hoá, không nên áp dụng cứng nhắc các biện pháp xủ lý nợ như doanh nghiệp nhà nước thông thường (dùng nguồn dự phòng để bù đắp, giảm lãi tại thời điểm cổ phần hoá, trừ vào vốn nhà nước) mà phải có cơ chế để bù đắp cho ngân hàng các khoản nợ xấu, nợ quá hạn với khối lượng lớn từ các khác hàng tín dụng, nhất là khách hàng là khu vực doanh nghiệp nhà nước, là các dự án, công trình trọng điểm quốc gia… Tương tự, các quy định về xử lý các khoản nợ phải trả trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cũng không phù hợp với cổ phần hoá ngân hàng thương mại, đặc biệt là các hoản tiền gửi của khách hàng. Công tác thông tin tuyên truyền về cổ phần hoá không chỉ bó hẹp trong phạm vị doanh nghiệp cổ phần hoá mà phải tuyên truyền phổ bến về các chính sách và lợi ích của cổ phần hoá nói riêng và đổi mới doanh nghiệp nói chung tới mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan và tổ chức trong xã hội… có như vậy mới có tác động mạnh mẽ và động lực để nhà quản lý và người lao động thực sự yên tâm, toàn tâm, toàn lực ủng hộ quá trình cổ phần hoá của doanh nghiệp mình. - Tăng cường tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động và cán bộ quản lý trong doanh nghiệp cổ phần hoá vê quyền cổ đông, của các cơ quan quản lý trong công ty, trình tự thủ tục thông qua các quyết định quan trọng của công ty nhằm làm cho cổ đông đực biệt là cổ đông là người lao đông nắm được các quy định pháp lý tránh tình trạng xung đột trong nội bộ doanh nghiệp hoặc làm chủ “hình thức” hoặc “sai lệch vị trí” của người lao động và các cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp sau khi chuyển đổi do không am hiểu pháp luật để đảm bảo hiệ quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hoá.

Bên cạnh đó Nhà nước phải hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua các lớp đào tạo chuyên môn về nâng cao khả năng điều hành quản lý doanh nghiệp đặc biệt là về lĩnh vực phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu, vay vốn ngân hàng và chuyển quỹ dự trữ vào vốn của công ty trên cơ sở từng bước nâng cao nhận thức và tự các doanh nghiệp quyết định lúc nào thì dùng các hình thức huy động dựa trên nguyên tắc cân đối giữa nhu cầu và chi phí thực hiện.