Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ đông xuân tại xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

MỤC LỤC

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÍ LUẬN

    Lạc phục vụ cho công nghiệp ép dầu, dầu lạc được dùng làm thực phẩm và chế biến dùng cho các ngành công nghiệp khác như (chất dẻo, xi mực in, dầu diesel, làm dung môi cho thuốc bảo vệ thực vật..), ngoài ra khô dầu lạc còn được dùng làm thức ăn cho người và chăn nuôi gia súc và gia cầm. Cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ làm cho người dân đã nhận thức và học hỏi được nhiều kinh nghiệm kết hợp với tập quán canh tác làm tăng năng suất cây trồng, giảm một phần chi phí đáng kể cho người dân sản xuất về giống, khâu làm đất, các biện pháp chăm sóc.

    CƠ SỞ THỰC TIỄN

      Tuy vậy, cho đến nay nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò của cây lạc trong nông nghiệp cũng như trong đời sống của nhân dân ta chưa thật đúng mức vì vậy mà diện tích, sản lượng, năng suất trồng lạc ở nước ta trong những năm gần đây tăng lên không đáng kể điều đó được thể hiện qua bảng 2 về tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam qua 3 năm (2009-2011). Điều này được hiểu là do tâm lý của người dân, họ nghĩ lạc không xuất khẩu được nữa nên thu hẹp diện tích trồng lạc chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, nguyên nhân khác nữa là do gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi và sâu bệnh nhiều nhất là sâu cuốn lá ảnh hưởng đến sản lượng của toàn tỉnh. Nhìn chung là giảm tương tự 2 chỉ tiêu trên, điều này cũng dễ hiểu là do diện tích, sản lượng giảm làm cho năng suất giảm, bên cạnh đó là do năm 2011 gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi và sâu bệnh nhiều làm ảnh hưởng đến năng suất lạc.

      Hà Tĩnh vẫn còn là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, kinh tế chậm phát triển, cơ cấu kinh tế lạc hậu, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của một tỉnh đồng bằng có điều kiện phát triển kinh tế toàn diện. Là một huyện thuộc vùng chiêm trũng, có địa hình thuộc vùng bán sơn địa rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là rất thích hợp với các loại cây trồng như: lúa, màu, rau, cây công nghiệp ngắn ngày trong đó có cây lạc.

      Bảng 1: Những nước đứng đầu thế giới về sản xuất lạc 2008/2009 Quốc gia Sản lượng (triệu tấn) Cơ cấu (%)
      Bảng 1: Những nước đứng đầu thế giới về sản xuất lạc 2008/2009 Quốc gia Sản lượng (triệu tấn) Cơ cấu (%)

      HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC Ở XÃ THẠCH MỸ, HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

      ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1. Điều kiện tự nhiên

        Nhìn chung, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, môi trường của xã có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế- xã hội nhất là phát triển kinh tế nông nghiệp kiêm ngành nghề dịch vụ. Tiềm lực kinh tế của xã, các hộ dân những năm gần đây đã được nâng cao, nên các hộ dân có vốn đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất nhà ở, các công trình phục vụ sản xuất, phúc lợi xã hội trên địa bàn. Thạch Mỹ nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão vùng từ Vịnh Bắc Bộ nên dễ xảy ra tình trạng lụt lội trên diện rộng, và gây thiệt hại về hoa màu, tài sản , đe dọa tính mạng cho nhân dân.

        Một số yếu tố khí hậu như mùa hè thời tiết nóng , mưa lớn tập trung, chịu ảnh hưởng của gió lào hoạt động từ tháng 6-7 , mùa đông lạnh ảnh hưởng xấu tới sản xuất và sức khỏe con người. Tỷ lệ lao động được đào tạo có chứng chỉ chưa cao, những người lao động có trình độ cao trong các ngành kinh tế của xã rất hạn chế, đòi hỏi phải chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế sang lĩnh vực phi nông nghiệp, tới năm 2020 lao động nông nghiệp phải giảm còn 35%.

        HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2012 Ở XÃ THẠCH MỸ, HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

          Lạc trồng ở miền Trung đa số trồng một vụ Đông Xuân kéo dài trong 3 tháng mà lao động nông nghiệp mang tính thời vụ, khi tới mùa vụ thì lao động không đủ để tập trung sản xuất, thiếu nhân lực bởi vì đa số các hộ điều tra thiếu người làm khi có mùa vụ nhưng lại dư thừa khi mùa vụ kết thúc nhất. Do ở đây đa số là những người làm nông nghiệp còn trẻ có trình độ học vấn lớp 7, 10, 12 nên dễ tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm cách thức làm ăn giỏi trong và ngoài xã, tham gia nhiều lớp tập huấn khuyến nông từ đó đưa ra quyết định sản xuất đúng đắn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất lạc nói riêng. Độ tuổi bình quân là 47,35 tuổi, đây là một điều kiện rất thuận lợi cho việc trồng lạc nhưng bên cạnh đó nó cũng có những hạn chế do đa số là những người có độ tuổi cao nên vẫn còn theo phong tục lạc hậu, bảo thủ, không chịu đổi mới áp dụng tiến bộ khoa học–kỹ thuật nó cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến năng suất lạc.

          Như vậy mức độ đầu tư về trang bị kỹ thuật còn rất thấp và vẫn còn sử dụng các công cụ truyền thống, thô sơ, từ đó đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm nhất là vấn đề dồn điền đổi thửa tạo điều kiện cho việc sử dụng máy móc năng suất cao để giảm sức lao động cho con người, dùng thời gian đó vào các hoạt động truyền thống trên địa bàn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Như vậy giống lạc L14 và L26 cho năng suất cao, trồng được nhiều vụ trong năm, trồng được trên nhiều loại đất khác nhau và khả năng chống chịu khá với các bệnh đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt, chống chịu trung bình với bệnh héo xanh vi khuẩn, khả năng chống đổ tốt nên được gieo trồng trên diện tích rộng. Lựa chọn giống tốt, thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, điều kiện sản xuất ở từng vùng, cho từng loại đất, đồng thời bảo quản tốt hạt giống đảm bảo hạt giống đem gieo có tỷ lệ nảy mầm cao, mọc đều, mầm mọc khỏe là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong việc trồng lạc đạt năng suất và hiệu quả cao mà các viện nghiên cứu, trại giống đang tìm hiểu và lai tạo nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân.

          Tuy nhiên, cần có sự đầu tư ở mức độ hợp lý cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương vào công tác sử dụng giống, phân bón đúng kỹ thuật, tuyên truyền học hỏi kinh nghiệm sản xuất với các hộ nông dân giỏi có tay nghề và mở các lớp tập huấn về kỹ thuật thâm canh lạc cho năng suất cao và đem lại hiệu quả cho người dân.

          Bảng 5. Tình hình sản xuất lạc của xã Thạch Mỹ giai đoạn 2010-2012
          Bảng 5. Tình hình sản xuất lạc của xã Thạch Mỹ giai đoạn 2010-2012

          HUYỆN LỘC HÀ TỈNH HÀ TĨNH

          • Giải pháp về giống
            • Giải pháp về công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật 1. Về công tác khuyến nông

              Việc phát triển sản xuất hàng hoá luôn gắn liền với cơ sở hệ thống hạ tầng cần được chú ý đầu tư và phát triển trong nhiều năm nay như chương trình kiên cố hoá kênh mương, chương trình bê tông hoá giao thông cho các vùng nguyên liệu được cung cấp tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển, giao lưu hàng hoá nhanh và hiệu quả. Vì vậy một trong những yêu cầu sản xuất của hàng hoá là sản xuất với số lượng lớn và tập trung, trong điều kiện các vùng sản xuất, việc vận chuyển đường thuỷ không thể thực hiện được, vì vậy ngoài việc khai thác các tuyến đường hiện có cần tập trung khai thác các tuyến đường tỉnh lộ. Chính quyền địa phương cần phải tổ chức tập huấn chuyên đề cho nông dân ngay để kịp thời áp dụng vào sản xuất, tránh tình trạng nông dân rập khuôn máy móc các khâu sản xuất giống lạc cũ vào cho các giống lạc mới phổ biến cho nông dân Xã biết một số mô hình thâm canh cây lạc đạt năng suất cao đã thành công mà một số nơi đang áp dụng, ví dụ thâm canh lạc theo mô hình che phủ ni lon.

              Trong sản xuất nông nghiệp, mối lo ngại lớn nhất của người nông dân là giá cả và thời tiết vì đó là hai yếu tố lớn luôn uy hiếp lợi ích kinh tế của họ, trong đó thời tiết là yếu tố con người chưa đủ khả năng làm chủ mà chỉ ứng dụng khoa học kỹ thuật để tránh thiên tai, luồn lách thời vụ, thích ưng với biến động của thời tiết để giảm bớt rủi ro và phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Hiện nay nông dân và các tổ chức kinh tế đang sư dụng phổ biến các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh, không những đối phó Thạch Mỹ mà nhiều địa phương khác cũng đang ứng dụng.Để hạn chế những mặt tiêu cực của việc bảo vệ thực vật nên dùng các biện pháp phòng trư tổng hợp theo chương trình IBM đang được ứng dụng khà phổ biến trên địa bàn xã Thạch Mỹ.