MỤC LỤC
Do những nguyên nhân như trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên thường chỉ lấy mẫu kiểm toán chứ không kiểm tra toàn bộ, hay việc thu thập các bằng chứng kiểm toán thường mang tính thuyết phục hơn là chứng minh sự chính xác tuyệt đối của các số liệu trên Báo cáo tài chính, hay là còn tùy thuộc nhiều vào óc xét đoán nghề nghiệp của từng kiểm toán viên… nên trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào cũng tồn tại những hạn chế tiềm tàng. (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ). Chẳng hạn như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có sự thay đổi nhanh về kỹ thuật rất có thể dẫn đến khả năng có sai sót cao ở khoản mục hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính do không lập dự phòng giảm giá đầy đủ đối với những hàng hóa bị lỗi thời; hay khoản mục tiền trên Báo cáo tài chính thường có khả năng sai sót cao do tiền là loại tài sản nhạy cảm với gian lận. Mức độ rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh doanh của khách thể kiểm toán, loại hình kinh doanh và cả năng lực nhân viên của khách thể kiểm toán. Kiểm toán viên không tạo ra và cũng không kiểm soát rủi ro tiềm tàng mà họ chỉ đánh giá chúng. Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng có thể được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau như từ cuộc kiểm toán năm trước hay từ những tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh, chính sách kế toán, tài chính của khách thể kiểm toán. Đánh giá rủi ro tiềm tàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì trên cơ sở đó kiểm toán viên dự kiến những công việc, thủ tục kiểm toán sẽ được thực hiện đối với các khoản mục, nghiệp vụ trọng yếu trên Báo cáo tài chính. Rủi ro kiểm soát: “là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng khoản mục, nghiệp vụ trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời”. Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ).
Khác với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên phải có trách nhiệm phát hiện các thủ tục thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát đối với rủi ro phát hiện.
Để có thể có cái nhìn cụ thể hơn về quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại VACO, em xin phép được trình bày minh họa hai khách hàng của VACO song song với việc trình bày những hướng dẫn chuẩn của Deloitte Touche Tohmatsu về đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chính vì vậy, công việc đầu tiên mà VACO làm trước khi chấp nhận kiểm toán đối với một khách hàng bao giờ cũng là đánh giá rủi ro của hợp đồng này để xem liệu có thể tiếp tục hoặc bắt đầu tiến hành kiểm toán cho khách hàng đó không và để có thể xây dựng một kế hoạch kiểm toán hợp lý khi chấp nhận hợp đồng đó. Thông qua việc nghiên cứu Hồ sơ kiểm toán của Công ty A năm ngoái cũng như phỏng vấn trực tiếp đối với Ban giám đốc và Kế toán trưởng, kiểm toán viên nhận thấy: trong năm 2006, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ổn định, tính liêm chính của Ban giám đốc được đánh giá cao, Công ty cung cấp đấy đủ tài liệu mà kiểm toán viên yêu cầu và có thái độ hợp tác với kiểm toán viên.
Thông qua nghiên cứu Hồ sơ kiểm toán đối với Công ty B năm ngoái, kiểm toán viên nhận thấy công nợ của Công ty B đã vượt quá tài sản hiện thời, thêm vào đó số lỗ lũy kế của công ty đã vượt quá số vốn pháp định, những điều này có thể đặt ra sự nghi ngờ có thể Công ty không có đủ khả năng hoạt động trong thời gian tới. Nguyên nhân là sự đánh giá rủi ro thực hiện ở trên dựa trên những hiểu biết khái quát nhất về công ty khách hàng và sau này khi tìm hiểu một cách sâu hơn về khách hàng, kiểm toán viên có thể có sự điều chỉnh mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn này nếu trong quá trình tìm hiểu kiểm toán viên nhận thấy có những điểm đặc biệt lưu ý khác. Công ty B hoạt động trong lĩnh vực mang tính rủi ro cao hơn vì các hoạt động của công ty mạo hiểm và khó kiểm soát hơn nhất là khi năm nay Công ty có rất nhiều thay đổi như: thay đổi năm tài chính từ kết thúc ngày 31 tháng 3 sang kết thúc ngày 31 tháng 12, thay đổi nhân sự trong Hội đồng quản trị, lần đầu tiên áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Nếu trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện ra các sai phạm trọng yếu đối với khoản mục cơ sở đánh giá trọng yếu và tính toán giá trị trọng yếu chi tiết, kiểm toán viên sẽ phải yêu cầu kế toán của khách hàng điều chỉnh và thực hiện lại quá trình trên hoặc kiểm toán viên cũng có thể sử dụng một chỉ tiêu khác có liên quan đến những người sử dụng Báo cáo tài chính làm cơ sở đánh giá trọng yếu và tính toán giá trị trọng yếu chi tiết. Nếu loại nghiệp vụ có mức rủi ro kiểm soát cao trên mức trung bình nhưng bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm toán viên cho rằng có thể giảm mức rủi ro này xuống thì kiểm toán viên sẽ tăng số lượng chọn mẫu thích hợp để có thể giảm rủi ro kiểm soát và thiết lập độ tin cậy hợp lý đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàngx.
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất đó là Công ty đã xây dựng cho mình một phần mềm kiểm toán có chất lượng, có tính khoa học và hiệu quả cao dựa trên phần mềm kiểm toán AS/2 được Công ty kiểm toán Deloitte Touche Tohmatsu cung cấp, được áp dụng vào thực tiễn phù hợp với Chế độ Tài chính - Kế toán và môi trường pháp luật Việt Nam. Hơn nữa việc chỉ sử dụng giá trị trọng yếu chi tiết MP thay cho mức trọng yếu PM và việc tính toán giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được trên toàn bộ báo cáo tài chính thấp hơn mức chênh lệch giữa giá trị trọng yếu chi tiết MP và giá trị trọng yếu PM càng khẳng định chất lượng cuộc kiểm toán do VACO thực hiện. Tuy nhiên, trong thực hiện kiểm toán thực tế, các nhóm kiểm toán có thiên hướng tính toán riêng mức trọng yếu khi kiểm toán các công ty con thay vì áp dụng mức trọng yếu xác định cho toàn Tổng công ty, công ty và căn cứ tính để mức mức độ trọng yếu của mỗi nhóm thường khác nhau (có nhóm dựa trên doanh thu, có nhóm.
Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện cũng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định như: phải tuân thủ Chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán và các quy định hiện hành khác tại Việt Nam; phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn của Deloitte đã đề ra vì VACO là một thành viên của Deloitte toàn cầu; phải dựa trên tình hình thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nước ngoài khi đứng trước xu thế hội nhập; quá trình hoàn thiện không làm mất thêm nhiều chi phí và thời gian cho một cuộc kiểm toán vì như thế thì dù quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán có tốt lên nhưng hiệu quả của cuộc kiểm toán lại không đạt được; phải hoàn thiện ngay trong bản chất của vấn đề, đó là những kiểm toán viên, người gần như có yếu tố quyết định trong việc nhận định mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Tuy nhiên, VACO chưa nghiên cứu áp dụng phương pháp này vào trong thực tiễn mà chủ yếu vẫn là dùng Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật, điều này có thể dẫn đến việc khó tìm ra điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ khi thái độ trả lời của người được hỏi không trung thực, dẫn đến đánh giá sai mức độ rủi ro kiểm soát. Một lợi thế của VACO là trong Hệ thống kiểm toán AS/2 mà VACO được phép sử dụng của Deloitte đã có những quy ước về các ký hiệu trong lưu đồ và hơn nữa kiểm toán viên VACO là những người có trình độ cao, giàu kinh nghiệm được đào tạo bài bản nên sẽ nhanh chóng tiếp thu áp dụng phương pháp này trong đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.