Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 cho Việt Nam

MỤC LỤC

ĐẠI KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2008

Bức tranh cuộc khủng hoảng tài chính sau hơn 1 năm nhìn lại

* Tháng 6/2007: Hai quỹ phòng hộ (hedge fund - một loại quỹ có tính đại chúng thấp và không bị quản chế quá chặt) của Bear Stearns - ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ - quỵ ngã sau khi đánh cược vào các chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ. * Ngày 17/12/2007: Cuộc khủng hoảng tín dụng đã lan sang châu Úc với nạn nhân là Tập đoàn Centro Properties, một chủ sở hữu của các phố buôn bán lớn ở Mỹ tại Úc sau khi tập đoàn này đưa ra cảnh báo lợi nhuận giảm. * Ngày 11/1/2008: Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền gửi và vốn hoá thị trường - đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial sau khi ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản do các khoản cho vay khó đòi quá lớn.

* 29/4/2008: Deutsche Bank lần đầu tiên trong năm năm công bố một khoản thua lỗ trước thuế sau khi buộc phải trích lập dự phòng 4,2 tỷ USD cho các khoản nợ xấu và các chứng khoán được đảm bảo bởi các khoản thế thấp bất động sản.

Những tác động và hệ luỵ của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu

  • Đối với thế giới: Xem xét theo từng lĩnh vực

    - Hệ thống ngân hàng, tài chính, TTCK sụp đổ: Ngay sau khi ngân hàng Lehman Brothers chính thức tuyên bố phá sản, tập đoàn bảo hiểm số 1 AIG đối mặt với nguy cơ khánh kiệt khiến chính quyền Greorge Bush phải can thiệp; rồi một trụ cột khác của nền tài chính Mỹ là Merrill Lynch chỉ sống sót sau khi được ngân hàng Bank of America mua lại một phần vốn; chỉ số chứng khoán tuột dốc mạnh. Do thất nghiệp bùng nổ, thâm hụt ngân sách tăng, nước nào lo nước ấy=> Giám đốc nghiên cứu của Trường đào tạo kinh tế cao cấp Ethess, Pháp cho rằng: “ từ tháng 6 đến nay sự phân tán giữa các nước trong khu vực đồng Euro gia tăng đáng kể”. * Thất nghiệp, đối nghèo gia tăng: tình trạng sa thải công nhân diễn ra trên khắp mọi lĩnh vực của nền kinh tế từ sản xuất, bán hàng, gia công cho tới các ngành dịch vụ mà có lẽ chịu tác động mạnh nhất là tài chính ngân hàng;.

    => cuộc khủng hoảng TC giúp ta nhận thấy: không phải là mua sắm nhiều hơn, tiêu dùng nhiều hơn mà chính là gia đình, bạn bè, cuộc sống tiết kiệm là những việc có ý nghĩa thiêt thực góp phần chống đói nghèo.

    Nguyên nhân cuộc khủng hoảng

    Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ ( CIA) đã cho rằng: sự rối loạn chính trị do suy thoái toàn cầu đã thay thế chủ nghĩa khủng bố trở thành mối đe doạ lớn nhất đối với anh ninh quốc gia Mỹ. - Thứ nhất, bắt đầu từ năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn đến việc các ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản (mặc dù những loại lãi suất cho vay tiền mua nhà do các ngân hàng thương mại ấn định bao giờ cũng cao hơn nhiều so với lãi suất cơ bản của Fed, nhưng mức độ cao hay thấp của chúng bao giờ cũng phụ thuộc vào lãi suất cơ bản). - Thứ nhì, về phương diện sở hữu nhà cửa, chính sách chung của chính phủ lúc bấy giờ là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và các nhóm dân da màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà.

    Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại, biến chúng thành các loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp (mortgage-backed securities - MBS), rồi bán lại cho các nhà đầu tư ở Phố Wall, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư khổng lồ như Bear Stearns và Merrill Lynch.

    Biểu đồ : Giá cả nhà ở Mỹ giai đoạn 2008-2010 (Nguồn

    Để có thể được vay, nhóm người này thường phải trả lãi suất cao hơn và thường được cho mượn dưới hình thức lãi suất điều chỉnh theo thời gian (ví dụ, nếu thỏa thuận là được vay với lãi suất 6% và điều chỉnh sau 3 năm thì đúng ba năm sau lãi suất mới sẽ được ấn định theo thời điểm đó). Ngoài ra, các ngân hàng thương mại hoặc các công ty cho vay thế chấp còn giữ lại phần lớn các khoản vay cho mình (thay vì bán lại cho Fannie Mae chẳng hạn) cũng nhìn dòng vốn và tín dụng của mình bị cạn kiệt khi phải đương đầu với tỷ lệ mất khả năng trả nợ ngày càng cao của người vay thuộc nhóm dưới chuẩn. Tóm lại, bởi vì có nhiều mối liên hệ chằng chịt giữa người vay và nhiều thành phần cho vay trực tiếp cũng như gián tiếp, việc tụt dốc của thị trường BĐS đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính nói chung.

    Mức độ lan tỏa và nghiêm trọng của vấn đề là do sự mua đi bán lại các công cụ tài chính phát sinh (các MBS và CDS) đã kéo quá nhiều các thành phần đầu tư, trong cũng như ngoài nước, vào cuộc chơi trong khi luật lệ của sõn chơi thỡ vẫn thiếu sút hoặc khụng rừ ràng.

    PHẦN III: CUỘC ĐẠI KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008-2009 VÀ VIỆT NAM 3.1 Khủng hoảng Tài chính tác động đến nền kinh tế Việt Nam

    • Biện pháp đối phó với KHTC và suy giảm kinh tế của Chính phủ Việt Nam .1 Các giải pháp của chính phủ Việt Nam

      - Khủng hoảng tài chính ngày càng ảnh hưởng rộng trên thị trường tài chính thế giới, theo đó các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn, dẫn đến các nhà đầu tư có thể bán ròng cổ phiếu, trái phiếu hoặc họ sẽ có xu hướng thận trọng hơn trong quyết định đầu tư khi các thị trường lớn của họ đang gặp khó khăn và việc họ cơ cấu lại chứng khoán Việt Nam là điều có thể xảy ra. Bước sang năm 2008 nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao buộc người dân phải giảm chi tiêu, giao dịch diễn ra cầm chừng trong bối cảnh thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ, giá BĐS đã giảm đến 40%, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS rơi vào khó khăn, không bán được sản phẩm lại phải chịu lãi suất cao do chính sách thắt chặt tiền tệ làm lãi suất ngân hàng tăng cao.Giá BĐS giảm sẽ kéo theo tài sản ngân hàng cũng giảm theo, nợ xấu tăng lên làm cho cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại rơi vào tình thế bất lợi. Thêm vào đó, do lãi suất cho vay VND sau khi hỗ trợ khá thấp, tương đương lãi suất cho vay bằng USD nhưng do lo ngại rủi ro tỷ giá, các doanh nghiệp nhập khẩu chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ, gây sức ép tăng tỷ giá và căng thẳng thanh khoản trên thị trường ngoại hối, doanh nghiệp có vốn tự có gửi vào NHTM để hưởng lãi suất cao (7- 10%) nhưng vẫn vay vốn VND chuyển sang tiền gửi để hưởng chênh lệch lãi suất.

      Mặt khác, với mức vốn hỗ trợ lãi suất tiền vay 4%/năm (những dự án đã được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển đang vay với lãi suất ưu đãi 6,9%, được hỗ trợ thêm 4%, chỉ còn chịu chi phí lãi có 2%) là khá lớn, đối tượng được thụ hưởng thuộc nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, nếu kéo dài sẽ phát sinh tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giảm năng lực và cố gắng của các doanh nghiệp. Nếu giả sử nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục phục hồi, tăng trưởng, Việt Nam sẽ phải tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ và hạn chế nhập siêu, khi đó mức độ suy giảm tăng trưởng của các doanh nghiệp trong nước sẽ còn lớn hơn nhiều so với những gì đang diễn ra hiện nay.Vì thế, ta cần phải nhìn nhận rằng đây là một thời điểm thuận lợi cho Việt Nam tiến hành các cải cách kinh tế nhằm ngăn chặn suy thoái và khủng hoảng quay trở lại, đồng thời tạo ra một cấu trúc kinh tế mới, giúp cho Việt Nam phát triển nhanh hơn và bền vững hơn các quốc gia khác khi kinh tế thế giới hồi phục. Cần nhận định rừ rằng, Trung quốc là một siờu cường đang nổi lờn, một “nhà mỏy sản xuất ” của thế giới, một thị trường đang tăng trưởng nhanh (vừa vượt cả Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ ô tô lớn nhất thế giới); và là một quốc gia có dự trữ vốn cũng vào loại gần như lớn nhất thế giới.Một chính sách nhằm làm co hẹp dần khoảng cách về năng suất của nền kinh tế Việt nam so với Trung quốc sẽ biến Việt nam thành nơi “hút” đầu tư nước ngoài cực mạnh, ngay khi nền kinh tế thế giới phục hồi trở lại.