Công nghiệp hóa ở các nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

MỤC LỤC

Công nghiệp hóa ở các nước ASEAN

Một bước đi quan trọng của quá trình công nghiệp hóa ở các nước ASEAN là rất linh hoạt trong việc chuyển hướng công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, sang công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu đồng thời quan tâm. Điều nổi bật trong chiến lược này là kết hợp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp truyền thống, sản phẩm sử dụng nhiều lao động với sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao. Việc thu hút vào đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ đã giúp cho các nước ASEAN đổi mới được công nghệ, hiện đại hóa và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Trong quá trình công nghiệp hóa ASEAN đã chú trọng tới việc giáo dục văn hóa truyền thống và giáo dục hướng nghiệp cho người lao động, đồng thời tăng cường sự điều tiết của nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa. Các nước ASEAN đã xây dựng và áp dụng một loạt các chính sách quan trọng. Điểm nổi bật là chuyển hướng chiến lược từ công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.

Thứ hai, là các chính sách can thiệp vào ngoại thương bảo hộ ngành chế tạo nội địa như chính sách đền bù thông qua thuế, khuyến khích xuất khẩu và điều tiết ngoại thương thông qua các quy định về thủ tục xuất khẩu, đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép đầu tư nhằm khuyến khích đầu tư. Thứ ba, nhà nước can thiệp vào thị trường lao động thông qua quy định mức lương tối thiểu, can thiệp vào thị trường vốn thông qua hoạt động của các ngân hàng nhà nước và sự kiểm soát của ngân hàng tư nhân. Những quy định về giá cả với hàng hóa thiết yếu để đảm bảo sự công bằng và chống độc quyền về giá cả.

Thứ tư, nhà nước có chính sách thu hút vốn đầu tư kể cả đầu tư ra nước ngoài và huy động vốn đầu tư từ trong nước do vậy khuyến khích dân cư tiết kiệm để tăng đầu tư (ở Việt Nam thì nhà nước tích cực phát hành trái phiếu chính phủ). Thứ năm, nhà nước có chính sách cân bằng lại khu vực tư nhân và khu vực công cộng, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tư nhân hóa xí nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng. (Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam). 3) Xây dựng thị trường phục vụ công nghiệp hóa. Mọi quá trình sản xuất phải bắt đầu từ xem xét tổng cầu chứ không phải tổng cung. Tức là cần tìm hiểu người ta cần cái gì và cần bao nhiêu để sản xuất chứ không phải là mình sản xuất được bao nhiêu. Nói cách khác, để công nghiệp hóa thành công phải tạo ra được một thị trường rộng lớn, khuyến khích tiêu dùng trong nước. Nhưng với các nước đang phát triển, nếu chỉ tập chung vào thị trường nội địa sẽ dẫn tới thất bại. Do thu nhập thực tế thấp, năng suất lao động thấp nên thị trường nội địa là không đủ. Cần phải mở rộng buôn bán hợp tác quốc tế. Không phải chỉ quan hệ giữa các nước nghèo với nhau mà nên hợp tác buôn bán với các nước phát triển thì lợi ích đem lại sẽ lớn hơn rất nhiều. Có một điều chắc chắn rằng: thị trường trong nước là có hạn còn thị trường quốc tế là vô hạn. Vấn đề là khả năng của mỗi nước đến đâu?. 4) Khai thác lợi thế so sánh.

Các nước đang phát triển có những lợi thế nổi trội so với các nước phát triển, đó là nhân công dồi dào, giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều loại có giá trị kinh tế cao. Thị trường nội địa của các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa không đủ khả năng và trình độ để khai thác hiệu quả những lợi thế so sánh của đất nước. Việc khai thác lợi thế đẩy mạnh xuất khẩu sẽ giúp các nước kém phát triển tránh được tình trạng nhập siêu từ đó: hợp lí hóa cơ cấu ngành nghề trong nước đảm bảo phát triển bền vững.

Khả năng vận dụng và các giải pháp cho công nghiệp hóa ở Việt Nam

Yếu tố quan hệ kinh tế quốc tế tác động đến công nghiệp hóa

“Mở cửa” nền kinh tế là sự đổi mới mang tính bước ngoặt trong tư duy và quan điểm kinh tế của đảng và nhà nước. Và quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta ngày càng được mở rộng. Năm 1998, nước ta tham gia Diễn đàn kinh tế các nước châu Á Thái Bình Dương (APEC).

Và gần đây nhất, chúng ta đang đàm phán để gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Tất cả các động thái trên, nhằm đưa Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Hội nhập kinh tế, hợp tác kinh tế có lợi cho mọi quốc gia nếu biết tận dụng.

Tuy rằng việc gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ khiến Việt Nam gặp những khó khăn nhất định trong quá trình công nghiệp hóa nhưng đây cũng chính là cơ hội để chúng ta phát triển.

Lời kết và một số kiến giải

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam đến năm 2000

Trung tõm khoa học xó hội và nhân văn quốc gia-Viện kinh tế thế giới. Công nghiệp hóa ở Nies Đông nam Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.