Đầu tư và vấn đề huy động vốn đầu tư ngành Dầu khí Việt Nam

MỤC LỤC

Đặc điểm của ngành dầu khí và vấn đề huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí

Do đó về mặt công nghệ, trình độ công nghiệp dầu khí ở tất cả các nước đều gần như nhau, không phân biệt đó là nước phát triển cao hay lạc hậu. Ngành dầu khí là ngành công nghiệp bao gồm rất nhiều công đoạn không những thăm dò, khai thác mà còn phải chế biến từ dầu thô trở thành dầu tinh. Nhóm trung nguồn gồm các hoạt động tàng trữ vận chuyển, và nhóm hạ nguồn gồm các hoạt động xử lý, chế biến ( lọc dầu, hoá dầu, hoá khí ) và phân phối.

Trong ngành công nghiệp dầu khí để khai thác được một tấn sản phẩm thì phải mất nhiều năm từ việc thăm dò khai thác, khảo sát địa chất công trình, thẩm định trữ lượng, đánh giá tiềm năng, phát triển đưa mỏ vào khai thác cũng phải qua rất nhiều công đoạn. Vì các đặc điểm đó mà cho đến giữa thế kỷ 20, ngành này hoàn toàn nằm trong tay các nước phát triển cao, cùng các tập đoàn siêu quốc gia mang tính độc quyền. Trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, đặc biệt là trong môi trường thềm lục địa và tiềm năng dầu khí của Việt Nam, cơ hội đầu tư có nhiều nhưng vốn đầu tư có hạn.

Vì vậy vấn đề huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành dầu khí không những phục vụ cho lĩnh vực thăm dò khai thác dầu thô, mà điều quan trọng nữa là chúng ta cần vốn để trang bị công nghệ, kiến thức tơi tinh lọc dầu. Nếu đặt nền kinh tế Việt Nam trong quỹ đạo kinh tế thế giới: ta thấy hiện nay năng lượng và nhiên liệu luôn được coi là đầu tàu cho sự phát triển kinh tế-xã hội, vậy mà vẫn chưa tìm ra một năng lượng, nhiên liệu nào thay thế than, dầu khí. Nguyên nhân khiến cho giá dầu tăng mạnh là do tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu đã đẩy mạnh nhu cầu sử dụng dầu thô, đặc biệt là ở châu á và Nhật Bản.

Chính vì nhu cầu dầu trên thế giới ngày một tăng lên Việt Nam cần có sự ưu tiên trong vấn đề khai thác dầu khí, nguồn năng lượng mà thiên nhiên ban tặng. Một thực tế ở Việt Nam hiện nay trong vấn đề phát triển ngành dầu mỏ là: Chúng ta chỉ mới tập trung thăm dò và khai thác dầu khí, còn khâu chế biến thành dầu tinh hầu như ta chưa có khả năng.

Thực trạng và giải pháp huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí ở Việt Nam giai đoạn hiện nay

Như vậy trong 27 năm từ khi được thành lập đến nay, ngành dầu khí Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn, là một trong những ngành kinh tế hàng đầu của đất nước, đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách của quốc gia, phục vụ Tích cực cho công cuộc phát triển và đổi mới nền kinh tế Việt Nam. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã triển khai kế hoạch phát triển ngành công nghiệp hoá dầu theo hướng nhập nguyên liệu trung gian từ nước ngoài để chế biến và sản xuất các sản phẩm hoá dầu, sau đó dần dần phát triển và tiến tới chuyển sang sử dụng nguyên liệu trong nước tạo thành một chu trình khép kín từ khâu lọc dầu đến hoá dầu. Về các dịch vụ kỹ thuật dầu khí: Trong những năm gần đây, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành và dịch vụ phục vụ sinh hoạt hết sức đa dạng với quy mô từ thấp đến cao, từng bước vươn lên cung cấp các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, mở rộng ra thị trường khu vực và quốc tế.

Trong số các ngành kinh tế, ngành công nghiệp dầu khí có số vốn trực tiếp thực hiện lớn nhất, đạt gần 1 tỷ USD do có nhiều hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí chuẩn bị phát triển mỏ và do dự án đường ống dẫn khi Nam Côn Sơn với vốn đăng ký 581 triệu USD đi vào giai đoạn kết thúc. Để có được những kết quả khả quan như vậy, những năm gần đây ngành dầu khí không những được sự đầu tư phát triển của Nhà nước để trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, mà ngành đã thu hút lượng vốn đầu tư vào rất lớn, có thể nói là lớn nhất trong các ngành công nghiệp ở Việt Nam. Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất, một liên doanh giữa PetroVietnam và Zarubeznheft (Nga) với tỷ lệ góp vốn 50/50 đã được Bộ Kế hoạch & Đầu tư cấp giấy phép và đi vào hoạt động từ 28/12/1998 nhưng trong điều hành triển khai gặp nhiều trắc trở nên chính phủ đã quyết định tự đầu tư từ cuối năm 2002.

Nhận thức được điều đó, ngành Dầu khí đã xác định mục tiêu chiến lược phát triển của mình từ nay đến năm 2020 là: Phấn đấu xây dựng ngành Dầu khí Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng tổng công ty Dầu khí Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, hoạt động đa chức năng, tham gia tích cực vào quá trình hợp tác khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu nhiên liệu năng lượng, sản phẩm hoá dầu cho nền kinh tế trong thế kỷ 21, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Phát triển ngành công ngiệp khí đầy tiềm năng của đất nước, khuyến khích để mở rộng thị trường tiêu thụ khí, xây dựng và vận hành hệ thống đường ống dẫn khí quốc gia, tham gia liên kết vào hệ thống đường ống đường ống dẫn khí khu vực, nhằm đảm bảo phát triển ổn định ngành công nghiệp khí, thoả mãn nhu cầu khí thiên nhiên cho đất nước. Đẩy mạnh khâu chế biến Dầu khí, nhằm từng bước đảm bảo an ninh nhiên liệu cho phát triển đất nước, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu, đặc biệt là nguyên liệu sản xuất sợi tổng hợp cho ngành công nghiệp dệt may, sản xuất phân đạm cho nông nghiệp, chất nổ, chất dẻo, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác, dầu nhờn, nhựa đường, chất tổng hợp,.

Phát huy những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, với tri thức kinh nghiệm và cơ sở vật chất đã tích luỹ được, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tin tưởng sẽ hoàn thành những nhiệm vụ do Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra, góp phần tích cực trong quá trình CNH_HĐH nền kinh tế đất nước, hội nhập bình đẳng với ngành công nghiệp Dầu khí khu vực và thế giới trong thế kỷ 21. Một vấn đề hết sức cấp thiết nữa được đặt ra là phải đầu tư cho các đơn vị nghiên cứu, các cộng ty thăm dò khai thác của Việt Nam để họ có thể tiếp thu, sử dụng công nghệ tiên tiến và luôn đổi mới đẻ tự lực phần lớn trong công tác thuộc phạm trù điều tra cơ bản này mới có thể chủ đọng đưa mục tiêu, ước mơ thành hiện thực. Nguồn nhân lực chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất kinh doanh , vì vậy cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng làm chủ các công nghệ hiện đại, đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư, đẩy mạnh công tác đầu tư hướng vào các lĩnh vực trọng điểm, tăng cường cung cấp các thông tin cho các nhà đầu tư.

Nếu chi phí cao, trong đó một phần do các loại thuế cao, thì lợi nhuận các bên sẽ thấp, Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau của quá trình hoạt động Dầu khí, các quy định tài chính và chính sách thuế cũng khác nhau, như trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò sẽ được miễn giảm loại thuế nào, khi khai thác dầu thì các chi phí nào không được tính vào chi phí được thu hồi…. Nên chăng để khuyến khích đầu tư thăm dò và khai thác những mỏ nhỏ, hoặc những mỏ xa bờ, có nhiều khó khăn cần điều chỉnh và bổ sung luật Dầu khí và nên áp dụng cách đánh thuế luỹ tiến, làm đòn bẩy kinh tế khuyến khích nhà đầu tư bỏ vốn vào những cấu tạo được coi là khó khăn tại thềm lục địa Việt Nam. Việt Nam đã thực hiện các biện pháp huy động vốn vào phát triển ngành Dầu khí , đặc biệt sự thụng thoỏng rừ ràng của luật đầu tư núi chung và luật Dầu khớ núi riêng đã thu hút nhiều vốn và công nghệ từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực trong phát triển ngành Dầu khí từ thăm dò, tìm kiếm, khai thác đến tinh lọc dầu.