MỤC LỤC
Nếu tiếp cận ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp thì ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Theo Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì khái niệm ngân hàng được tiếp cận dựa trên các hoạt động chủ yếu của chúng: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Như vậy thông qua một số khái niệm về ngân hàng thương mại, có thể hiểu ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với mục đích thu lợi nhuận bằng cách nhận tiền gửi và sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và các dịch vụ khác cho các cá nhân, các tổ chức kinh tế trên thị trường tài chính.
NH sẽ thực hiện các nghiệp vụ, thực hiện thanh toán cho cá tổ chức, cá nhân…Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, và tiết kiệm chi phí ngân hàng đã cũng cấp cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thánh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ,…Và tới ngày nay, ngân hàng còn cung cấp các mạng lưới điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần; đặc biệt các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua Ngân hàng trung ương hay các trung tâm thanh toán. Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu chi tiền, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán 1.1.4.7. Thông qua bảo lãnh, nguời được bảo lãnh chưa phải xuất quỹ ngay lập tức hoặc chỉ phải xuất quỹ một khoản tiền nhỏ hơn giá trị hợp đồng mà lại thu hồi vốn nhanh, đuợc vay nợ hoặc kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ…Do vậy, mặc dù không trực tiếp cấp vốn như trong cho vay nhưng bảo lãnh ngân hàng giúp cho khách hàng được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như trong trường hợp cho vay.
Loại bảo lãnh này được sử dụng rất phổ biến ví sự thuận tiện và lợi thế cho người hưởng và phù hợp với tập quán ,thông lệ giao dịch của ngân hàng thương mại trên thế giới.Tuy nhiên mặt trái của nó là việc đòi bồi thường mang tính chủ quan nên có thể xảy ra gian lận thậm chí là lừa đảo nếu người thụ hưởng là đối tác không trung thực. Nghĩa vụ đền bù cho ngân hàng phát hành thường được quy định trong thư bảo lãnh đối ứng mà ngân hàng thứ nhất cho ngân hàng thứ hai được thụ hưởng.Theo đó, nếu ngân hàng phát hành phải trả tiền cho người được thụ hưởng theo đúng các điều khoản của thư bảo lãnh .Ngân hàng phát hành sẽ được ngân hàng chỉ dẫn bồi hoàn và ngân hàng chỉ dẫn sẽ đòi được người bảo lãnh. Đối với trường hợp khách hàng chậm thanh toán phí bảo lãnh thì họ sẽ phải chịu lãi suất nợ quá hạn không quá 150% lãi suất của khoản vay được bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh vay vốn, hoặc 150% lãi suất cho vay ngắn hạn mà ngân hàng đang thực hiện đối với số phí chậm trả của các loại bảo lãnh khác, kể từ ngày đến hạn thanh toán cho thời gian chậm thanh toán số phí này.
Ngân hàng bảo lãnh thông báo thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho khách hàng khi họ hoàn tất nghĩa vụ theo hợp đồng bảo lãnh, đồng thời thông báo với các bộ phận có liên quan để cất toán số dư bảo lãnh, giải tỏa tài khoản ký quỹ van tài sản bảo đảm bảo lãnh, xử lý các vấn đề có liên quan khác van tiến hành lưu hồ sơ bảo lãnh của khách hàng. - Công tác thẩm định khách hàng: Đây là hoạt động mang vai trò quan trọng nhất trong quy trình bảo lãnh.Khi nhận được yêu cầu bảo lãnh của khách hàng, NH phải xem xét khả năng tài chính của khách hàng, khả năng thực hiện hợp đồng giữa khách hàng và bên nhận bảo lãnh, khả năng thanh toán của khách hàng nếu nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh…Từ đó quyết định có bảo lãnh cho khách hàng hay không. Còn nếu môi trường kinh tế mà có những thay đổi bất ngờ: như sự thay đổi tong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô (thay đổi chương trình đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu, phương thức quản lý tỷ giá, lãi suất,…) làm ảnh hưởng tới người yêu cầu bảo lãnh, dẫn đến người yêu cầu bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ cam kết của mình với người thụ hưởng bảo lãnh và với ngân hàng bảo lãnh.
Năm 2010, bằng việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ linh hoạt, an toàn, hiệu quả, ABBANK Hà Nội đã thiết lập được mạng lưới khách hàng, đối tác thân thiết với trên 20.000 khách hàng cá nhân và hơn 2.500 tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành Điện. Rất nhiều khách hàng thân thiết của ABBANK là các doanh nghiệp lớn như: Công ty CP Picenza, Tổng công ty điện tử tin học, Tập đoàn Geleximco, Công ty CP Sông Đà Thăng Long, Nhóm đối tác thuộc EVN ( Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực Hà Nội…). Thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2009 và nhu cầu phát triển mạng lưới của Ngõn hàng An Bỡnh, chi nhỏnh Hà Nội đó xỏc định rừ cơ cấu khỏch hàng giữ vai trò rất quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế đang bị khủng hoảng tài chính cùng với những nghiên cứu thị trường về sự phát triển của những khu dân cư mới, ABBANK Hà Nội quyết định thành lập đưa vào hoạt động trong đại gia đình của mình - phòng giao dịch Đại Kim.
Phòng giao dịch Đại Kim được thành lập ngày 21/1/2009, có trụ sở đặt tại A5 khu C8, Khu đô thị mới Đại Kim, Định Công, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, là một phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Hà Nội thực hiện nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, đồng thời vừa đảm bảo nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn của quận Hoàng Mai. Phòng giao di ̣ch Đa ̣i Kim (PGD Đa ̣i Kim) thuô ̣c chi nhánh Ngân hàng TMCP An Bình Hà Nô ̣i (ABBANK Hà Nô ̣i) ra đời và hoạt động trong điều kiện môi trường kinh tế, chính trị trong và ngoài nước có nhiều biến động, ảnh hưởng tác động đến các hoạt động của nền kinh tế xã hội. Để huy động vốn tối đa cho hoạt động của mình, ngân hàng luôn áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, đồng thời đa dạng các sản phẩm huy động vốn như: tiết kiệm lĩnh lãi linh hoạt, tiết kiệm thông minh, tiết kiệm tích lũy cho tương lai, tiết kiệm cho khách hàng từ 50 tuổi,..và tổ chức các chương trình chăm sóc khách hàng có đang có quan hệ giao dịch tại PGD, giới thiệu những gói sản phẩm mới đồng thời phát triển những thị trường tiềm năng.
PGD Đại Kim là đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân, không có vón điều lệ nên trong cơ cấu nguồn vốn của PGD chủ yếu là nguồn huy động từ tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội, các nguồn khác như vay của NHNN, các TCTD khác là không có. Với sự hỗ trợ từ cổ đông chiến lược trong nước là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cùng sự chia sẻ kinh nghiệm về mô hình quản lý chuyên nghiệp của đối tác chiến lược nước ngoài Maybank – ngân hàng lớn nhất Malaysia, Tổ chức tài chính quốc tế - IFC, và các đối tác lớn khác như Tổng công ty bưu chính Việt Nam (VNPost) nên ngay từ khi thành lập phòng giao dịch Đại Kim đã có những thuận lợi nhất định về khâu quản lý và khách hàng.