MỤC LỤC
Tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình của các ngành đào tạo trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định do Hiệu trưởng nhà trường thành lập; Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; thực hiện các dịch vụ khoa học - kỹ thuật, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật; Tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng, quản lý, sử dụng và đãi ngộ cán bộ, viên chức; Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng giáo dục. Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục; Được nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế; vay tín dụng; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá; Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật;. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân, trong hoạt động giáo dục; tổ chức cho cán bộ, viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội; Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng và việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, bổ sung nguồn lực cho nhà trường; Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học của nước ngoài theo quy định; Thực hiện quyền tự chủ,.
- Nhiệm vụ của học sinh TCCN là: “Chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện các quy định của Điều lệ, quy chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Hoàn thành trong thời hạn quy định tất cả nội dung học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch đào tạo của nhà trường; Tôn trọng giáo viên, cán bộ, viên chức của nhà trường; Thực hiện nghĩa vụ đóng học phí theo quy định hiện hành của Nhà nước; Tham gia sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn thể, lao động công ích và các hoạt động phục vụ xã hội; Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường”[7, tr.24]; Người học học theo chế độ cử tuyển phải chấp hành sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học; nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo theo quy định.
Nó diễn ra trong nhà trường với những hoạt động như: vệ sinh hàng ngày hàng tuần trong nhà trường, KNT; hoạt động của đội cờ đỏ, tổ trực ban theo dừi cỏc hoạt động chung, hoạt động văn hoá văn ghệ - thể dục thể thao; hoạt động của các câu lạc bộ, các buổi sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt KNT, công tác xã hội. Muốn hình thành phát triển nhân cách học sinh không thể chỉ đơn thuần trong những giờ lên lớp mà còn phải thông qua các loại hình hoạt động đa dạng như công tác xã hội, lao động sản xuất, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động văn hoá thẩm mĩ, hoạt động vui chơi, tham quan du lịch. Trong thực tế có những trường hợp học sinh khá giỏi nhưng có lối sống ích kỷ, chỉ biết mọi người (kể cả cha mẹ) phải phục vụ mình mà chưa xây dựng cho mình ý thức phục vụ gia đình, xã hội, đất nước, cần phải thác động vào tâm hồn, tình cảm, lí trí các em để các em hiểu và hành động đúng.
Vì vậy, điều quan trọng là nhà trường phải có nhiều nhóm, nhiều câu lạc bộ khác nhau, thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, các buổi tham quan, các hoạt động văn thể, lao động… Chỉ khi đó học sinh mới có thể tự nguyện, tự giác và làm theo hứng thú của bản thân mình, lựa cho mình loại hình hoạt động phù hợp.
Hoạt động NGLL giúp học sinh định hướng chính trị – xã hội, có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, của đất nước… Vì thế, để quản lý hoạt động NGLL có hiệu quả thì các nhà quản lý trước tiên phải am hiểu đầy đủ về mục tiêu, vĩ trí, nội dung, tính chất..của hoạt động NGLL. Các hình thức HĐNGLL của HSNT rất đa dạng phong phú, không chỉ diễn ra trong KNT mà còn thực hiện ở ngoài KNT, ngoài trường theo phương thức kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội thông qua các hình thức như học tập, lao động, vui chơi, hoạt động môi trường, tự phát cá nhân, theo nhóm, sinh hoạt tập thể, toàn trường…Mỗi hình thức tổ chức HĐNGLL đều có ưu thế riêng của nó. Đề cập đến “Biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp” là nói đến quỏ trỡnh tỏc động cú kế hoạch cụ thể, cú mục đớch rừ ràng, cú cỏch thức phự hợp với điều kiện thực tế và huy động được nguồn lực từ cách làm việc của thầy, cách tham gia của trò cũng như các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
Cách dạy học truyền thống tái hiện, đọc chép đã có phần lạc hậu kém hiệu quả đã được thay thế bởi cách học sáng tạo, học đi đôi với hành, đưa học sinh tiếp cận với thực tiễn cuộc sống sôi động đang diễn ra hàng ngày hàng giờ dưới sự hỗ trợ đắc lực của phương tiện dạy học hiện đại, từ đó tăng cường mối quan hệ giữa trí tuệ và tâm hồn, năng lực tư duy lôgic, khả năng tự học, kỹ năng sống, tình cảm với quê hương đất nước, trách nhiệm với xã hội của học sinh.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG, QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ĐỐI VỚI HỌC SINH NỘI TRÚ TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HOÁ. Với những truyền thống lịch sử rất đỗi tự hào ấy, học trò Thanh Hóa nói chung và giới HSSV Thanh Hóa nói riêng đã và đang được thừa kế để học tập rèn luyện hướng tới “Bản lĩnh, tri thức, sức khỏe, kỹ năng và hội nhập” vì ngày mai lập thân, lập nghiệp. Với sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh, những dấu mốc quan trọng là: Tháng 12 năm 2007, Thanh Hóa được công nhận đã hoàn thành và đạt phổ cập Tiểu học và xóa mù chữ; tháng 06 năm 2006, Thanh Hóa đạt chuẩn phổ cập Trung học cơ sở.
Song, về kinh tế – xã hội, tỉnh Thanh Hoá còn gặp nhiều khó khăn, tác động trực tiếp đến sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh.
Hệ thống trường TCCN trên địa bàn TP Thanh Hóa nằm trong số 18 trường nói trên, gồm có 8 trường là: TC Thương mại TƯ5, TC Thuỷ sản, TC Bách Nghệ, TC VISTCO, TC Y dược Hợp Lực, TC Đức Thiện, TC Tuệ Tĩnh và TC An Nhất Vinh, riêng 2 trường trung cấp Tuệ Tĩnh và An Nhất Vinh mới thành lập năm 2011 nên chưa có mã ngành đào tạo (chưa có học sinh TCCN). Trong mạng lưới các trường TCCN trên địa bàn TP Thanh Hóa (8 trường) có 6 trường đã tổ chức đào tạo bậc TCCN thì có 3 trường (TC Thương mại TƯ5, TC Y dược Hợp Lực, TC Đức Thiện) có khu nội trú cao tầng, kiên cố cho học sinh ở, tổng diện tích xây dựng 9022 m2 với gần 300 phòng đủ chỗ cho hơn 1700 học sinh ở (Bảng 2.1); ngoài ra tại 3 trường này đều có khu nhà ăn rộng, thoáng đủ khả năng đáp ứng cho HS ăn uống; các trường còn lại hoặc không có đất xây dựng khu nội trú hoặc thiếu kinh phí xây dựng. - Số giáo viên của các trường chuyên nghiệp tư thục, do mới thành lập hoặc hoạt động chưa lâu, giáo viên cơ hữu chiếm số lượng không nhiều, giáo viên cơ hữu có trình độ tiến sỹ ít (đa số đã về hưu), chủ yếu là giáo viên hợp đồng và thỉnh giảng, giáo viên mời, nên thường bị động và đôi lúc phải chấp nhận mời những người có tay nghề thấp, ít kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn thực hành.
Theo số liệu báo cáo tổng kết năm học 2010 – 2011 đối với giáo dục chuyên nghiệp của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, số HSSV có kết quả chuyên môn yếu kém (4,57%) cao hơn số học sinh giỏi, về học lực chủ yếu đạt loại trung bình khá; Về kết quả rèn luyện có 1944 HSSV xếp loại yếu, kém (4,15%), qua tìm hiểu tại các nhà trường số học HSSV xếp loại rèn luyện yếu, kém phần lớn là vi phạm nặng kỷ luật nhà trường hoặc một bộ phận vi phạm pháp luật.