MỤC LỤC
Tuy nhiên trong điều kiện khó khăn về vốn, do giá công nghệ nguồn quá cao hoặc do khả năng lao động chưa làm chủ được công nghệ hiện đại thì có thể nhập khẩu những công nghệ trung gian, đồng thời tìm nguồn đối tác có công nghệ hiện đại và đào tạo đội ngũ công nghệ hiện đại. Thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu đòi hỏi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải lấy hiệu quả kinh tế làm căn cứ để lựa chọn mặt hàng (trừ các mặt hàng thuộc nhu cầu an ninh quốc gia), không nhất thiết phải tập trung vào các mặt hàng để tăng hoặc đạt kim ngạch lớn nhưng không có hiệu quả hoặc đạt hiệu quả kinh tế thấp.
Tận dụng được nguồn vốn của nước ngoài có tính đến kinh nghiệm của các nước đi trước. • Thúc đẩy phát triển quan hệ đối ngoại giữa các nước, nâng cao uy tín của Việt nam trên trường quốc tế và khu vực.
Thiết lập tốt mối quan hệ bạn hàng với các tổ chức và cá nhân kinh doanh xuất nhập khẩu trong và ngoài nước thực hiện phương châm “ Buôn có bạn, bán có phường “ thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các nhà sản xuất hàng xuất khẩu như: các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế doanh thu. Tuy nhiên về lâu dài và trong tương lai chúng ta phải khôi phục và phát triển quan hệ thương mại với các nước SNG vì: các nước SNG là bạn hàng truyền thống, dung lượng thị trường lớn, dân số đông, đất nước rộng, đang có nhu cầu rất lớn về nhiều loại hàng hoá mà Việt nam có thể đáp ứng được như: gạo, thịt, rau quả, cao su, cà phê, hàng may mặc và hàng thủ công mỹ nghệ. Thông qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài chúng ta tranh thủ được vốn, kỹ thuật và công nghệ mới, mở rộng thị trường ngoài nước, tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến, trên cơ sở đó xây dựng những cơ sở kinh tế mới, hiện đại hoá cơ sở hiện có nhằm tạo việc làm cho người lao động, khai thác một phần những tiềm năng của đất nước để tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu.
Không những thế, giá gạo xuất khẩu cũng tăng bình quân 4,3 USD/tấn trong tháng đầu năm, đẫn đến tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục gần 700 triệu USD trong 5 tháng, dẫn đầu trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Trong quan hệ quốc tế, đến nay nước ta đã có quan hệ buôn bán với 105 nước và khu vực (trong đó có 60 nước ký kết hiệp định thương mại), ký kết hiệp định khung với EU, gia nhập ASEAN, tham gia AFTA, chuẩn bị ra nhập APEC, chuẩn bị ra nhập WTO và đang đàm phán ký kết hiệp định thương mại với Mỹ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đóng góp vai trò quan trọng vào công cuộc đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá: cụ thể các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư 80% số vốn vào lĩnh vực sản xuất, nhiều ngành ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến như ngành bưu điện, viễn thông, thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất vi mạch điện tử.
Bên cạnh nguồn FDI, việc thu hút vốn ODA trong thời gian qua cũng đã có nhiều tiến bộ đáng kể, các vướng mắc về thủ tục giải ngân đang được từng bước tháo gỡ, tiến độ giải ngân của một số dự án đã dược đẩy mạnh.
Về chính sách thị trường, ta đã chuyển từ việc phân chia thị trường thành hai khu vực XHCN và TBCN sang phân chia thị trường thế giới thành nhiều khu vực theo địa lý, theo trình độ phát triển kinh tế với các mức độ thâm nhập thị trường khác nhau nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và nhập khẩu. Về cơ chế chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đã chuyển từ quản lý theo mô hình nhà nước độc quyền cao độ về ngoại thương, quản lý bằng các biện pháp hành chính mệnh lệnh tập trung sang cơ chế Nhà nước thống nhất, quản lý bằng pháp luật kế hoạch thông qua sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tích cực tham gia sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì họ đóng góp rất có hiệu quả vào quá trình công nghiệp hoá và mở rộng xuất khẩu, họ tạo ra giá trị gia tăng trong ngành chế biến, tạo ra nhiều việc làm hơn so với công nghiệp quy mô lớn đầu tư nhiều vốn, giúp đẩy nhanh các chương trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn, tận dụng nhiếu hơn các loại nguyên liệu tại chỗ tạo cơ hội cải tiến công tác quản lý.
Trong hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết thoả đỏng như xỏc định rừ vai trũ và chức năng quản lý nhà nước đối với vấn đề đầu tư nước ngoài, quy trình xúc tiến đầu tư, quy trình thẩm định cấp giấy phép đầu tư, quy trình quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chưa thiết lập được quy chế xây dựng và sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu một cách có hiệu quả, mà mới chỉ tổ chức quỹ bình ổn giá nhằm hỗ trợ để bình ổn giá cả trên thị trường trong nước cho những mặt hàng quan trọng và trong những trường hợp cần thiết thì dùng cho hỗ trợ xuất khẩu. Với thời gian và sự lan rộng của khủng hoảng, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN và Châu Á nói riêng và ra thị trường thế giới nói chung sẽ chịu tổn thất cả về sự sụt giảm khối lượng lẫn giá cả hàng hoá xuất khẩu vì sự thu hẹp sức mua của các thị trường xuất khẩu (do khủng hoảng, do giảm tỷ lệ tăng trưởng, do quan hệ cung - cầu) và vì sức ép tạo nên bởi sự phá giá các đồng tiền khu vực với tốc độ cao hơn VND, nên hàng xuất khẩu của ta bị đắt lên tương đối so với hàng của các nước cạnh tranh.
Ba là, muốn chuyển sang xuất khẩu hàng chế biến và mở ra các mặt hàng xuất khẩu mới - dạng chế biến sâu và tinh khó có thể thực hiện được bằng tự lực cánh sinh, vì công nghệ lạc hậu và chưa có thị trường ổn định, mà điều đó chỉ có thể thực hiện được thông qua biện pháp cơ bản là hợp tác, liên doanh với nước ngoài đặc biệt là các nước có công nghệ nguồn tiên tiến. Để gia công xuất khẩu có hiệu qủa các cơ quan chức năng quản lý như Bộ thương mại, Bộ tài chính, Tổng cục hải quan cần có quy định thống nhất bảo đảm cho các doanh nghiệp những điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu với nước ngoài, mặt khác có quản lý chặt chẽ về các nội dung định mức sử dụng nguyên phụ liệu, thanh lý các điều khoản hợp đồng, xử lý nguyên liệu thừa sau thanh lý. Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng, các cơ quan thương mại ở nước ngoài, các cơ quan quản lý liên quan có trao đổi, thông tin về khách hàng và thị trường để đảm bảo ổn định các điều kiện gia công, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh tạo cơ hội cho khách hàng ép giá gia công đối với các doanh nghiệp nhận hàng gia công.
Để thu hút được vốn đầu tư cho phát triển cũng như đầu tư cho xuất khẩu, việc huy động trước hết phải tập trung khai thác tối đa nguồn vốn trong nước, huy động tiền nhàn rỗi của dân cư vào các hoạt động đầu tư bằng việc tạo lập thị trường vốn, thị trường chứng khoán, lập các công ty cổ phần, khuyến khích gửi tiết kiệm. Để đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá hương về xuất khẩu thì ngoài việc có chiến lược xuất khẩu, có chính sách trợ giá, tạo lợi nhuận khuyến khích các nhà sản xuất có sự “đầu cơ”, bảo trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cần có một đường lối chính sách đúng đắn về ngân hàng sao cho các ngân hàng Việt nam phát huy được vai trò “bà đỡ” cho nền kinh tế.