Khuyến nghị thúc đẩy mô hình Hợp tác Nhà nước - Tư nhân trong đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam

MỤC LỤC

Điều kiện áp dụng PPP cho một dự án

Thứ nhất, dự án phải đủ lớn tương thích với giao dịch có chi phí cao. Các tính toán chỉ ra rằng chi phí đấu thầu trong các dự án PPP lên tới 3%, trong khi phương thức đấu thầu truyền thống chỉ là 1%. Các dự án PPP hầu hết là các dự án có tầm cỡ quốc gia hoặc khu vực.

Thứ hai, khu vực tư nhân phải đủ năng lực cạnh tranh để tham gia đấu thầu và cung ứng dịch vụ một cách đáng tin cậy. Thứ ba, trong thiết kế dự ỏn cần xỏc định rừ yờu cầu đối với đầu.ra. Phải cú khả năng chứng minh rằng PPP sẽ tối đa hóa hiệu quả sử dụng chi phí cho dự án đó.

Thứ tư, rủi ro phải được phân bổ, chuyển giao trên nguyên tắc bên nhận rủi ro là bên có khả năng kiểm soát, quản lý rủi ro đó một cách tốt nhất.

Những ưu điểm chính của PPP

- Nguồn vốn cho dự án PPP không bị ảnh hưởng bởi các chu trình chính sách cũng như các dự toán ngân sách nhà nước hàng năm , đảm bảo duy trì chất lượng, chi phí và tiến độ của dự án. PPP xây dựng một cách tiếp cận dài hạn trong việc cung ứng dịch vụ công, đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ trong suốt vòng đời của dự án, hạ tầng được cung cấp một cách có hiệu quả. Phương thức tiếp cận linh hoạt, có thể cân nhắc sử dụng cho mọi loại hạ tầng.

( Mức điều chỉnh giá ở mức thấp cho thấy tính ổn định về chi phí và chất lượng của dự án PPP). - PPP đem lại những hợp đồng dài hạn cho tư nhân, phù hợp với mong muốn đầu tư lâu dài và bền vững. PPP là cơ hội xây dựng năng lực với tư nhân và thúc đẩy những mối quan hệ có lợi với các cơ quan Nhà nước.

Điều này tối ưu hơn phương pháp đấu thầu truyền thống, khi mà nhà nước phải gánh toàn bộ rủi ro hay vì phân bổ cho khu vực tư nhân. Có thể thấy rằng, CSHT là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trongtrong tăng trưởng và phát triển Kinh tế - xã hội của một quốc gia. Đầu tư vào phát triển CSHT là một yêu cầu và đòi hỏi cấp bách đối với bất cứ quốc gia nào.

Bên cạnh các hình thức huy động vốn đầu tư truyền thống, với những ưu điễm đã được.

Hình 1.8:  So sánh tỷ lệ dự án hoàn tất đúng thời hạn và muộn ở Anh
Hình 1.8: So sánh tỷ lệ dự án hoàn tất đúng thời hạn và muộn ở Anh

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH PPP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CSHT

    Quan điểm phát triển hạ tầng giao thông vận tải, được trình bày trong Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Giao thông vận tải chỉ ra sự cần thiết phải phát triển hệ thống hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hợp lý ; kết hợp phát triển từng bước vững chắc với những bước đột phá đi thẳng vào hiện đại tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc, đồng thời coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững hệ thống hạ tầng giao thông hiện có. Các cảng biển cũng được thiết kế chuyên dụng, phân định thành 3 loại: Cảng tổng hợp quốc gia, cảng địa phương (có phạm vi hấp dẫn và chức năng phục vụ chủ yếu trong phạm vi địa phương đó) và cảng chuyên dùng (phục vụ trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp tập trung, hàng qua cảng có tính đặc thù chuyên biệt như dầu thô, than, quặng). Chiến lược phát triển chung của Bộ Giao thông Vận tải là phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, cỏc cảng cửa ngừ quốc tế, cỏc bến cảng nước sõu tại ba vựng kinh tế trọng điểm có khả năng tiếp nhận các tàu container thế hệ mới, các cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng, cảng hành khách đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế.

    Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, trên cơ sở dự báo nhu cầu vận tải, định hướng phát triển kinh tế của 3 vùng trọng điểm và chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, mạng lưới đường bộ cao tốc quốc gia dự kiến gồm 20 tuyến với chiều dài 5.830 km; trong đó đường bộ cao tốc Bắc – Nam có 2 tuyến với chiều dài 3.520km; đường bộ cao tốc khu vực phía Bắc có 6 tuyến với chiều dài 945 km; đường bộ cao tốc khu vực miền Trung và Tây Nguyên có 3 tuyến với chiều dài 265 km; đường bộ cao tốc khu vực phía Nam có 6 tuyến với chiều dài 835 km; hệ thống đường vành đai hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có 3 tuyến với chiều dài 285 km. Đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông đường sắt hợp lý và thống nhất trong cả nước, có quy mô phù hợp với từng vùng lãnh thổ, hình thành những trung tâm kết nối cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận tải đường sắt, tạo điều kiện khai thác tiềm năng hiện có và phát triển năng lực của ngành giao thông vận tải đường sắt. Nâng cấp các tuyến đường hiện có vào cấp kỹ thuật quy định và xây dựng mới một số đoạn, tuyến, các đường nhánh nối với cảng, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm trong cả nước và kết nối với các tuyến hiện tại; ưu tiên nâng cao năng lực và hiện đại hoá trục Bắc - Nam, trục Đông - Tây; tiến hành điện khí hoá tuyến Hà Nội - Hải Phòng để làm cơ sở phát triển sức kéo điện cho giai đoạn sau.

    Nâng cấp, làm mới để từng bước hoàn chỉnh hệ thống nhà ga hành khách, ga hàng hoá ở các khu vực trọng điểm; đặc biệt lưu ý các ga hành khách tại trung tâm Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vừa là ga trung tâm của đường sắt vừa là đầu mối trung chuyển, kết nối các loại phương tiện vận tải, đồng thời là trung tâm dịch vụ đa năng. Giai đoạn đến 2020, hoàn thành việc nâng cấp các tuyến đường sắt để đạt cấp kỹ thuật quốc gia và khu vực, xây dựng thêm một đường để thành đường đôi và điện khí hoá các tuyến Hà Nội -Vinh, Sài Gòn - Nha Trang, tiếp tục xây dựng các tuyến đường sắt mới để tạo thành mạng đường sắt đồng bộ, hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu phát triển theo quy hoạch, đối với từng dự án cụ thể, ngành đường sắt được vay tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc các nguồn tín dụng khác với lãi suất phù hợp chính sách ưu đãi trong từng thời kỳ để đầu tư phát triển CSHT, đổi mới phương tiện vận tải hoặc trang thiết bị chuyên ngành, áp dụng công nghệ mới, kết hợp với việc huy động vốn theo mô hình hợp tác Nhà nước – tư nhân.

    Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có công nghệ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện để toàn xã hội cùng khai thác, chia sẻ thông tin trên nền xa lộ thông tin quốc gia đã xây dựng; làm nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam đã và đang đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, tin học quốc gia tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, phủ trong cả nước, đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, hình thành xa lộ thông tin quốc gia có dung lượng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền thông quảng bá. Xuất phát từ thực tế triển khai thời gian qua và kết quả nhận định về triển khai thời gian tới, cùng với những đánh giá về triển vọng đầu tư CSHT tại Việt Nam giai đoạn tới, xin đưa ra một số khuyến nghị chung trong việc đẩy mạnh việc áp dụng có hiều quả mô hình hợp tác Nhà nước – Tư nhân (PPP) trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, từng bước biến PPP trở thành hiện thực, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.