MỤC LỤC
Số liệu, tài liệu kế toán của doanh nghiệp là căn cứ pháp lý để đánh giá tình hình và kết quả họat động sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, với các bên liên quan của doanh nghiệp. Chính vì lý do đó, nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính; về bảo vệ an toàn tài sản của doanh nghiệp; về chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ của Nhà nước, cũng như các quyết định của hội đồng quản trị, của tổng giám đốc doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp. - Nhận định, phân tích và đánh giá những rủi ro có thể làm cho các thông tin hoạt động trở nên không đáng tin cậy; đề xuất những biện pháp để cải thiện cách thức ghi nhận, đo lường, phân loại và báo cáo về những thông tin này.
- Chức năng kiểm tra bao gồm kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm tra các thông tin kinh tế, tài chính và kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh.
- Tính tuân thủ luật pháp và các quy chế, các quy định của Nhà nước, các quy định của bản thân doanh nghiệp. - Tính hiệu quả của các hoạt động kinh tế và việc sử dụng các nguồn lực, lựa chọn các phương án, các quyết định kinh tế. So sánh giữa những chức năng trong quy chế kiểm toán nội bộ của Việt Nam với các chức năng theo định nghĩa của IIA, ta có thể thấy Quy chế chưa đề cập đến chức năng cải thiện.
Nguyên nhân là chức năng này trước đây được ngầm hiểu là gắn chặt với chức năng đánh giá.
Đây là loại hình kiểm toán bao gồm những biện pháp phòng ngừa được áp dụng trước ngay sau khi một nghiệp vụ kế toán phát sinh, nhằm bảo đảm cho bộ máy kế toán hoạt động chuẩn xác và hợp thức, loại trừ các sai phạm trước hoặc sau khi chúng xuất hiện. Các công việc kế toán đã được thực hiện xong một thời gian khá lâu, các nghiệp vụ kế toán đã được ghi vào sổ kế toán và sổ tổng hợp lên báo cáo tài chính. Trong trường hợp này, cuộc kiểm toán chỉ nhằm xem xét các sổ kế toán có trung thực hợp lý hay không đồng thời phát giác các vi phạm, gian lận (nếu có).
Do khoảng cách về thơì gian kiểm toán khá xa, nên nhiều khi không mang lại kết quả mong muốn về các sai trái, tiêu cực (nếu có) đã gây ra hậu quả khó có thể khắc phục được.
Bằng việc gian lận trong kế toán các công ty có thể làm cho báo cáo kế toán sai lệch đi một cách trọng yếu như khai tăng doanh thu và tài sản, khai giảm chi phí và công nợ, hoặc đưa ra những thông tin thiếu trung thực, không đầy đủ. Trên thực tế loại gian lận này có thể nói là “thiên hình vạn trạng” nhưng các dạng phổ biến nhất thường là: lén đánh cắp séc do khách hàng trả cho xí nghiệp để lĩnh tiền, đồng thời ngụy tạo một số bút toán để che giấu việc gian lận, lạm dụng một số tiền do doanh nghiệp giao cho đi nộp ngân hàng, mạo danh doanh nghiệp để thu tiền của khách hàng. Việc bài trừ tệ nạn này thường đòi hỏi phải có tổ chức kiểm toán nội bộ: kiểm tra thường xuyên quỹ tiền mặt, cách ly nhân viên làm nhiệm vụ kế toán, tài vụ, tổ chức tốt việc bảo quản hàng hóam vật tư xuất, nhập bằng một hệ thống kế toỏn, vật liệu hữu hiệu (sổ theo dừi tỡnh hhỡnh xuất, nhập kho; thẻ kho, phiếu nhập-xuất).
Theo Bản công bố về chuẩn mực kiểm toán số 53 (SAS 53) yêu cầu kiểm toán viên phải nắm bắt được thế nào là gian lận và sai sót; đánh giá được khả năng xảy ra các gian lận và sai sót; đồng thời phải thiết kế các phương pháp kiểm toán phù hợp, lập kế hoạch và giám sát thực hiện công việc kiểm toán một cách thận trọng thích đáng nhằm bảo đảm hợp lý trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu; sau đó báo cáo cho ban quản lý, cho những người sử dụng và cho cơ quan có thẩm quyền liên quan (co những ràng buộc nhất định).
Về phẩm chất đạo đức kiểm toán viên nội bộ phải vận dụng những kỹ năng và tính cẩn thận cần phải có của một kiểm toán viên nội bộ, tức phải có đủ năng lực và thận trọng nghề nghiệp đúng mức nhưng khong có nghĩa là không thể có sai lầm. Kiểm toán viên nội bộ thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được Tổng Giám đốc, hoặc Giám đốc phê duyệt và chịu trách nhiệm trước (Tổng) Giám đốc về chất lượng, về tính trung thực, hợp lý của báo cáo kiểm toán và về những thông tin tài chính, kế toán đã được kiểm toán. Trong quá trình thực hiện công việc, kiểm toán viên nội bộ phải tuân thủ luật pháp, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực nghề nghiệp về kiểm toán, các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước.
Nêu các ý kiến đề xuất, các giải pháp, kiến nghị, các ý kiến tư vấn cho việc cải tiến, hoàn thiện công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh; ngăn ngừa các sai sót gian lận, các việc làm sai trái trong doanh nghiệp.
Bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức độc lập với các bộ phận quản lý và điều hành kinh doanh trong doanh nghiệp (kể cả phòng kế toán - tài chính); chịu sự chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp của (Tổng) Giám đốc doanh nghiệp. Các kiểm toán viên nội bộ cần có sự hỗ trợ của ban quản lý và Hội đồng quản trị để họ có được sự cộng tác của các đối tượng được kiểm toán và thực hiện công việc một cách tự do không bị can thiệp. Theo yêu cầu của bộ phận kiểm toán nội bộ, (Tổng) Giám đốc có thể cử chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác trong doanh nghiệp, hoặc thuê chuyên gia bên ngoài (nếu cần thiết) tham gia một số nội dung hoặc toàn bộ một cuộc kiểm toán.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, kiểm toán nội bộ trợ giúp Ban giám đốc kiểm soát hoạt động của đơn vị, Ban giám đốc phải được thông báo một cách nhanh chóng, đúng đắn tất cả các vấn đề.
- Xác định quy mô cuộc kiểm toán; phương pháp, cách thức tiến hành kiểm toán, biện pháp tổ chức thực hiện; tổ chức lực lượng kiểm toán (bao gồm cả kiểm toán viên trong, ngoài doanh nghiệp và các nhân viên chuyên môn cần huy động). Thủ tục và phương pháp kiểm toán được lựa chọn và áp dụng gồm quan sát, kiểm kê thực tế, xác minh, xem xét; đối chiếu văn bản, tài liệu, chế độ, luật lệ; thu thập và đánh giá các bằng chứng; tính toán, so sánh, phân tích, kiểm tra trên máy vi tính; tổng hợp, lựa chọn thông tin, xác định nguyên nhân và mức độ liên quan của từng nguyên nhân; dự đoán, dự báo xu hướng, khả năng; và các bước kiểm tra, đánh giá khác mà kiểm toán viên xét thấy cần thiết phải tiến hành trong từng trường hợp cụ thể. - Xem xét các báo cáo, tài liệu, hồ sơ kiểm toán trước đó (nếu có), kể cả các tài liệu bên ngoài doanh nghiệp có liên quan đến cuộc kiểm toán; tóm tắt các thông tin cần phải kiểm tra trong quá trình kiểm toán sắp tới; thu thập và chuẩn bị các mẫu, các chương trình, các chỉ dẫn cho cuộc kiểm toán sẽ được tiến hành.
Báo cáo kiểm toán phải trình bày đầy đủ các nội dung và kết quả kiểm toán theo mục tiêu, yêu cầu đã đề ra cho từng cuộc kiểm toán; xác nhận tính đầy đủ, hợp lý của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị hàng năm trước khi trình ký duyệt; đề xuất các kiến nghị và biện pháp xử lý các sai sót, gian lận, các vi phạm, nêu các giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý kinh doanh của doanh nghiệp;.
Chủ yếu được xác định bởi ban quản trị doanh nghiệp dựa trên nhu cầu quản lý của các bộ phận cũng như toàn bộ doanh nghiệp. Được quy định bởi luật pháp hiện hành về kiểm toán: đánh giá tính trung thực hợp lý của báo cáo tài chính đồng thời xác nhận tính hợp pháp của số sliệu dựa trên quy định của pháp luật cũng như chuẩn mực kế toán, kiểm toán ban hành. Mang tính chất thừa hành Mang tính chất kinh doanh (thu phí từ hoạt động cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp).
Được xác định bởi kiểm toán viên dựa trên chuẩn mực kiểm toán và các quy định khác có liên quan Mức thu.