Thực trạng và giải pháp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam

MỤC LỤC

Ý nghĩa của việc bảo hộ sáng chế

Mặt khác, nhờ thông tin về đối tượng đã được bảo hộ, người muốn nhận chuyển giao đối tượng đó biết được bản chất đối tượng mà mình muốn có cũng như giá trị của nó và trên cơ sở cân nhắc các yếu tố kinh tế, kỹ thuật của mình để tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng với chủ sở hữu. Các nhà xây dựng chính sách của nước này đã dựa vào hệ thống bằng độc quyền sáng chế để xúc tiến đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân, biến Nhật Bản từ một nước đang phát triển trở thành một nước phát triển hàng nhất nhì trên thế giới.

NỘI DUNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế

Đến năm 1876, cả hai đều thành công, mặc dù trong quá trình nghiên cứu họ không có quan hệ với nhau (tuy ít nhiều cũng biết về ý tưởng của nhau). Điều bất ngờ là cả hai đều gửi đến Cục sáng chế New York bản đăng kí sáng chế của mình vào đúng ngày 14/8/1876. Việc xác định ai là tác giả của chiếc máy điện thoại đầu tiên đã trở thành một vụ kiện lớn thời bấy giờ. Các quan toà đã phải dựa vào giờ gửi bản đăng kí để phân xử, và kết quả là Bell gửi vào lúc 12 giờ trưa, còn Gray vào lúc 14 giờ. Nhờ gửi trước 2 tiếng đồng hồ mà Bell đã thắng kiện và trở thành chủ nhân chiếc bằng sáng chế máy điện thoại đầu tiên của nhân loại [38]. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên còn có tên là first-to-file, hầu hết các nước trên thế giới đều áp dụng nguyên tắc này, chỉ trừ có nước Mỹ. Ưu điểm của first-to-file là dễ xỏc định, vỡ ngày nộp đơn đó được ghi rừ trong đơn đăng kí bảo hộ. Điều quan trọng là phải nộp đơn sớm và không cần biết ai là người tạo ra sáng chế trước. Ở ví dụ trên, việc tìm ra ai là người đầu tiên sáng chế ra máy điện thoại được Cục sáng chế New York xác định dựa trên nguyên tắc first-to-file. Tuy nhiên hiện nay, Mỹ là một trong số ít nước trên thế giới không áp dụng nguyên tắc first-to-file mà áp dụng first-to-invent. Nguyên tắc first-to-invent có vẻ công bằng hơn đối với người đầu tiên tạo ra sáng chế, nhưng thực tế lại rất khó xác định được thực sự đó có phải là người đầu tiên không, những bằng chứng đưa ra nhiều khi chỉ mang tính chủ quan của tác giả. Giữa Bell và Gray quả thực là khó có thể chứng minh được ai là người sáng chế ra máy điện thoại trước. Trong tương lai, vì những hạn chế của first- to-invent mà Mỹ chắc chắn sẽ chuyển sang áp dụng hình thức first-to-file. b) Nguyên tắc ưu tiên. Theo Công ước Paris, bất kì người nào nộp đơn hợp lệ xin cấp patent tại một nước thành viên của Liên minh sẽ được hưởng quyền ưu tiên khi nộp đơn đăng kí cho chính sáng chế đó tại các nước thành viên khác. Quyền ưu tiên đối với đơn đăng kí sáng chế có thời hạn là 12 tháng tính từ ngày ưu tiên. Ngày ưu tiên được xác định là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên. Quyền ưu tiên đem lại rất nhiều thuận lợi cho người nộp đơn muốn hưởng bảo hộ tại một hay nhiều nước. Những người khác nộp đơn cho sáng chế đó sau ngày ưu tiên sẽ không được chấp nhận, còn những tài liệu kĩ thuật nộp sau ngày ưu tiên cũng không làm mất tính mới hay trình độ sáng tạo của sáng chế. Người nộp đơn không nhất thiết phải nộp đơn tại quốc gia mình và tại các nước khác vào cùng một thời điểm, vì quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên có thời hạn trong vòng 12 tháng. Trong khoảng thời gian này, họ có thể tùy ý quyết định xem mình muốn hưởng sự bảo hộ tại quốc gia nào, có thể. sắp xếp các bước cần tiến hành để đảm bảo sự bảo hộ tại các quốc gia khác nhau vì quyền lợi của bản thân. Các hình thức nộp đơn. Sau khi đã đi đến quyết định đăng kí bảo hộ sáng chế của mình, người nộp đơn sẽ soạn thảo đơn đăng kí sáng chế và chọn một trong hai hình thức nộp đơn là nộp tại cơ quan sáng chế quốc gia hoặc nộp đơn quốc tế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế PCT. a) Nộp đơn tại cơ quan sáng chế quốc gia. Hình thức này được sử dụng phổ biến hơn, bởi vì muốn sáng chế của mình được bảo hộ ở nước nào, người nộp đơn sẽ đăng kí nộp đơn ở nước đó. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một cơ quan patent riêng đảm nhận việc tiếp nhận đơn và cấp văn bằng bảo hộ. Ở Việt Nam, cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề này là Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn nộp vào các cơ quan này sau khi được thẩm định hình thức và nội dung, nếu thấy đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn bảo hộ sẽ được cấp bằng độc quyền. Nếu như chỉ muốn sáng chế của mình được bảo hộ ở duy nhất một quốc gia cụ thể nào đó thì nên chọn hình thức nộp đơn này. Tuy nhiên, xu thế hội nhập toàn cầu hoá dẫn đến nhu cầu bảo hộ sáng chế cùng một lúc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Khi đó, nếu ở mỗi nước người nộp đơn đều phải soạn thảo đơn và làm các thủ tục đăng kí cho sáng chế của mình thì sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, trong khi chưa chắc đơn của mình đã hợp lệ. Lúc này, hình thức nộp đơn PCT thực sự là một giải pháp tối ưu. b) Nộp đơn theo PCT. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế buộc phải chuyển giao quyền sử dụng của mình cho một người khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì mục đích công cộng, phục vụ quốc phòng an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.

Thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế 1. Sự cần thiết của vấn đề thực thi

Trong các biện pháp trên, biện pháp hình sự có thể nói là biện pháp có tính răn đe cao nhất nhất bởi mức phạt nặng, điều này có tác dụng rất lớn đến việc hạn chế hành vi xâm phạm quyền. Biện pháp hành chính tuy có ưu điểm là thủ tục đơn giản, không mất nhiều thời gian, nhưng lại có những hình phạt không đủ mạnh để ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền, do đó không được các nước trên thế giới ưa chuộng.

THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM

    So với một số nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, Pháp, Trung Quốc…, Việt Nam tuy chưa có luật riêng về bảo hộ sáng chế, nhưng xét về mặt nội dung, tính chất thì hệ thống pháp luật sở hữu công nghiệp ở Việt Nam không có những điểm khác biệt cơ bản mà còn phù hợp với những nguyên tắc của các điều ước quốc tế về sở hữu công nghiệp mà Việt Nam đã tham gia. - Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý thị trường (thuộc Bộ Thương mại), thanh tra khoa học công nghệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), cảnh sát kinh tế (thuộc Bộ Công an) có chức năng áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong nội địa.

    THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM

      Liên danh khởi kiện ra Cơ quan Sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO). Ông Lợi cho rằng, bài học lớn rút ra từ vụ kiện này không chỉ cho riêng Duy Lợi, là phải đăng ký bảo hộ ngay cho sản phẩm mới của mình. Một khi nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay chưa xem sở hữu trí tuệ là tài sản lớn, những vụ kiện liên quan đến bảo hộ sáng chế có nhiều khả năng xảy ra. “Điều cần làm là phải tìm hiểu về pháp luật liên quan đến sáng chế, nếu không am hiểu luật nên nhờ các văn phòng luật sư. Khi có sáng chế mới cần nhờ luật sư tra cứu xem có tính mới toàn cầu hay không để đăng ký bằng sáng chế ngay”, đó là kinh nghiệm quí giá mà ông Lợi có được sau vụ đòi công bằng cho kiểu dỏng vừng xếp của mỡnh. Để tránh xảy ra kiện tụng, các doanh nghiệp khi có sản phẩm, quy trình mới nên đăng kí bảo hộ kiểu dáng hoặc sáng chế trước tiên là ở Việt Nam, sau đó là ở các thị trường chủ yếu sẽ xuất khẩu sản phẩm. Và trước khi sản xuất hoặc xuất khẩu nên tra cứu xem đã có ai đăng kí sáng chế đó chưa để có thể tránh được vi phạm quyền của một bên thứ ba ở nước ngoài. Theo nhận định của một số chuyên gia về sở hữu trí tuệ thì hiện nay, nhiều người còn chưa nắm vững ý nghĩa, nội dung của cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp tưởng rằng hoạt động kinh doanh của mình không liên quan gì đến vấn đề sở hữu trí tuệ nếu mình không có các đối tượng sở hữu trí tuệ được đăng ký. Tuy nhiên, môi trường pháp lý với cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ đã đặt mọi doanh nghiệp vào những ràng buộc và có thể sẽ bị rơi vào các vụ kiện tụng, tranh chấp và đương nhiên là ảnh hưởng nhiều tới uy tín và tài chính. Nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sáng chế nói riêng gây ra thiệt hại nhiều mặt cho xã hội, tuy nhiên thiệt hại đầu tiên phải tính đến là mất mát về uy tín, suy giảm thương hiệu và tài chính của chính cá nhân, doanh nghiệp là chủ sở hữu sáng chế bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Hoạt động thực thi quyền. Việc áp dụng các biện pháp xử lý xâm phạm. Để đảm bảo quyền của chủ sở hữu sáng chế, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế phải được xử lý nghiêm minh. Ở Việt Nam hiện nay, có ba biện pháp được áp dụng để xử lý xâm phạm, đó là các biện pháp dân sự, hình sự và hành chính. a) Biện pháp dân sự. Việc áp dụng biện pháp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Hiện chưa có các toà án chuyên trách việc xét xử các vụ án về tranh chấp và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam. Trên thực tiễn hiện nay các vụ kiện về sở hữu công nghiệp thường do các toà án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thụ lý và xét xử theo thủ tục chung. Ðặc biệt trong các trường hợp có yếu tố nước ngoài thì Toà án có thẩm quyền sẽ là Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Toà án Nhân dân thành phố Hà nội theo nguyện vọng của nguyên đơn. Trên thực tế thường mất từ 6 tháng đến 1 năm. để toà án thụ lý và giải quyết một vụ tranh chấp về sở hữu công nghiệp tại một cấp xét xử. Hàng năm số vụ kiện dân sự về vi phạm quyền sở hữu công nghiệp không nhiều. Không có số liệu về các vụ kiện đối với từng đối tượng SHCN cụ thể, nhưng nhìn chung tính trên tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp thì mỗi năm chỉ có trên dưới 10 vụ, con số quá nhỏ so với tổng số các vụ xâm phạm. b) Biện pháp hình sự. Theo thống kê của Bộ Khoa học Công nghệ, cho tới nay, số vụ việc được giải quyết trước Toà án mỗi năm chỉ khoảng 10 vụ (đối với tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp), mà tình trạng “hành chính hoá” lại vượt quá mức cần thiết. Nhược điểm của biện pháp này là chỉ giới hạn trong những vụ việc nghiêm trọng, những vụ có yếu tố cấu thành tội phạm. Thực tế ở Việt Nam, các cá nhân và doanh nghiệp rất ít khi đưa vụ việc tranh chấp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ra toà, một phần vì mất nhiều thời gian và chi phí, một phần vì tâm lý e ngại. Chính vì vậy, họ đều chọn áp dụng biện pháp hành chính, dẫn đến sự chênh lệch rất lớn trong số vụ xâm phạm được xử lý bằng biện pháp dân sự và hình sự với số vụ được xử lý bằng biện pháp hành chính. c) Biện pháp hành chính. Các cơ quan chức năng được trao quyền thực hiện các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Thanh tra chuyên nghành về sở hữu công nghiệp thuộc Bộ khoa học công nghệ và các Sở khoa học công nghệ và môi trường các tỉnh thành phố;. Cục quản lý thị trường thuộc Bộ Thương Mại, các Chi Cục và Ðội quản lý thị trường trực thuộc; Cảnh sát kinh tế Trung ương và địa phương; Tổng Cục Hải quan và Hải quan các cửa khẩu trên toàn Quốc; Uỷ ban nhân dân các cấp. Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học và công nghệ không trực tiếp thực hiện các biện pháp thực thi quyền sở hữu công nghiệp, song đây là cơ quan chuyên môn trực tiếp, trong nhiều trường hợp, theo yêu cầu của các cơ quan chức năng hoặc các bên liên quan, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xem xét và đưa ra ý kiến thẩm định chính thức bằng văn bản có hay không hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trên thực tiễn các hoạt động thực thi quyền sở hữu công nghiệp tại Việt nam, ý kiến thẩm định của Cục Sở hữu trí tuệ là tiền đề cơ bản để các cơ quan chức năng thực hiện hoặc không thực hiện các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính. Qua phân tích ở trên, số vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nói chung và đối với sáng chế nói riêng được xử lý bằng biện pháp dân sự và hình sự hàng năm rất ít. Trung bình mỗi năm, các trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được xử lý bằng hai biện pháp này chỉ khoảng 20 vụ. Như vậy, hầu hết các vụ xâm phạm đều được xử lý bằng biện pháp hành chính. Ưu điểm của biện pháp hành chính là đơn giản, nhanh chóng và dễ áp dụng. Chính vì vậy mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn biện pháp này thay vì biện pháp dân sự hoặc hình sự. Tuy nhiên, một nhược điểm dễ thấy của biện phỏp này là chỉ cú hiệu quả trong những vụ việc rừ ràng, và mức độ răn đe không cao, dễ dẫn đến hành vi tái vi phạm. Tuy vậy, biện pháp. hành chính lại được sử dụng quá phổ biến ở nước ta dẫn đến tình trạng “hành chính hoá“ không cần thiết. Hoạt động thực thi của các cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay ở Việt Nam có 6 cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đó là Toà án nhân dân, Cảnh sát kinh tế, Cơ quan quản lý thị trường, Hải quan, Thanh tra khoa học công nghệ, Uỷ ban nhân dân các cấp. a) Toà án nhân dân. Toà án đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế .Thứ nhất, xét xử những vụ khiếu kiện tranh chấp quyền theo thủ tục dân sự; thứ hai, xét xử các vụ xâm phạm quyền theo thủ tục tố tụng hình sự. Nhưng trên thực tế, vai trò của Toà án trong việc đảm bảo thực thi quyền chưa được phát huy. Ở Việt Nam, nhiều người dân còn e ngại khi yêu cầu Toà án giải quyết các tranh chấp dân sự. Nhiều tổ chức cá nhân không thích đưa vấn đề tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ ra toà một phần là do án phí và thời gian giải quyết lâu, phức tạp, nhiều phiền toái. Hơn nữa, Luật về sở hữu trí tuệ có nhiều điểm chưa thống nhất, dẫn đến quyết định của Toà án chưa thuyết phục. Ngoài ra, hiện nay hệ thống toà án rất thiếu các chuyên gia có chuyên môn về sở hữu trí tuệ. Chính vì những lý do trên mà thực tế số vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được xử lý tại Toà án còn chưa nhiều so với những vi phạm thực tế. b) Cơ quan quản lý thị trường. Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách thuộc sự quản lý của Bộ thượng mại có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trượng nội địa, đấu tranh chống lại các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại nói chung và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng vi phạm sở hữu công nghiệp nói riêng. Lực lượng quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Lực lượng quản lý thị trường được tổ chức thành hệ thống từ trung ương tới địa phương. Hiện tại ở nước ta, đứng đầu là Cục quản lý thị trường thuộc Bộ thương mại, dưới đó là các Chi cục quản lý thị trường ở các tỉnh thành phố và 500 Đội quản lý thị trường tại các quận, huyện, thị xã trên toàn quốc. Trong những năm qua, lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã rất quan tâm đến việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý những vi phạm về sản xuất và buôn bán hàng giả có yếu tố vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình thực thi quyền, lực lượng quản lý thị trường còn gặp nhiều khó khăn trong việc nhận định, đánh giá các hành vi vi phạm. Nguyên nhân chủ yếu là ở năng lực chuyên môn của lực lượng này còn chưa cao, nhận thức về sở hữu trí tuệ còn chưa sâu rộng. c) Lực lượng Hải quan. Hải quan là lục lượng có trách nhiệm tổ chức việc chống hàng giả trong đó có hàng hoá vi phạm quyền sở hữu công nghiệp qua các cửa khẩu. Hải quan cũng có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Lực lượng Hải quan hiện có khoảng trên 8000 người được bố trí ở tất cả các cơ sở. Ở cấp trung ương có Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính, ở một số địa phương có cửa khẩu có Chi cục Hải quan tỉnh thành phố. Ngoài ra, còn có các Đội kiểm soát Hải quan ở các cửa khẩu. Ở Việt Nam hiện có 33 chi cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh và thành phố. Thực tế những năm trước đây, số vụ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp nói chung và với sáng chế nói riêng liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu do Hải quan phát hiện và xử lý hầu như không đáng kể. Nhưng hiện nay, do xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và Việt Nam đã trở thành thành viên của. Tổ chức thương mại thế giới WTO thì vấn đề này mới bắt đầu được quan tâm. Việt Nam nằm trong khu vực mà hoạt động sở hữu trí tuệ có nhiều diễn biến phức tạp. Đường biên giới quốc gia cả đường bộ và đường biển là khoảng trên 6000km, thêm vào đó là địa hình hiểm trở, nhiều lối mòn. Chính vì vậy cũng gây không ít khó khăn cho hoạt động của Hải quan. Cho đến nay, chưa có một số liệu thống kê cụ thể về số vụ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp do Hải quan xử lý. Nhưng nhìn chung, hoạt động của Hải quan trong việc ngăn chặn hàng hoá vi phạm quyền sở hữu công nghiệp xuất nhập khẩu qua biên giới còn nhiều hạn chế. Số vụ xâm phạm được phát hiện và xử lý còn quá ít so với số vi phạm thực tế. Các biện pháp kiểm soát biên giới của Hải quan chưa thực sự hiệu quả. d) Lực lượng cảnh sát kinh tế.

      Bảng 2.2: Đơn sáng chế nộp trực tiếp cho Cục Sở hữu trí tuệ  từ năm 1995 đến 2002
      Bảng 2.2: Đơn sáng chế nộp trực tiếp cho Cục Sở hữu trí tuệ từ năm 1995 đến 2002

      ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM 1. Những thành tựu đã đạt được

        - Khuyến cáo các bên vi phạm và yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, vì trên thực tế có nhiều chủ đối tượng sở hữu công nghiệp trực tiếp đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ có hành động can thiệp đối với hành vi xâm phạm. Tuy có rất nhiều cơ quan chịu trách nhiệm thực thi quyền, nhưng lại chưa có một cơ quan chuyên trách nào để giải quyết vấn đề này. Sự phối hợp giữa cac cơ quan còn thiếu chặt chẽ, mạnh ai người ấy làm nên hoạt động thực thi quyền chưa thực sự hiệu quả. Trong tương lai cần phải có sự phân định rừ trỏh nhiệm của cỏc cơ quan này, phối hợp đồng bộ, và cần thiết nhất là phải thành lập một cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm chính. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM. Số lượng đơn đăng kí bảo hộ sáng chế không ngừng tăng qua các năm, trung bình mỗi năm tăng 26%. Những con số này tuy không đáng kể so với rất nhiều nước trên thế giới, nhưng đối với một quốc gia mà trình độ khoa học công nghệ còn chưa phát triển như Việt Nam cộng với việc sở hữu trí tuệ còn là một vấn đề khá mới mẻ thì đây quả là một bước tiến đáng kể. Trong tổng số đơn đăng kí sáng chế được nộp, bên cạnh đơn của người Việt Nam còn có cả đơn của người nước ngoài, trong đó số đơn của những nước phát triển cả về kinh tế lẫn khoa học công nghệ như Mỹ, Nhật, Đức…. chiếm tỉ lệ lớn. Đây chính là những nhà đầu tư tiềm năng về khoa học công nghệ vào thị trường Việt Nam. Số lượng đơn đăng kí sáng chế của người nước ngoài nộp vào Việt Nam cũng tăng đều qua các năm. Cùng với sự gia tăng của đơn đăng kí, số lượng bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích cũng gia tăng nhanh chóng, tốc độ tăng trung bình là 32%/năm. Hiện tại mỗi năm đều có hơn 700 bằng độc quyền được cấp. Trong mấy năm trở lại đây, số lượng bằng sáng chế đã trở thành một tiêu chí để đánh giá năng lực của một quốc gia. Vì vậy sự gia tăng qua các năm của số lượng Bằng độc quyền sáng chế quả là một dấu hiệu đáng mừng. Những thành tựu đã đạt được trên đây cho thấy hệ thống bảo hộ sáng chế nói riêng và hệ thống sở hữu trí tuệ nói chung của Việt Nam đang bắt nhịp với thế giới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những hạn chế còn tồn tại. Bên cạnh những thành quả đã được, hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam vẫn không tránh khỏi một số hạn chế nhất định. a) Về đăng kí xác lập quyền. Thứ nhất là sự mất cân đối trong số lượng đơn đăng kí của người Việt Nam và người nước ngoài. Số lượng đơn đăng kí của người nước ngoài chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng số đơn đăng kí, trung bình khoảng hơn 90% trong khi số đơn của người Việt Nam chiếm chưa đến 10%. Sự mất cân đối thứ hai là tỉ lệ giữa số đơn đăng kí và số bằng được cấp, số bằng độc quyền chỉ chiếm 40% số đơn, có nghĩa là 60% đơn còn lại đều không đáp ứng yêu cầu được cấp văn bằng bảo hộ. Đây thực sự là một hạn chế đáng tiếc, vì số lượng đơn đăng kí đã không nhiều, mà số đơn đáp ứng yêu cầu được cấp bằng lại chiếm tỉ lệ nhỏ như vậy nên kết quả số Bằng độc quyền được cấp chỉ là một con số khá khiêm tốn so với các nước trên thế giới. Những tồn tại trong việc đăng kí sáng chế nêu trên một phần cũng do hạn chế trong kĩ năng làm đơn của người Việt Nam, đặc biệt trong việc trình bày bản mô tả và yêu cầu bảo hộ. Thêm vào đó, hệ thống thông tin sáng chế còn chưa đầy đủ, nhiều thiếu sót nên những thông tin kĩ thuật cần thiết vẫn chưa đến được với người cần sử dụng. b) Về thực trạng xâm phạm quyền. Trong khoảng 4-5 năm trở lại đây, số vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế có xu hướng tăng nhanh. Nếu như trước đây, mỗi năm chỉ có khoảng 1 đến 2 trường hợp khiếu nại về vi phạm quyền đối với sáng chế, thậm chí giai đoạn từ năm 1997-2000 không có trường hợp khiếu nại nào xảy ra; thì gần đây, năm nào cũng có đến vài chục vụ việc khiếu nại. về xâm phạm quyền. Số lượng các vụ xâm phạm ngày càng nhiều, xâm phạm dưới nhiều hình thức và trên phạm vi hầu hết các tỉnh thành phố trong cả nước. c) Về hoạt động thực thi quyền. Số vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ngày càng tăng, trong khi việc xử lý xâm phạm tức thực thi quyền lại chưa phát huy được hiệu quả. Số lượng cơ quan thực thi quyền hiện nay là 6, bao gồm Toà án, cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường, thanh tra khoa học công nghệ, hải quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố. Tuy vậy, lại không có một toà án hay một cơ quan chuyên trách nào mà phân tán ở rất nhiều cơ quan kể trên. Các quy định về nhiệm vụ của mỗi cơ quan lại rất chung chung mà chưa cụ thể hoá phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cơ quan. Vì vậy , việc thực thi bảo hộ giữa các cơ quan chưa được thống nhất. Các cơ quan vẫn chưa thực sự vào cuộc để áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm. Vai trò của mỗi cơ quan cũng chưa được phát huy một cách tối đa. Điển hình ở đây là Toà án, một cơ quan quan trọng trong việc xử lý xâm phạm quyền. Xử lý dân sự, hình sự các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thông qua Toà án còn nhiều bất cập, số vụ việc xử lý còn quá ít so với thực tế. Tình trạng hành chính hoá các vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên phổ biến. Mặt khác, tình trạng “hành chính hoá” trong viêc xử lý các vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam lại khá phổ biến, trong khi hai biện pháp còn lại là dân sự và hình sự lại không được áp dụng một cách hiệu quả, nên vẫn chưa hạn chế được tận gốc hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Vậy đâu là nguyên nhân của những hạn chế này?. Nguyên nhân của những hạn chế a) Về hệ thống quy phạm pháp luật. Từ năm 1995, Việt Nam đã bắt đầu xây dựng khung pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ theo đòi hỏi của TRIPS. Hệ thống pháp lý về sở hữu trí tuệ tuy đã có nhiều tiến bộ và cải thiện trong thời gian qua, nhưng vẫn bộc lộ nhiều khiếm khuyết bởi lẽ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vẫn là vấn đề khá mới mẻ ở nước ta. Trong khi đó Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 có riêng hai chương về sở hữu trí tuệ. Mặc dù đưa vào Bộ luật dân sự một dung lượng lớn như vậy nhưng vẫn không thể thay cho pháp luật về sở hữu trí tuệ, do đó có thể thấy ngay sự chồng chéo, vừa thừa vừa thiếu của các quy định về sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ ở hầu hết các nước trên thế giới trở thành một ngành luật riêng, trong đó phân thành các luật đơn lẻ tương ứng với từng đối tượng sở hữu trí tuệ. Rất nhiều nước trên thế giới có Luật sáng chế riêng, trong đó có cả Trung Quốc. b) Về cơ quan xác lập quyền. Ngân sách hàng năm (triệu USD). Nguồn: IMF, World Bank, www.eropean-patent-office.org. c) Về cơ chế thực thi quyền. Hệ thống các cơ quan thực thi quyền còn chồng chéo, thiếu đồng bộ dẫn đến sự yếu kém của cơ chế xử lý vi phạm. Ở Việt Nam hiện nay có tới 6 cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhưng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về vấn đề này. Hơn nữa, giữa họ lại không có sự phối hợp nên mạnh ai người ấy làm, dẫn đến tình trạng nhiều người cùng làm một việc mà hiệu quả không cao. Năng lực của các cơ quan thực thi quyền còn hạn chế. Ví dụ nói về hệ thống Toà án - một cơ quan đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Trong hệ thống toà án của Việt Nam, rất ít thẩm phán có đủ hiểu biết về lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ nói chung, chứ chưa nói đến sáng chế. Do thiếu kiến thức chuyên môn nên khi xét xử phải phụ thuộc vào ý kiến của nhiều cơ quan khác trước khi đưa ra phán quyết, khiến cho quy trình xử lý vi phạm của Toà án kéo dài và không hiệu quả. Gần đây, trong một chương trình hợp tác với Chính phủ Thụy Sĩ để đào tạo 10 thẩm phán Việt Nam về nghiệp vụ sở hữu trí tuệ ở Anh, cơ quan toà án không thể cử được đủ 10 thẩm phán có các tiêu chí về ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn căn bản nên phải đề cử thư kí toà [29]. Các thẩm phán của toà án cũng như những nhân viên của cơ quan thực thi quyền khác ở Việt Nam không được đào tạo hoặc được đào tạo quá ít kiến thức về sở hữu trí tuệ, cũng như thông tin về các hiệp định quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ mà Việt Nam tham gia. Khung hình phạt vi phạm cũng chưa đủ mạnh. Mức xử phạt hành chính cao nhất đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế cũng chỉ là 300.000.000 đồng, mức phạt hình sự cao nhất là 3 năm. Mức phạt này chưa thể bù đắp được những thiệt hại mà chủ sở hữu sáng chế cũng như xã hội phải gánh chịu, lại chưa đủ tác dụng ngăn chặn hành vi xâm phạm. d) Về nhận thức của cộng đồng. Trước hết đó là hiểu biết hạn chế về sở hữu trí tuệ nói chung và sáng chế nói riêng của chính cá nhân và doanh nghiệp tạo ra sáng chế. Họ chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc bảo hộ sáng chế. Các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam nhiều khi chỉ lo đến việc tạo ra sáng chế mới để áp dụng trong doanh nghiệp mình, và không muốn đăng kí bảo hộ vì tâm lý e ngại sáng chế của mình sẽ bị lộ, sẽ được nhiều người khác áp dụng, hoặc đơn giản là không muốn đăng kí vì mục đích là sáng chế chỉ là để giúp ích cho cuộc sống thường ngày của họ. Ở nước ta, có rất nhiều những nhà sáng chế không bằng cấp, ví dụ như “Vua cầu treo” Sáu Quý ở An Giang, thợ vườn Tư Dương và chiếc máy tách hạt bắp…. Bên cạnh đó là việc thiếu thông tin về sáng chế và đăng kí sáng chế. Đó là trường hợp anh Từ Ngọc Lợi ở Bình Dương với sáng chế chiếc bàn chải đánh răng có sẵn kem trong cán. Và không phải chỉ nhứng người “phó thường dân” như anh Lợi mới gặp khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin, mà ngay cả nhiều nhà khoa học cũng không nắm vững thông tin về đăng kí sáng chế. Tiến sĩ N.C.V trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh từng được nhiều người biết đến với một loại sản phẩm xây dựng và trang trí nội thất đẹp, bền, rẻ nhưng lại rất lúng túng về sở hữu trí tuệ. Hay ở trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, tiến sĩ P.T là người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về khả năng trị bệnh ung thư của cây bình bát và đã thử nghiệm thành công trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, chưa trọn niềm vui thì ông được một người bạn ở Mỹ tra cứu tài liệu báo lại rằng ở nước ngoài đã có người nghiên cứu đề tài này trước. Hơn nữa, cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu hiểu biết về luật pháp sở hữu trí tuệ của nước mình, chứ chưa nói đến luật pháp quốc tế. Đôi khi họ cho rằng chỉ cần đăng kí sáng chế ở Việt Nam là đủ, nhưng trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, nhu cầu xuất khẩu lớn thì việc đăng kí sáng chế ở nước ngoài cũng là một việc làm hết sức cần thiết. Thêm vào đó, các doanh nghiệp chưa có ý thức chủ động trong việc phát hiện và ngăn ngừa việc làm giả, bắt chước sáng chế của mình, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát. Mặt khác, vì cơ chế bảo hộ sáng chế cũng như các đối tượng sở hữu trí tuệ khác mới có trong thời gian gần đây nên trong nhận thức của nhiều người vẫn còn quan niệm sở hữu nhà nước, sử dụng khai thác tập thể, miễn phí vì thế chưa có ý thức tôn trọng và bảo vệ các sản phẩm sang tạo đó như một tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân. e) Về dịch vụ sở hữu trí tuệ.

        Bảng 2.6: Nhân lực và ngân sách của một số cơ quan sáng chế  các nước trên thế giới năm 2001
        Bảng 2.6: Nhân lực và ngân sách của một số cơ quan sáng chế các nước trên thế giới năm 2001

        ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM

        XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA LĨNH VỰC BẢO HỘ SÁNG CHẾ TRÊN THẾ GIỚI

        Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày càng có nhiều sáng chế được tạo ra, cũng như sẽ có nhiều cá nhân, doanh nghiệp muốn đăng kí bảo hộ cho sáng chế đó. Việc nắm bắt được những xu hướng vận động này sẽ giúp Việt Nam đưa ra những biện pháp điều chỉnh, thay đổi cơ chế chính sách cho phù hợp để có thể hoà nhập với xu thế chung của thế giới.

        ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ CỦA VIỆT NAM

          Thứ hai, các thao tác hành chính liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế sẽ ngày càng đơn giản, nhanh chóng. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày càng có nhiều sáng chế được tạo ra, cũng như sẽ có nhiều cá nhân, doanh nghiệp muốn đăng kí bảo hộ cho sáng chế đó. Chính vì vậy mà các thủ tục trong việc xác lập quyền sẽ được đơn giản hoá để đáp ứng cũng như khuyến khích hoạt động đăng kí bảo hộ. Cụ thể là việc đăng kí xác lập quyền sẽ được thực hiện hoàn toàn thông qua hệ thống máy tính và mạng Internet. Thứ ba, hoạt động bảo hộ sáng chế sẽ diễn ra theo hướng toàn cầu hoá rộng lớn và triệt để hơn. Quá trình toàn cầu hoá và xu thế hội nhập đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, vì vậy các hoạt động sở hữu trí tuệ cũng không thể nằm ngoài xu hướng chung đó. Trong tương lai, chắc chắn xu hướng này sẽ phát triển một cách sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của sở hữu trí tuệ. Đó chính là ba hướng phát triển chính của hoạt động bảo hộ sáng chế trên thế giới trong thời gian tới. Việc nắm bắt được những xu hướng vận động này sẽ giúp Việt Nam đưa ra những biện pháp điều chỉnh, thay đổi cơ chế chính sách cho phù hợp để có thể hoà nhập với xu thế chung của thế giới. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ. Đảng và Nhà nước ta. Vấn đề này đã được đề cập đến nhiều trong các Văn kiện Đại hội Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã xác định “Hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo hộ sở hữu trí tuệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ.. Phát động phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh, áp dụng khoa học và công nghệ vào mọi mặt của sản xuất và đời sống.. Có biện pháp phát hiện kịp thời, ngăn chặn và đình chỉ sản xuất, lưu thông hàng giả” [28]. Tiếp theo đó, Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 đã khẳng định: “Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng ngành, từng lĩnh vực của nền kinh tế. Tăng nhanh năng lực khoa học và công nghệ nội sinh đi đôi với tăng cường tiếp thu, làm chủ, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ thế giới. Nâng cao chất lượng và tính thương mại của các sản phẩm khoa học và công nghệ, nâng cao ý thức chấp hành và hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ” [28]. Trong Văn kiện Đại hội X, nhiều quan điểm, chủ trương lớn về phát triển khoa học và công nghệ được khẳng định và nhấn mạnh hơn so với Đại hội IX. Đặc biệt lần này, Văn kiện Đại hội X đã chú trọng đến sự kết hợp chặt chẽ, sự thống nhất định hướng giữa hai lĩnh vực quốc sách hàng đầu: khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo, coi sự phát triển thống nhất này chính là “động lực đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức”. Văn kiện cũng đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải “tăng nhanh năng lực khoa học và công nghệ nội sinh”, “nâng cao chất lượng và tính thương mại của các sản phẩm khoa học và công nghệ”, “nâng cao ý thức chấp hành và hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ”, “xã hội hóa các hoạt động. khoa học và cụng nghệ”. Đồng thời, Văn kiện Đại hội X đó xỏc định rừ mục tiêu cho khoa học và công nghệ là “phấn đấu đến năm 2020, năng lực khoa học và công nghệ nước ta đạt trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực trên một số lĩnh vực quan trọng” [28]. Để đáp ứng những chủ trương đặt ra của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tế về hoạt động bảo hộ sáng chế, mục tiêu tổng quát trong thời gian tới là xác lập một hệ thống bảo hộ chặt chẽ, hợp lý, đầy đủ, hiệu quả, phù hợp với những quy định của quốc tế và tuân theo định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu cụ thể. a) Về hệ thống quy phạm pháp luật. Để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ sáng chế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần đặt mục tiêu hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về bảo hộ sáng chế lên hàng đầu. Một khung pháp lý được xây dựng vững chắc sẽ tạo điều kiện cho việc bảo hộ diễn ra thuận lợi. Hệ thống quy phạm pháp luật cần đáp ứng một số yêu cầu sau:. - Đầy đủ: có đầy đủ các công cụ xác lập quyền và các chế tài nhằm ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. - Thống nhất: phải khắc phục được tình trạng quy định tản mạn, không thống nhất. Cần xây dựng một hệ thống pháp luật toàn diện tức là phải bao quát hết các nội dung cần quản lý. - Hợp lý: hệ thống pháp luật đó phải phù hợp với những quy định của quốc tế, đặc biệt là Hiệp định TRIPS. - Rừ ràng và minh bạch: đõy là yờu cầu tất yếu đối với bất kỡ một văn bản pháp luật nào, vì chính nhờ tính chất này mọi người mới xác định được quyền lợi và nghĩa vụ của mình để thực hiện. Vì thế, hệ thống quy. phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ phải khắc phục được tình trạng quy định mập mờ, không cụ thể. Hơn nữa, các quy phạm pháp luật phải được công bố công khai để mọi người đều biết. b) Về hệ thống xác lập quyền. Hệ thống xác lập quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam hiện nay còn chưa gọn nhẹ. Các trình tự, thủ tục để đăng kí xác lập quyền còn rất phức tạp, mất nhiều thời gian. Trong thời gian gần đây, khi mà số lượng đơn đăng kí ngày càng có xu hướng gia tăng thì hệ thống xác lập quyền này sẽ là một cản trở cho việc đăng kí. Vì vậy, mục tiêu của hệ thống xác lập quyền trong thời gian tới là: đơn giản hoá các thủ tục xác lập quyền, từng bước hoàn thiện hệ thống đăng kí điện tử, rút ngắn thời gian xử lý đơn đăng kí và hạ thấp số trường hợp phải thay đổi kết quả về việc có đủ hay không tiêu chuẩn để cấp văn bằng bảo hộ. c) Về hệ thống thực thi quyền. Hệ thống thực thi đóng vai trò quan trọng và quyết định tính hiệu quả của hoạt động bảo hộ sáng chế. Đó là nhân tố góp phần giúp cho hệ thống bảo hộ sáng chế vận hành một cách ổn định. Hệ thống thực thi phải đảm bảo các mục tiêu sau:. - Tính hiệu lực: tức là các chế tài phải được áp dụng một cách chính xác và chặt chẽ, các cơ quan phải thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. - Tính hiệu quả: nghĩa là các vụ việc xâm phạm quyền phải được xử lý một cách nghiêm minh, kịp thời, thoả đáng. Muốn vậy đội ngũ cán bộ của các cơ quan thực thi phải có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và giữa các cơ quan này phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. d) Về hệ thống thông tin sáng chế. Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin trên thế giới và trước xu thế hội nhập quốc tế, yêu cầu về một hệ thống thông tin sở hữu trí. tuệ hiện đại trong đó có hệ thống thông tin sáng chế ngày càng trở nên cấp thiết. Mục tiêu trước mắt của hệ thống thông tin sáng chế là:. - Phát triển một hệ thống quản trị sở hữu trí tuệ điện tử để quản lý quy trình xử lý đơn đăng kí xác lập quyền bắt đầu từ khi nộp đơn đến khi xét nghiệm hình thức, nội dung, công bố đơn, đăng bạ, cấp văn bằng bảo hộ cũng như theo dừi hiệu quả của văn bằng bảo hộ đú. - Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin sáng chế phục vụ các cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Hệ thống này phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi thông tin liên quan đến sáng chế đã được cấp bằng độc quyền. - Đưa hệ thống thông tin sáng chế của Việt Nam kết nối cùng hệ thống thông tin của thế giới, phấn đấu bắt kịp trình độ thông tin chung của thế giới. e) Về nâng cao nhận thức xã hội. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền đối với sáng chế là do nhận thức chưa đầy đủ về sở hữu trí tuệ của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Vì vậy, mục tiêu trước mắt là phải nâng cao nhận thức xã hội, cụ thể:. - Mở rộng hoạt động bồi dưỡng cán bộ sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp, trang bị kiến thức cho doanh nghiệp để tránh những vi phạm do thiếu hiểu biết gây ra và cũng để doanh nghiệp biết cách tự bảo vệ mình. - Phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ cho toàn xã hội, làm cho mọi người đều ý thức được quyền và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền đối với sáng chế. f) Về mục tiêu hợp tác quốc tế. - Tăng cường hợp tác song phương và đa phương, tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống và mở rộng hợp tác với các đối tác khác.

          MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

            - Có những trường hợp mà không chỉ đơn sáng chế mà cả đơn kiểu dỏng cựng nộp cho một đối tượng (vớ dụ, vừng xếp Duy lợi được đăng ký kiểu dáng ở Việt nam, mẫu hữu ích ở Nhât còn sáng chế ở Mỹ). Giả sử có 3 người nộp đơn khác nhau nộp đơn cho 3 hình thức bảo hộ nói trên trong một ngày thì đơn kiểu dáng có phải hợp nhất với các đơn sáng chế , giải pháp hữu ích hay không? Liệu có thể cấp các văn bằng bảo hộ độc lập theo những hình thức bảo hộ khác nhau cho cùng một đối tượng nhưng cho những người nộp. đơn khác nhau hay không, cần bổ sung quy định về vấn đề này. - Tăng mức phạt vi phạm trong biện pháp hành chính và hình sự. Đây cũng là kinh nghiệm của các nước tiên tiến. Bởi vì nếu hình thức phạt đủ mạnh đến mức người vi phạm không còn khả năng tài chính để tiếp tục sản xuất kinh doanh hàng hoá, cung ứng dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thì sẽ hạn chế được tình trạng xâm phạm quyền. Có thể áp dụng cách xác định mức phạt hành chính theo nguyên tắc mức phạt phải cao hơn lợi nhuận mà người vi phạm có thể thu được từ hành vi xâm phạm, nhưng không vượt quá 1,5 lần lợi nhuận đó. - Thông tư 132/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành bảng phí về sở hữu công nghiệp theo đó mức phí sẽ thống nhất cho người Việt nam và người nước ngoài. Điều này là cần thiết, song nên thấy rằng quyền lợi của người nộp đơn Việt nam và xã hội sẽ bị ảnh hưởng. Nếu mức phí quy định quá cao thì người Việt nam sẽ không thể nộp đơn được còn nếu mức phí quá thấp thì ngân sách sẽ bị thất thu. Mức lệ phí mới ban hành của ta có lẽ là thấp nhất thế giới và như vậy quá ưu đãi đối với các nhà sáng chế nước ngoài nhưng. Để giải quyết vấn đề này ta có thể áp dụng cách thức mà nhiều nước đã làm. Đó là quy định mức giá ưu đãi cho người nộp đơn đến từ những nước có mức thu nhập thấp. Ví dụ, mức phí, lệ phí nói chung sẽ được quy định rất cao nhưng đối với người nộp đơn đến từ những nước có GDP dưới 1000 USD thì sẽ chỉ phải nộp 25% của mức phí này. Như vậy ta vẫn thu được đủ số lệ phí như trước đây, vì những nước có mức thu nhập thấp như vậy hầu như không có người nộp đơn vào Việt nam, trong khi đó ta lại không vi phạm bất kỳ một điều ước quốc tế nào vì không có sự phân biệt đối xử. b) Ban hành văn bản pháp luật mới. - Ban hành Thông tư liên tịch của Toà án nhân dân tối cao và Bộ Khoa học công nghệ hướng dẫn giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm quyền sở. hữu cụng nghiệp đối với sỏng chế, trong đú xỏc định rừ hành vi, yếu tố xõm phạm quyền. - Ban hành luật sáng chế riêng. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 thực sự là một nỗ lực đáng ghi nhận của Việt Nam trong việc đưa ra một luật riêng điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc…. đều đã có Luật sáng chế riêng. Ở Việt Nam, các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ hay khoa học công nghệ chưa phát triển đến mức cần phải tạo ra một văn bản pháp luật riêng cho từng đối tượng sở hữu trí tuệ. Song cùng với xu thế hội nhập và phát triển của thế giới hiện nay, trong tương lai sắp tới, cũng nên xem xét đến việc ban hành các văn bản luật riêng về sở hữu công nghiệp, trong đó có Luật sáng chế. Trong Luật này, sẽ quy định tất cả những nội dung liên quan đến sáng chế, bao gồm cả thủ tục nộp đơn, giải quyết vi phạm, mức phạt hành chính,. Việc đưa các nội dung cụ thể đó vào Luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người tìm hiểu pháp luật và cơ quan sử dụng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi. Song song với việc ban hành Luật sáng chế mới, cần giảm bớt những Nghị định, Thông tư hướng dẫn đi kèm, việc gì có thể quy định trong luật thì quy định luôn, như vậy vừa tăng tính hiệu lực của quy định, lại hạn chế được số lượng văn bản đi kèm. Những quy định trong Luật sáng chế mới này sẽ dựa trên những thay đổi bổ sung như đã trình bày ở trên. Hoàn thiện hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu công nghiệp. Đối với cơ quan xác lập quyền. Nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự phát triển kinh tế đối ngoại và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày một tăng dẫn. đến số lượng đơn đăng kí sáng chế của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng gia tăng nhanh chóng, làm cho tải trọng công việc của Cục Sở hữu trí tuệ ngày càng lớn. Vì vậy, cần phải áp dụng những giải pháp sau để nâng cao năng lực hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ :. - Đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng hình thức nộp đơn điện tử. Từ ngày 1/6/2007, Cục Sở hữu trí tuệ đã khai trương hình thức nộp đơn mới này song song với hình thức nộp đơn truyền thống. Vì những lợi thế mà hình thức này mang lại, trong những năm tới cần phải tiến đến việc sử dụng hình thức nộp đơn trực tuyến một cách hoàn toàn. - Cùng với việc nộp đơn điện tử, cần phải tập huấn xử lý hồ sơ trực tuyến cho đội ngũ cán bộ, góp phần làm cho hoạt động của toàn hệ thống này diễn ra hiệu quả. - Thành lập chi nhánh mới ở các tỉnh thành phố trong cả nước bên cạnh hai chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Đối với cơ quan thực thi. a) Phõn định rừ phạm vi hoạt động. - Thiết lập một cơ quan chuyên trách, cơ quan đầu mối trong việc xử lý xâm phạm bằng biện pháp hành chính (có thể là Thanh tra khoa học công nghệ). Cơ quan này có chức năng tiếp nhận các đơn yêu cầu xử lý hành chính, thụ lý các đơn đó, từ đó đề xuất biện pháp xử lý và đề xuất cơ quan thực hiện. - Dần dần loại bỏ sự tham gia của Uỷ ban nhân dân và Cảnh sát kinh tế trong hoạt động thực thi quyền, để các cơ quan này có thể tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước và các nhiệm vụ khác. - Thành lập Ban chỉ đạo chống xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, như vậy sẽ phần nào khắc phục được tình trạng phân tán trong hệ thống cơ quan thực thi, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất. b) Nâng cao năng lực hoạt động. Năng lực hoạt động ở đây bao gồm tất cả các vấn đề như tổ chức, nhân lực, chuyên môn điều kiện làm việc. - Từng bước đào tạo cán bộ thực thi, tiến hành mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, các khoá tập huấn cho các cán bộ thực thi thuộc tất cả các cơ quan thực thi ở mọi cấp. - Các cơ quan thực thi cần chú trọng phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo đại học, sau đại học. liên quan đến sở hữu trí tuệ để chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cao cho chính cơ quan mình. - Chính phủ tiến hành hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao hiểu biết về sở hữu trí tuệ và tăng cường nguồn lực cho các cơ quan thực thi. Trong đó, chú trọng việc mời các chuyên gia nước ngoài đến trao đổi kinh nghiệm và cử một số phái đoàn đi khảo sát và học tập ở nước ngoài nhằm tăng cường việc tiếp cận, tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm các nước. c) Tăng cường sự phối hợp hoạt động trong các cơ quan thực thi.