MỤC LỤC
Bệnh nhiễm trùng máu do Salmonella thường xuất hiện ở giai đoạn giữa của quá trình nhiễm Salmonella vào người bệnh, chúng xâm nhập vào hệ tuần hoàn nhưng không gây viêm đường ruột vì chúng không khu trú trong túi mật, không trở về ruột sau khi đã vào máu và không thể phân lập Salmonella từ phân của bệnh nhân. Nhưng một khi các tế bào vi khuẩn này nhiễm vào máu, chúng gia tăng nhiều lần trong các đại thực bào, rồi xâm nhập vào các cơ quan khác như xương, màng não. Sau khi vượt qua được môi trường acid trong dạ dày, một số vi khuẩn vào ruột non, chúng xâm nhập vào các tế bào biểu mô của thành ruột rồi di chuyển tới lớp lamina propria để sinh sản ở đó.
Sau cùng, chúng phá vỡ các đại thực bà, lan truyền khắp cơ thể và tập trung lại ở hệ lưới nội mô như tủy xương, gan, lách, mật và cả đường tiết niệu. Thời kỳ khởi phát chỉ có những triệu chứng lâm sàng thông thường như nhức đầu, đau bụng, sốt (sốt càng tăng khi tác nhân gây bệnh càng tích tụ nhiều trong máu). Thời kỳ toàn phát thì sốt là triệu chứng quan trọng, kèm theo đó là các dấu hiệu nhiễm trùng độc, vẻ mặt vô cảm, môi khô, má đỏ, tiêu chảy xen kẽ với táo bón và các tình trạng khác như vàng mắt, vàng da… Khi các tế bào Salmonella bị tiêu diệt, chúng phóng thích nội độc tố gây nhiễm độc máu.
Biện pháp quan trọng hàng đầu là chống bệnh do Salmonella trên thú, sau đó tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh như nuôi dưỡng trong điều kiện sạch sẽ. Áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, phân phối… Định kỳ khám sức khỏe những người thao tác trực tiếp trên thực phẩm. Người ta cho rằng, vi khuẩn Salmonella là một trong những vi sinh vật đường ruột gây bệnh quan trọng nhất nên hầu hết các tiêu chuẩn vi sinh thực phẩm đều không cho phép có vi khuẩn Salmonella trong thành phẩm.
Quy định này trên thực tế đã trở thành một rào cản thương mại gây nhiều trở ngại trong việc trao đổi hàng hóa thực phẩm giữa các quốc gia trên thế giới. Trong một cuộc khảo sát ở Tây Ban Nha của Baudart et al., 2000 cho thấy các chủng Salmonella phân lập từ các mẫu bệnh được lấy từ những bệnh nhân bị ngộ độc. Trong một cuộc khảo sát sự hiện diện của Salmonella tại các sông ở Địa Trung Hải, các nhà nghiên cứu cũng phân lập được hơn 574 chủng Salmonella thuộc hơn 40 kiểu huyết thanh khác nhau.
Tại Việt Nam, trong cuộc điều tra về sự ô nhiễm Salmonella trong thực phẩm trên thị trường Hà Nội, kết quả cho thấy: tỷ lệ nhiễm Salmonella trong thịt lợn vào khoảng 33,33%, thịt bò khoảng 40%, thịt gà khoảng 39,29% và giò sống khoảng 46,67%. Các tỷ lệ nhiễm Salmonella trong môi trường và thực phẩm cao như trên cho thấy khả năng hiện diện Salmonella trong thành phẩm chế biến có ít hay nhiều là không tránh khỏi [3, 9, 13, 15, 18, 20]. Một nghiên cứu khác, xác định độc lực trên chuột của các chủng Salmonella có nguồn gốc từ bệnh phẩm và thực phẩm cho thấy 20/20 chủng có nguồn gốc từ thực phẩm không có khả năng gây bệnh và gây chết cho.
−Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện tại Trạm xá Thú Y- Khoa Chăn Nuôi Thú Y và Phòng thí nghiệm Công Nghệ Sinh Học Môi trường- Khoa Công Nghệ Môi Trường- Trường ĐH Nông lâm TP. - Môi trường BHI (Brain Heart Infusion Broth): Dùng để phục hồi và tăng sinh các chủng Salmonella trong quá trình nghiên cứu. Môi trường XLD tổng hợp được pha chế trong nước cất vô trùng, đun sôi cho tan đều, để nguội đến 50 – 60oC và sau đó đổ vào đĩa petri.
Nguyên tắc chung: Mọi thao tác thí nghiệm phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng. Mọi dụng cụ thí nghiệm, môi trường dinh dưỡng phải được vô trùng trước khi sử dụng. Hút 1ml dịch sau tăng sinh cho vào ống nghiệm chứa 9ml NaCl vô trùng để được độ pha loãng 10-1, lắc đều, hút 1ml từ nồng độ này cho vào một ống nghiệm khác.
Hút 0,1ml dịch vi khuẩn sau khi pha loãng cho vào đĩa môi trường XLD đã được chuẩn bị trước. Trong đó: C: Số lượng Salmonella trong 1 ml mẫu (CFU/ml) N: Số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa đã chọn ni: Số lượng đĩa được đếm tại độ pha loãng thứ i Vi: Thể tích dịch mẫu cấy vào trong một đĩa fi: Độ pha loãng tương ứng. Đặt chuột bò trên bề mặt lồng, tay phải nắm lấy đuôi, ngón tay trỏ và ngón tay cái bên trái nắm lấy hai tai và gáy chuột, ngón tay út trái kẹp lấy đuôi của chuột.
Phương pháp khảo sát sự hiện diện của Salmonella trong gan, lách, dạ dày, ruột non và ruột già. Chuột bị chết sau khi gõy nhiễm hoặc sau thời gian theo dừi được tiến hành giải phẩu để xác định sự hiện diện của Salmonella trong gan, lách, dạ dày, ruột non và ruột già. Cách tiến hành: Sau khi chuột chết, dùng kim ghim bốn chân của chuột trên mảnh cao su được đặt trên khay mổ.
Cho một thể tích xác định nước muối NaCl 0,85% tùy theo khối lượng gan, lách, dạ dày, ruột non và ruột già thu được vào bao PE. Toàn bộ dịch trong bao PE được cho vào bình tam giác vô trùng có nắp đậy (mỗi bộ phận được cho vào những bình khác nhau), bình này được lắc trên máy lắc khoảng 1 giờ. Dịch đồng nhất sau khi lắc được đem trải đều trên môi trường XLD để định lượng mật độ Salmonella trong gan, lách, dạ dày, ruột non và ruột già.