MỤC LỤC
Trước năm 1997, thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 734/TTg về việc thành lập hệ thống tổ chức TGPL cho người nghèo, đối tượng chính sách, TGPL tồn tại dưới hình thức “tư pháp bảo trợ”, tập trung ở quyền bào chữa cho bị can, bị cáo tại phiên tòa và chủ yếu do đội ngũ luật sư thực hiện, các văn bản quy định về hình thức này rất ít, chủ yếu tồn tại dưới dạng một quy định nhỏ trong các văn bản pháp luật. Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức hành nghề luật sư và Luật sư, tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện, đóng góp, hỗ trợ hoạt động TGPL bằng việc hướng dẫn, khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật miễn phí cho các thành viên, hội viên và tham gia thực hiện TGPL miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách, đồng thời bồi dưỡng nghiệp vụ, hỗ trợ cho các tổ chức này về cơ sở vật chất (máy vi tính, tủ sách pháp luật…), cung cấp biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ….
Quản lý con người là phải thiết lập được sự hài hoà, tối ưu giữa những lợi ích, nguyện vọng và sự phát triển của cá nhân, tập thể cũng như phải điều hoà được những yêu cầu của cá nhân, tập thể và xã hội với nhau.Quản lý con người được thể hiện qua các mặt cụ thể sau: Thứ nhất, quản lý con người trước tiên là phải xác định được vị trớ đỳng đắn của mỗi người trong tập thể, trong hệ thống xó hội, quy định rừ chức năng, quyền hạn và vai trò xã hội của họ. Trong hoạt động TGPL, người được TGPL có quyền khiếu nại đối với các hành vi từ chối thụ lý vụ việc TGPL, không thực hiện TGPL, thay đổi người thực hiện TGPL của Trung tâm TGPL nhà nước, TGVPL, cộng tác viên khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình; tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về việc cấp, thay đổi, thu hồi Giấy đăng ký thực hiện TGPL; cấp, thu hồi thẻ cộng tác viên; quyết định xử lý kỷ luật, quyết định xử phạt hành chính và các quyết định hành chính, hành vi hành chính khác trong lĩnh vực TGPL.
Trong phối hợp hoạt động giữa các cơ quan về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về TGPL trong hoạt động tố tụng ra đời đã cụ thể hoá quy định của Luật trợ giúp pháp lý, bảo đảm để đội ngũ TGVPL, Luật sư cộng tác viên (LS CTV) tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động TGPL. Đồng thời, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình cũng đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện ở địa phương dưới nhiều hình thức để quán triệt và chỉ đạo thống nhất các hoạt động liên quan đến công tác TGPL như quyết định số 1411/QĐ- UBND ngày 24/11/2008 của UBND tỉnh quyết định về việc thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành của tỉnh về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, quyết định số 392/QĐ- UBND ngày 10/7/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Phòng Văn bản và thi hành pháp luật có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và doanh nghiệp Nhà nước; tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.Trong hoạt động QLNN đối với hoạt động TGPL thì Phòng có nhiệm vụ phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về TGPL. Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Gia Lai là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, tham gia đảm nhiệm một số hoạt động mang tính quản lý nội bộ đối với các chi nhánh, đội ngũ người thực hiện TGPL trên địa bàn tỉnh như quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho Chi nhánh; hướng dẫn hoạt động đối với Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý khác; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.
Phòng Nghiệp vụ có nhiệm vụ thực hiện TGPL các vụ việc thuộc các lĩnh vực: pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự; pháp luật dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự; pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em; pháp luật hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính; pháp luật đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng; pháp luật lao động, việc làm, bảo hiểm; pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về chính sách ưu đãi xã hội khác; các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ngoài ra, Trung tâm trợ giúp pháp lý còn thực hiện các hình thức thực hiện trợ giúp pháp lý khác như: biên soạn và phát hành 260.393 tờ gấp và sách pháp luật, 4.210 băng, đĩa pháp luật dịch ra tiếng Jrai, Bahnar; đặt bảng thông báo TGPL tại các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tại các phòng Tư pháp, cơ quan tiến hành tố tụng, phối hợp phát hành lịch truyền thông, tổ chức hơn 300 đợt trợ giúp pháp lý lưu động kết hợp với sinh hoạt chuyên đề pháp luật.
Theo thống kê tại hồ sơ tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ có 4.837 người tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ và 156 thắc mắc pháp luật được giải đáp (27) (Trung tâm TGPL không thống kê vào vụ việc trợ giúp pháp lý, vì những thắc mắc này không lập thành hồ sơ trợ giúp pháp lý mà chỉ ghi trong biên bản sinh hoạt Câu lạc bộ). Những tồn tại trong quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý. như phân tích ở phần trên. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về vị trí, vai trò của TGVPL trong tố tụng, việc huy động các cơ quan, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý lưu động, quy định về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, cũng như các quy định về đánh giá chất lượng TGPL vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc. Thứ nhất, về vị trí, vai trò của TGVPL, LS CTV khi tham gia tố tụng. Tham gia tố tụng là hình thức cung cấp dịch vụ pháp lý cơ bản trong hoạt động TGPL. Trước khi Luật trợ giúp pháp lý ra đời, việc bào chữa cho người được TGPL trong các vụ án hình sự hoặc đại diện được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 52/TTLT/TP-TC-TCCP- LĐTBXH ngày 14 tháng 01 năm 1998 của Bộ Tư pháp-Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Theo đó Trung tâm TGPL được trực tiếp hoặc mời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án cho các đối tượng được TGPL theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đại diện, bào chữa trước Toà án đều do các LS CTV của Trung tâm TGPL của Nhà nước thực hiện, ngoại trừ một số trường hợp trong các vụ án hình sự, cơ quan tố tụng đồng ý để các chuyên viên pháp lý của Trung tâm TGPL của Nhà nước tham gia phiên toà để thực hiện việc bào chữa cho bị can, bị cáo là người được TGPL. Trong trường hợp này, vai trò của các chuyên viên như vai trò của luật sư, có các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa quy định tại Điều 59 Bộ luật tố tụng hình sự. Sau khi Luật trợ giúp pháp lý 2005 được ban hành, TGPL được xác định là một dịch vụ và với sự ra đời của chức danh TGVPL, việc bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được tiến hành thông qua hoạt động của các TGVPL và LS CTV. Điều 29 Luật trợ giúp pháp lý 2005 quy định khi tham gia tố tụng, TGVPL và LS CTV được thực hiện các nhiệm vụ:. Tham gia tố tụng hình sự để bào chữa cho người được TGPL là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được TGPL là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự; tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL trong vụ việc dân sự; tham gia tố tụng hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL trong vụ án hành chính. TGVPL, LS CTV được cấp giấy chứng nhận để tham gia tố tụng với tư cách sau đây:. a) TGVPL tham gia tố tụng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Luật trợ giúp pháp lý với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để thực hiện việc bào chữa; người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; người đại diện hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính;. b) LS CTV tham gia tố tụng với tư cách: người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để thực hiện việc bào chữa; người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; người đại diện hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Nội dung đơn yêu cầu TGPL nêu tóm tắt nội dung vụ việc và đề nghị Trung tâm TGPL hoặc tổ chức tham gia TGPL cử người TGPL để bảo vệ quyền lợi cho mình mà không có nội dung thể hiện sự ủy quyền của người được TGPL cho người thực hiện TGPL ( ở đây là TGVPL và LS CTV Trung tâm TGPL) (xem phụ lục 3: Đơn yêu cầu TGPL). Cơ sở để người thực hiện TGPL tham gia tố tụng chính là quyết định cử người thực hiện tham gia tố tụng của Giám đốc Trung tâm TGPL hoặc của Trưởng Chi nhánh. Mặt khác, theo Luật trợ giúp pháp lý và Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP- BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC xỏc định rừ tư cỏch của TGVPL là người đại diện nhưng phạm vi đại diện, nội dung đại diện thì chưa được các văn bản này đề cập tới. Nếu áp dụng theo các quy định của Bộ luật dân sự thì việc đại diện này phải có văn bản ủy quyền. Trong khi, như phân tích ở trên, việc tham gia của TGVPL hoặc LS CTV lại dựa trên quyết định cử người tham gia TGPL của Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh. Chính vì sự thiếu đồng bộ này nên việc TGVPL tham gia tố tụng bằng tư cách này rất ít xảy ra trong thực tiễn. Như vậy, qua hai hình thức đại diện: đại diện theo pháp luật và đại diện ủy quyền theo quy định của bộ luật dân sự, đều không quy định về trường hợp TGVPL đại diện cho người được TGPL trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. Đối với tư cách là người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sụ;. người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Pháp luật tố tụng hình sự quy định về người bảo vệ quyền lợi của đương sự như sau:. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình. Tương tự tại Điều 63 Bộ luật tố tụng dân sự thì:. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Toà án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Những người sau đây được Toà án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:. a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;. b) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,.
Ngoài ra, việc điều chuyển cán bộ đã có kinh nghiệm trong công tác TGPL, đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL làm công việc khác; bố trí cán bộ mới làm công tác TGPL gây thiếu hụt về đội ngũ người thực hiện TGPL cũng như ảnh hưởng đến việc bố trí nhân lực theo lĩnh vực chuyên sâu về nghiệp vụ TGPL và chất lượng nguồn nhân lực thực hiện TGPL, nhất là đội ngũ cộng tác viên là cán bộ tư pháp – hộ tịch ở cấp xã..Nguyên nhân vì đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ rất thấp, trong khi đó những cán bộ có kinh nghiệm và đã qua bồi dưỡng, đào tạo về TGPL có trình độ hơn nên được điều chuyển qua làm công tác như Phó chủ tịch UBND, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã. Trong khi nếu áp dụng một quy trình quản lý sẽ thúc đẩy cả hệ thống làm việc tốt, giải phóng người lãnh đạo khỏi các công việc sự vụ lặp đi lặp lại; ngăn ngừa được những sai sút nhờ xỏc định rừ cỏc quy trỡnh, thủ tục giải quyết cụng việc và trỏch nhiệm của mỗi bộ phận, cá nhân; qua đó tạo điều kiện xác định đúng nhiệm vụ công việc và cách thức thực hiện để đạt được kết quả cũng như cung cấp cách nhận biết, giải quyết các sai sót và ngăn ngừa tái diễn.
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ. Trong khi đó, quyền và nghĩa vụ của TGVPL và luật sư tham gia tố tụng là không khác gì nhau và được quy định chung tại khoản 4 Điều 52 Dự thảo:. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:. a) Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng; được tham gia phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Toà án xét thấy cần thiết;. b) Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;. c) Tham gia phiên toà hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;. d) Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này. đ) Tranh luận tại phiên toà;. e) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;. g) Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà. Đối với phương án sửa đổi Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP- BTC-VKSNDTC-TANDTC theo hướng TGVPL tham gia tố tụng với vai trò của Luật sư. Cụ thể như sau “TGVPL tham gia tố tụng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý với tư cách là Luật sư của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; của đương sự trong vụ án hình sự; trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính”. Ưu điểm của phương án này là thủ tục đơn giản, nhanh và gọn hơn. Vì đây chỉ là Thông tư liên tịch, thủ tục ban hành đơn giản hơn việc ban hành Luật. Trong khi đó để ban hành văn bản luật thì cần sửa chữa nhiều văn bản luật khác nhau, trải qua nhiều bước như trên đã phân tích. Hơn nữa, việc dựa vào vai trò của luật sư sẽ không phải sửa đổi, bổ sung các quyền của người bào chữa, người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Phương án này cũng phù hợp hơn với thực tế vì như trên đã phân tích,. hầu hết các quyền và nghĩa vụ của TGVPL hiện nay đều giống như quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hành chính. Tuy nhiên, cũng cần xem xét lại sự phù hợp của chế định người bào chữa trong tố tụng. Vì như trên đã phân tích, quyền và nghĩa vụ của luật sư và người đại diện hợp pháp trong vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự không được phân biệt rừ ràng. Trong khi, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo Bộ luật dõn sự rất khỏc so với quyền và nghĩa vụ của luật sư. Do đó, cũng cần sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng bổ sung quyền và nghĩa vụ của người bào chữa. Sửa đổi mục II.3.b Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC- VKSNDTC-TANDTC theo hướng gọn hơn, không gây hiểu nhầm là chủ thể mới là LS CTV. Cụ thể sửa lại như sau: “LS CTV tham gia tố tụng theo quy định của Luật Luật sư và các văn bản có liên quan”. “TGVPL, LS CTV được cấp giấy chứng nhận để tham gia tố tụng với tư cách sau đây:. a) TGVPL tham gia tố tụng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý với tư cách là Luật sư của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; của đương sự trong vụ án hình sự; trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính. b) LS CTV tham gia tố tụng theo quy định của Luật Luật sư và các văn bản có liên quan”. Thứ hai, về vấn đề TGPL lưu động, cần sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 07/2007/NĐ-CP theo hướng các cơ quan, ban ngành tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức tham gia TGPL lưu động nhưng cũng chủ động trong việc sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức của mình.
Trong Luật luật sư tại Điều 31 cũng quy định “Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý.”.Trên thế giới hiện nay, tồn tại ba mô hình TGPL phổ biến, đó là: một là, mô hình TGPL từ thiện (là mô hình dựa hoàn toàn vào sự hảo tâm hoạt động của luật sư tình nguyện thực hiện các dịch vụ pháp lý miễn phí), hai là, mô hình TGPL nhà nước (là mô hình nhà nước tổ chức, quản lý và cung cấp kinh phí cho các tổ chức thực. hiện TGPL), ba là mô hình hỗn hợp (là mô hình kết hợp giữa hai mô hình trên, mà mô hình ở nước ta đang mô phỏng theo). Bốn là, đối với cộng tác viên không là luật sư, cần tăng cường số lượng tại những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng phát triển cán bộ tại chỗ là người dân tộc thiểu số (qua chế độ cử tuyển, ưu đãi, thu hút sinh viên luật); thu hút các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan đã nghĩ hưu; cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, luật gia, hòa giải viên cơ sở, trưởng thôn,.
Theo Quy chế bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-BTP ngày 05/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì Trung tâm TGPL nhà nước có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL thường xuyên cho người thực hiện TGPL theo kế hoạch đã được Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt. Như vậy, Học viện Tư pháp ngoài việc đào tạo nghiệp vụ các chức danh tư pháp như hiện nay, bao gồm các chức danh: thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên, Học viện Tư pháp cũng có chức năng đào tạo các chức danh tư pháp khác, mà một trong số đó là chức danh TGVPL.