MỤC LỤC
4 Phạm Hồng Quang (2009), Hoàn thiện chế định tài phán hành chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển: Một vài kinh nghiệm từ hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, Nhật Bản và Trung Quốc, sách chuyên khảo: Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững – NXB Công an nhân dân. Sự tồn tại hai Toà án tối cao (về hành chính và tư pháp) cũng dẫn đến một nguy cơ khác là có thể có sự giải thích và áp dụng khác nhau giữa hai ngành Toà án trước cùng một vấn đề pháp luật, điều đó hoàn toàn không có lợi cho việc bảo đảm tính thống nhất của một nền pháp chế [6].
- Khiếu nại đòi bồi thường: Đây là loại khiếu nại mà người khiếu nại, khi chứng minh quyền lợi của mình bị xâm hại, thì không chỉ yêu cầu huỷ bỏ quyết định hành chính mà còn dòi bồi thường thiệt hại. Đặc biệt tại Pháp còn có Hội đồng tối cao các thẩm phán hành chính là cơ quan quản lý các thẩm phán có nhiệm vụ tiến cử việc thăng thưởng kỷ luật các thẩm phán, quản lý kinh phí hoạt động của các Toà án địa phương.
Thẩm phán hành chính do Chính phủ bổ nhiệm, cụ thể Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thẩm phán Toà án hành chính tối cao theo đề nghị của Bộ trưởng Tư pháp và sau khi lấy ý kiến của phiên họp toàn thể Chính phủ. Thẩm phán phải học qua trường Luật, có 2 năm tập sự tại Toà án sơ thẩm hoặc toà án phúc thẩm, có 9 tháng làm việc tại Toà án phúc thẩm, được 2 Thẩm phán kèm cặp, sau thời gian làm việc từ 10-15 năm mới được bổ nhiệm làm Thẩm phán.
Trong một số lĩnh vực quản lý không có cơ quan chuyên trách giải quyết khiếu kiện mà có một bộ phận chịu trách nhiệm về vấn đề pháp luật của ngành và chính bộ phận này tiếp nhận và giải quyết khiếu kiện trong ngành, lĩnh vực của mình. Cụ thể là đảm bảo cho các bên được đưa ra chứng cứ hợp pháp để bảo vệ quan điểm của mình; tạo điều kiện thông tin cho các bên; Cơ quan giải quyết chỉ phán quyết trên cơ sở các chứng cứ mà các bên đều biết; Cơ quan giải quyết luôn cố gắng tạo điều kiện để các bên tự hòa giải thương lượng trong mọi giai đoạn.
Theo tinh thần đó, Chính phủ giao Tổng Thanh tra Chính phủ xây dựng đề án về việc thành lập cơ quan tài phán hành chính thuộc hệ thống hành pháp để tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại hành chính đối với quyết định của cơ quan hành chính, bảo đảm cho người dân được tranh tụng bình đẳng, công khai, đồng thời đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung thẩm quyền xét xử và hệ thống tổ chức, quản lý của tòa án hành chính đáp ứng yêu cầu xử lý những khiếu kiện mà kết luận của cơ quan tài phán hành chính chưa được đồng thuận”. Có thể thấy rằng, trong thời gian vừa qua, để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính, phù hợp với xu hướng cải cách nền hành chính quốc gia, xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ, Đảng và nhà nước ta đang rất quan tâm đến việc nghiên cứu và thiết lập hệ thống các cơ quan tài phán hành chính độc lập với các cơ quan quản lý, có trách nhiệm giải quyết các khiếu kiện hành chính, tạo ra một cơ chế giải quyết thực sự công bằng, khách quan và dân chủ.
Do đó, đặt cơ quan tài phán hành chính trực thuộc Thủ tướng Chính phủ sẽ bảo đảm sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Thủ tướng Chính phủ nhằm giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động của cơ quan tài phán hành chính cũng như mối quan hệ giữa cơ quan này với các cơ quan khác trong bộ máy hành chính. Bởi vì, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và các Hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới đã yêu cầu các bên phải duy trì các cơ quan tài phán phán hành chính, tư pháp và các cơ chế khác để xem xét lại và sửa đổi nhanh chóng, công bằng, khách quan (theo yêu cầu của người bị ảnh hưởng) các hành vi hành chính, quyết định hành chính.
Thực tế, chúng ta thường có các quyết định hành chính của thủ trưởng các cơ quan, tổ chức nhưng lại do phó thủ trưởng cơ quan hoặc cấp dưới trực tiếp của họ ký thay hoặc thừa lệnh hay thừa uỷ quyền … Phỏp luật vẫn chưa quy định rừ về vấn đề xỏc định trỏch nhiệm của các chủ thể trong những trường hợp này làm cho người khiếu nại gặp lúng túng trong việc xác định người bị khiếu nại [25]. Khi giúp đỡ người khiếu nại về pháp luật, luật sư có nghĩa vụ thực hiện theo đúng nội dung yêu cầu giúp đỡ của người khiếu nại phù hợp với các quy định của pháp luật; không được kích động, cưỡng ép, mua chuộc, dụ dỗ người khiếu nại khiếu nại sai sự thật hoặc lợi dụng quyền khiếu nại để xuyên tạc, vu khống, xâm phạm trật tự công cộng, gây thiệt hại đến cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thực tế là với những người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không được tự mình khởi kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà phải thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc Viện kiểm sát khởi tố vụ án hành chính mặc dù theo quy định của pháp luật thì ở độ tuổi này họ không thuộc diện được bảo vệ theo Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em và phải chịu mọi trách nhiệm pháp lý về mọi hành vi do mình thực hiện theo quy định của Bộ luật Hình sự và Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính. Do đặc thù của các khiếu kiện hành chính là người bị kiện là các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan này, nên họ thường bảo thủ ý kiến, né tránh trách nhiệm trong việc cung cấp các thông tin cần thiết về các quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình cho Viện kiểm sát, nên Viện kiểm sát không có đủ thông tin cần thiết để thực hiện quyền khởi tố vụ án hành chính theo quy định của pháp luật.
Trong hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu đối với việc giải quyết khiếu nại hành chớnh ở Việt Nam được thể hiện rất rừ trong Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ. Tại Hiệp định này, những yêu cầu với việc giải quyết khiếu nại hành chính được quy định trong nhiều chương.
Theo bản cam kết văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam (đoạn 135 trang 66) thì: “Đại diện của Việt Nam xác nhận thêm rằng sẽ sửa đổi các luật và các quy định trong nước sao cho phù hợp với các yêu cầu của hiệp định WTO về thủ tục và rà soát pháp lý đối với các quyết định hành chính, trong đó bao gồm cả khoản X:3(b) của Hiệp định GATT 1994. Với những nội dung của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, có thể thấy việc nghiên cứu xây dựng cơ quan tài phán hành chính thuộc hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước cũng là một hướng đi phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta [49].
Cần quy định người khiếu nại và người bị khiếu nại đều có quyền được biết, đọc, sao chụp, sao chép và xem các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại; được yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại. Đối với luật sư, cần quy định luật sư có quyền tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại ; thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi được ủy quyền; xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại; được nghiên cứu hồ sơ vụ việc, ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các vụ án hành chính, một trong những khâu then chốt nhất là xây dựng pháp luật hành chính đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt trong một số lĩnh vực như Thuế, đất đai, xây dựng, tài nguyên môi trường… Cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các văn bản này theo hướng thống nhất giải quyết những vướng mắc trong quá trình áp dụng khi xét xử các vụ án hành chính. Việc nghiên cứu thành lập cơ quan tài phán hành chính ở nước ta hiện nay, nhất là trong điều kiện có toà án hành chính (toà án nhân dân đang được giao thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính) trong bối cảnh trật tự kỷ cương quản lý nhà nước còn nhiều lỏng lẻo, tổ chức bộ máy nhà nước còn nhiều bất cập thì việc thiết lập cơ quan tài phán hành chính cần phải có bước đi thích hợp, trong giai đoạn đầu có thể thí điểm thành lập ở một số địa phương, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng trong phạm vi cả nước.