Quy định pháp lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

MỤC LỤC

Quá trình hợp tác đầu tư ASEAN và sự hình thành AIA

Trước những yếu tố mang tính lịch sử và do tình hình thu hút FDI không mấy sáng sủa, trong khi nhu cầu về vốn để phát triển và tăng trưởng kinh tế để có thể đuổi kịp nền kinh tế của các nước phát triển lại đang là nhu cầu bức bách của các quốc gia ASEAN, chính vì thế mà các Quốc gia thành viên ASEAN đã đưa ra sáng kiến về việc thành lập đầu từ trong khuôn khổ ASEAN, một trong những chương trình liên kết và hợp tác về kinh tế của ASEAN. Thừa nhận rằng nhu cầu thu hút FDI vào ASEAN với mức độ lớn hơn và bền vững hơn là điều cần thiết vì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn tài chính quan trọng để giữ vững tốc độ phát triển kinh tế, công nghiệp, cơ sở hạ tầng và công nghiệp, mà sự hình thành khu vực đầu tư ASEAN góp phần giúp các nước thành viên đẩy mạnh cạnh tranh thu hút FDI với các nước trên thế giới, phục vụ cho mục tiêu này. Chính những cơ sở trên đây đã góp phần thúc đẩy các quốc gia thành viên nhanh chóng tiến tới việc thành lập đầu tư trong khuổn khổ ASEAN, nhằm giúp các nước thành viên tăng cường tính cạnh tranh trong việc thu hút FDI với các khu vực khác trên thế giới, đồng thời tạo một môi trường cạnh tranh hấp dẫn, thông thoáng cho khu vực ASEAN, với mục tiêu chung là góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi nước thành viên trong khuổn khổ ASEAN.

Những nội dung chính của Hiệp định

Theo qui định tại điều 7, ngoài các biện pháp hoặc lĩnh vực được liệt kê trong danh mục loại trừ tạm thời (TEL) và danh mục nhạy cảm (SL) của nước mình, các nước thành viên ASEAN sẽ mở cửa cho tất cả các ngành nghề và dành chế độ đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư ASEAN ngay sau khi Hiệp định khung về AIA có hiệu lực vào năm 2010 với 6 nước thành viên cũ, vào năm 2013 đối với Việt Nam và năm 2015 với Lào và Myanma. Sỏng kiến riờng để tăng cường tớnh rừ ràng, trong sỏng của cỏc qui tắc, qui định, chính sách và thủ tục đầu tư của quốc gia thành viên thông qua việc xuất bản các thông tin đó có thể tiếp cận một cách rộng rãi, đơn giản hoá và làm nhanh chóng các thủ tục xin và phê duyệt các dự án đầu tư ở mọi cấp, và mở rộng số lượng các Hiệp định song phương về tránh đánh thuế hai lần giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Các Quốc gia thành viên sẽ: tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư chung như hội thảo, lớp đào tạo, các chuyến khảo sát làm quen cho các nhà đầu tư các nước xuất vốn, cùng xúc tiến các dự án cụ thể với sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân, tham vấn thường xuyên giữa các cơ quan đầu tư ASEAN về các vấn đề xúc tiến đầu tư, đồng thời tổ chức các chương trình đào tạo liên quan đến đầu tư cho các quan chức của các cơ quan đầu tư ASEAN, tiến hành trao đổi các danh mục các ngành lĩnh vực khuyến khích mà các Quốc gia thành viên có thể khuyến khích đầu tư từ các Quốc gia thành viên khác và đề xuất các hoạt động xúc tiến đầu tư, và xem xét các giải pháp mà các cơ quan đầu tư của các Quốc gia thành viên có thể hỗ trợ hoạt động xúc tiến của các Quốc gia thành viên khác.

Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN

+ Thực hiện các kế hoạch hành động của từng nước để mở cửa tất cả các ngành nghề cho đầu tư của các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020 phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này và dành đối xử quốc gia cho tất cả các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020 phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này. + Thúc đẩy dòng lưu chuyển tự do hơn về vốn, lao động lành nghề và chuyên gia, và công nghệ giữa các Quốc gia thành viên ASEAN. Tại AIA-14, các nước đã quyết định rút ngắn thời gian thực hiện đối xử quốc gia và mở cửa thị trường các ngành sản xuất chế tạo, nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng cho tất cả các nhà đầu tư từ 2020 theo Hiệp định xuống 2010 đối với nhóm nước ASEAN 6 và 2015 đối với các thành viên mới.

Lộ trình thực hiện Hiệp định 1. Quá trình thực hiện Hiệp định

Một số điều chỉnh trong biện pháp chính sách của các nước ASEAN trong lộ trình thực hiện Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN

Các biện pháp hành động cá nhân này bao gồm việc cải thiện toàn bộ khung chính sách đầu tư, mở cửa các khu vực dành cho đầu tư nước ngoài, giảm chi phí kinh doanh thông qua việc giảm thuế, hợp lý và đơn giản hoá quá trình đầu tư, và các biện pháp đơn giản hoá đầu tư khác. - Việt Nam đã tiến hành các bước tăng cường tính trong sáng cho việc khuyến khích về trợ cấp, cung cấp các thông tin chi tiết hơn về những quy tắc về việc thực hiện luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, nới lỏng các yêu cầu hoạt động, khuyến khích tái đầu tư cho những nhà đầu tư nước ngoài tại nước mình, đơn giản hoá các thủ tục đầu tư. Cùng với những thay đổi trong việc điều chỉnh cơ cấu và chiến lược phát triển kinh tế, cũng như trong biện pháp chính sách của mình, các nước ASEAN đã và đang góp phần thúc đẩy việc thực hiện Hiệp định AIA một cách nhanh chóng, tạo nền tảng cho việc sớm thành lập khu vực đầu tư ASEAN vào năm 2010.

Việc hình thành hoạt động đầu tư tại CHDCND Lào

    Dự án có trong biên lai kinh doanh khuyến khích đầu tư nước ngoài có vốn đầu tư từ 1.000.000 USD đến 5.000.000 USD, Ủy ban quản lý đầu tư gửi bản sao chép hồ sơ xin ý kiến với các ngành, các Bộ có liên quan trong nước trong thời hạn 3 ngày, việc nghiên cứu góp ý kiến của các ngành các Bộ và các địa phương có liên quan dựa theo chức năng nhiệm vụ liên quan với ngành của mình và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban quản lý đầu tư trong thời hạn không quá 20 ngày, nếu không trả lời trong vòng thời hạn này sẽ coi là các ngành các Bộ đồng ý, Ủy ban quản lý đầu tư sẽ lấy ý kiến về chuyên môn của các ngành các Bộ có liên quan việc xem xét giới thiệu thông qua Hội thảo Ủy ban quản lý đầu tư và hợp tác để cho phép hoặc trả lời không cho phép trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin đầu tư. Dự án trong biên lai khuyến khích đầu tư có vốn đầu tư 5.000.000 đến 10.000.000 USD, Ủy ban quản lý đầu tư gửi bản sao chép hồ sơ xin ý kiến với các ngành các Bộ có liên quan trong vòng 3 ngày, việc nghiên cứu góp ý kiến của các ngành các Bộ có liên quan là dựa theo chức năng, nhiệm vụ liên quan của các ngành các Bộ có liên quan và trả lời bằng văn bản tới Ủy ban quản lý đầu tư trong vòng 20 ngày, nếu không trả lời trong vòng thời hạn này sẽ được coi là các ngành các Bộ có liên quan đồng ý, Ủy ban quản lý sẽ lấy ý kiến về chuyên môn của các ngành các Bộ có liên quan để làm chứng trong việc xem xét báo cáo qua Hội nghị Ủy ban quản lý đầu tư và hợp tác cho phép hoặc trả lời không cho phép trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ ngày nhận được bản sao chép hồ sơ xin đầu tư. Đối với việc cấp giấy phép đầu tư, sau khi Ủy ban quản lý đầu tư và hợp tác cấp giấy phép đầu tư, Ủy ban quản lý đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết trong thời hạn 3 ngày, nếu đã thông báo cho nhà đầu tư biết 3 lần trong vòng 60 ngày, nhưng nhà đầu tư không đến nhận giấy phép đầu tư hoặc không có câu trả lời Ủy ban quản lý đầu tư bằng văn bản, Ủy ban quản lý đầu tư và hợp tác sẽ coi giấy phép đó vô hiệu lực, và giấy phép đầu tư đó sẽ bị huỷ bỏ.

    Quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại CHDCND Lào

    Việc ngừng hoặc chấm dứt dự án đầu tư nước ngoài

    Việc ngừng hoặc chấm dứt dự án có nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là do phá sản của doanh nghiệp (Do luật doanh nghiệp điều chỉnh hoặc các ngành các Bộ có liên quan).

    Quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư 1. Các quyền và lợi ích của nhà đầu tư

    Nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài - Thực hiện nghĩa vụ về thuế

    - Mở tài khoản tại ngân hàng CHDCND Lào bằng tiền Kíp hoặc ngoại tệ - Sử dụng chế độ biên lai của CHDCND Lào, nếu chế độ biên lai Quốc tế sẽ dựa theo sự cần thiết của thành phần có liên quan. - Trước khi ký các hợp đồng nhà đầu tư nước ngoài phải có tiền bảo lãnh theo giá trị đã quy định trong nhật ký hoặc hợp đồng. - Báo cáo hoạt động kinh doanh của mình trên thực tế và theo thời hạn đã quy định.

    Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào

    Việc giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với CHDCND Lào

    - Tranh chấp được giải quyết bằng hoà giải, Ủy ban quản lý đầu tư có thể góp ý kiến trong giai đoạn đầu, nhưng không có quyền quyết định hoặc không có quyền áp dụng nguyên tắc nào đó đối với các bên. Nếu vụ tranh chấp không giải quyết được trong vòng 3 tháng kể từ ngày có việc kiện tụng đầu tiên, một bên có thể đưa vụ tranh chấp lên cơ quan giải quyết tranh chấp Quốc tế hoặc sẽ được giải quyết do pháp luật của nước CHDCND Lào. Hợp đồng đầu tư nước ngoài sẽ được bảo vệ do pháp luật của CHDCND Lào, trừ các bên có thoả thuận khác liên quan đến pháp luật nước ngoài.