MỤC LỤC
Còn theo các tác giả của cuốn Nền kinh tế trước ngã ba đường do Nguyễn Đức Thành chủ biên thì trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chứng kiến nhiều biến động kinh tế - xã hội - chính trị phức tạp sau giai đoạn hai năm suy thoái nghiêm trọng (2008-2009), nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức phát triển mới sau một thập niên tăng trưởng dựa nhiều vào năng lượng. Một số sách chuyên khảo, nhiều bài nghiên cứu vấn đề sở hữu đã được công bố đăng trên tạp chí “Cộng sản”, “Triết học”, “Kinh tế”, “Nghiên cứu lý luận”…Nhìn chung, các tác giả tập trung phân tích quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu và xóa bỏ chế độ tư hữu; luận chứng tính tất yếu phải đa dạng hóa các hình thức sở hữu, xem các vấn đề sở hữu có tính chất cơ bản nhất đối với mọi sự cải cách kinh tế; phê phán những quan điểm cho rằng sở hữu trong chủ nghĩa xã hội chỉ có hai hình thức độc tôn là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể; phê phán tính chất vô chủ do hai hình thức sở hữu đó gây ra.
Mặc dù sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được thừa nhận, nhưng vai trò của các hình thức sở hữu và phương thức để phát huy vai trò của các hình thức sở hữu đó thì vẫn chưa được các tác giả đề cập đến nhiều và chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Đối tượng sở hữu được thể hiện dưới các hình thức cụ thể, như người, các lực lượng tự nhiên, những đồ vật, năng lượng, thông tin, của cải, trí tuệ… Khi nói sở hữu, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế hiện vật, người ta nhấn mạnh sở hữu tư liệu sản xuất, mà trước hết và quan trọng nhất là sở hữu về máy móc, nhà xưởng, đất đai và các tư liệu lao động khác….
Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại tồn tại nhiều hình thức sở hữu đa dạng, phong phú, như sở hữu tư nhân tư bản thuần túy (một nhà tư bản sở hữu), sở hữu nhóm nhà tư bản, ngoài ra còn có sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân nhỏ, sở hữu công ty cổ phần…. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, sở hữu tư nhân tư bản vẫn giữ vai trò chủ đạo, nhưng đã có những hình thức sở hữu mới so với thời C.Mác, như sở hữu của người lao động trong các xí nghiệp cổ phần, sở hữu hỗn hợp của các tập đoàn tư bản quốc tế….
Từ đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra lý do cần phải xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất trong chủ nghĩa xã hội vì, chế độ sở hữu tư nhân đã làm cho chúng ta ngu xuẩn và phiến diện đến nỗi một đối tượng nào đó chỉ là của chúng ta khi chúng ta chiếm hữu nó, nghĩa là khi nó tồn tại đối với chúng ta như là tư bản hoặc khi chúng ta trực tiếp chiếm nó, ăn nó, uống nó, mặc vào ta hay cư trú trong đó…, nói tóm lại khi chúng ta tiêu dùng nó. Trong tác phẩm “Dự thảo và thuyết minh Cương lĩnh của Đảng Dân chủ - xã hội” (1895), V.I.Lênin viết: “Cuộc đấu tranh này chỉ có thể chấm dứt, khi chính quyền chuyển vào tay giai cấp công nhân, khi tất cả ruộng đất, công xưởng, máy móc và hầm mỏ đã được trao lại cho toàn thể xã hội để tổ chức nền sản xuất xã hội chủ nghĩa, là nền sản xuất trong đó tất cả những gì do công nhân sản xuất ra và tất cả những sự cải tiến trong sản xuất đều phải làm lợi cho bản thân người lao động” [105, tr. Thực chất và mục đích của việc xóa bỏ sở hữu tư nhân là ở chỗ, mọi công dân có địa vị ngang nhau đối với tư liệu sản xuất của toàn thể xã hội, có nghĩa là tất cả mọi công dân đều có quyền làm việc ngang nhau đối với tư liệu sản xuất xã hội, trên ruộng đất thuộc về xã hội, công xưởng thuộc về xã hội… Đối tượng của việc xóa bỏ sở hữu tư nhân là tư liệu sản xuất, chứ không phải tư liệu tiêu dùng, V.I.Lênin cho rằng, không một người xã hội chủ nghĩa nào lại đề nghị tịch thu tài sản của hàng chục triệu công dân.
Miền Nam cũng như Miền Bắc đều mắc chung một sai lầm đó là nóng vội, chạy theo quy mô lớn một cách hình thức, bất chấp quy luật khách quan về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, vi phạm các nguyên tắc tự nguyện, dân chủ… Chính vì quan niệm một cách máy móc, giản đơn về sở hữu tập thể cho nên khi xây dựng các hợp tác xã quy mô lớn trong nông nghiệp, rồi các tập đoàn sản xuất thì các hợp tác xã và các tập đoàn sản xuất đó đã hoạt động một cách rất khó khăn và không hiệu quả.
Đến nay, mặc dù còn không ít vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, nhưng qua hơn 20 năm đổi mới, Đảng ta đã bước đầu hình thành được trên những nét cơ bản một hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam làm cơ sở khoa học cho đường lối của Đảng. Kinh tế nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo; cần nắm giữ những vị trí then chốt; cần phải là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế; cần phải là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; cần phải đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, trong việc nêu gương về hiệu quả kinh tế -xã hội và chấp hành pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay, có các hình thức sở hữu cơ bản sau: - Sở hữu toàn dân được biểu hiện phổ biến dưới hình thức sở hữu nhà nước, với nhiều dạng, nhiều mức độ, trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân (công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ,. …); - Sở hữu tập thể của những người sản xuất hàng hóa nhỏ với nhiều dạng, nhiều mức độ trong nhiều lĩnh vực, nông nghiệp, công nghiệp thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ…); - Sở hữu cá thể của người sản xuất hàng hóa nhỏ với nhiều dạng, trong nhiều lĩnh vực khác nhau (nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ…); - Sở hữu tư bản tư nhân trong lĩnh vực do luật pháp quy định; - Sở hữu của nước ngoài bao gồm các công ty nhà nước, các công ty trách nhiệm của các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa (các công ty này không tồn tại độc lập, riêng rẽ, mà đều có vai trò tham gia của Nhà nước).
Trên cơ sở nhận thức lại lý luận và thực tiễn Việt Nam, Đảng ta đã có những nhận thức mới đúng đắn và khoa học về vấn đề sở hữu và các thành phần kinh tế, từng bước khơi dậy động lực hoạt động kinh tế trong các thành phần dân cư; nghĩa là thừa nhận sự tồn tại khách quan của nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và những thành phần kinh tế.
Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, vào một số lĩnh vực công ích… Việc hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, tầm cỡ khu vực là cần thiết nhưng nên thực hiện một cách thận trọng và bảo đảm tính vừa sức bởi cơ chế quản lý kinh tế của chúng ta còn phát triển chưa đồng bộ, việc quản lý còn rất lỏng lẻo, còn rất nhiều những sơ hở dẫn đến những thất thoát lãng phí và sự thua lỗ ở các tập đoàn kinh tế lớn như ta đã thấy. Bộ máy nhà nước phải thích ứng với vai trò mới theo hướng Nhà nước tập trung làm tốt các chức năng vĩ mô như định hướng bằng các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, cơ chế, chính sách có chất lượng trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường; tạo môi trường cho các chủ thể phát huy tối đa các nguồn lực; hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Để thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp, Nhà nước có thể bán cổ phần cho cán bộ, công nhân viên chức trong doanh nghiệp; có thể vừa bán cho lao động trong doanh nghiệp vừa bán cho tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp; cũng có thể giữ nguyên tài sản của Nhà nước, chỉ phát hành một số cổ phiếu để tăng vốn cho cơ sở sản xuất đã có hay cho phân xưởng mới thành lập; hoặc cũng có thể gọi cổ phần ngay từ đầu khi mới thành lập.
Để phát huy vai trò của các hình thức sở hữu, cần phải có một số giải pháp đồng bộ và cụ thể: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu; nhanh chóng thực hiện chế độ quản lý công ty đối với tất cả doanh nghiệp nhà nước; không phân biệt đối xử giữa các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; khuyến khích các chủ sở hữu kết hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.