MỤC LỤC
Thời gian qua nhất là trong giai đoạn 1996 - 2001, tiếp tục công cuộc đổi mới của cả nước, Công ty điện lực I đã chú trọng đẩy mạnh hoạt động đầu tư XDCB để góp phần mở rộng mạng lưới cung cấp điện năng, tăng thu nhập của người lao động, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện của khách hàng các khu vực xa xôi héo lánh trên địa bàn thuộc diện quản lý của Công ty. Công ty đã có các chủ trương đầu tư đúng đắn, đầu tư kịp thời cho các trạm, đường dây 110 KV như đường dây Yên Bái - Lào Cai; Uông Bí - Phả Lại, Ba Chè - Núi Một, Bắc Giang - Lạng Sơn, Đông Anh - Đồi Cốc..; các trạm, đường dây 35 KV và các trạm phân phối đang bị quá tải nhằm cấp điện được ổn định, giảm tổn thất điện năng; các dự án đưa điện về các huyện xã chưa có điện cải tạo lưới điện nông thôn đã thực hiện chủ trương đầu tư đúng với chủ trương của Nhà nước và của Tổng công ty điện lực Việt Nam. Công ty mua điện đầu nguồn của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, hoặc bổ sung bằng các nguồn phát nhỏ và có thể mua điện của các đơn vị khác nếu cần, rồi bán điện cho từng khách hàng dùng điện, bởi vậy mà nhu cầu về xây lắp các trạm biến áp, xây dựng các đường dây nối trạm đường dài, thiết bị đóng cột..bao giờ cũng lớn và chiếm ở mức cao nhất.
Nhiều công trình ở một số nơi trước đây quen thi công, đóng điện là xong trong khi vốn đầu tư chưa được quyết toán (có nghĩa rằng khi các công trình điện xây dựng xong, tiến hành đóng điện đưa công trình và sử dụng, trong khi khâu quyết toán vốn chưa thực hiện, vấn đề đóng điện và thanh quyết toán vốn đầu tư do các đơn vị với chức năng nhiệm vụ khác nhau tiến hành theo thời gian pháp luật qui định), quyết toán để lưu từ năm 1993 - 1994 đến nay chưa quyết toán, gây nợ nần dây dưa, không quyết toán được vốn với Nhà nước. Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy rằng, cùng với sự gia tăng về số lượng các dự án đầu tư, gia tăng khối lượng vốn đầu tư thực hiện thì số lượng dự án cũng như khối lượng vốn trình quyết toán có xu hướng ngày một tăng lên và giá trị trình quyết toán về tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư thực hiện cũng tăng dần lên hàng năm. Tuy nhiên số lượng dự án được duyệt quyết toán so với tổng số dự án trình quyết toán năm cao nhất mới chỉ đạt 55% (năm 2001), số lượng dự án đang thẩm tra và số lượng dự án tồn tại ở các đơn vị còn khá lớn, điều đó cho thấy tình hình thanh quyết toán vốn đầu tư ở Công ty trong những năm qua vẫn còn nhiều vướng mắc.
Tăng cường quản lý tiếp nhận lưới điện trung áp nông thôn (tiếp nhận lưới điện trung áp nông thôn là tiếp nhận lại lưới điện mà hợp tác xã, nhân dân địa phương trước đây đã bỏ vốn ra đầu tư, nay theo qui định của Nhà nước số vốn địa phương đã bỏ ra đầu tư sau đi trừ đi phần khấu hao sẽ được Công ty trả lại nếu có đủ các thủ tục hợp lệ), ổn định giá bán điện nông thôn theo qui định của Nhà nước.
Tiến độ thực hiện các công trình chậm lại do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đặc điểm kỹ thuật của ngành điện là các công trình đòi hỏi khối lượng vốn lớn, thi công ngoài trời, xây lắp hàng loạt, ví dụ như việc xây dựng các trạm biến áp phải thi bên ngoài, xây lắp hàng loạt các thiết bị đảm bảo đúng kỹ thuật… và do các thiết bị điện thường là các thiết bị rời cần lắp đặt, nên công tác xây lắp đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí. Điều đó chứng tỏ rằng cùng với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nói chung và của các địa bàn thuộc miền quản lý của Công ty nói riêng, nhu cầu điện tiêu thụ cho sản xuất và cho tiêu dùng sinh hoạt ngày một lớn hơn và cũng nhờ có chính sách quản lý tốt nên tỷ lệ tổn thất điện năng cũng giảm dần qua các năm. Vốn đầu tư thực hiện có thể tăng hàng năm, tạo nên nhiều công trình mới phục vụ cho nhu cầu thị trường nhưng chưa thể khẳng định hoạt động đầu tư đó mang lại hiệu quả nếu như hàng năm lợi nhuận mang lại năm sau không cao hơn năm trước hay các mục tiêu kinh tế xã hội khác không đạt được.
Đạt được kết quả trên phải kể đến sự đóng góp rất quan trọng của cán bộ công nhân viên Công ty trong việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư XDCB để xây dựng nên những công trình, hạng mục công trình điện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của các khách hàng tiêu dùng đang ngày một tăng lên. Thực hiện chiến lược “Điện khí hoá toàn quốc, điện khí hoá nông thôn”, trong những năm qua Công ty đã xây dựng nên nhiều công trình đưa nguồn sáng điện năng tới những vùng sâu, vùng xa, hải đảo, điều đó đã góp phần nâng cao đời sống và mở mang trình độ hiểu biết của người dân, giảm thiểu hố ngăn cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng núi và đồng bằng, giữa miền xuôi và miền ngược. Đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư là việc rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những tồn tại, hạn chế và tìm hướng khắc phục để hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị ngày một hiệu quả hơn cả về mặt kinh tế và về mặt xã hội.
Nhìn chung trong giai đoạn 1996 - 2000, nhờ có chiến lược và phương pháp đầu tư đúng hướng, công tác đầu tư XDCB đã đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời đưa điện về các xã vùng sâu, vùng xa, phục vụ nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất sinh hoạt của nhân dân đặc biệt đồng bào các dân tộc miền núi, đồng thời góp phần tăng lượng điện thương phẩm, tăng doanh thu tiền điện, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, hoàn thành tốt các chỉ tiêu Nhà nước giao như: Nộp Ngân sách Nhà nước, các khoản thuế do Nhà nước qui định… duy trì được sự tăng trưởng vốn đầu tư trong những giai đoạn nền kinh tế nhiều biến động và gặp khó khăn.
Đây là một khó khăn lớn đòi hỏi trong thời gian tới bên cạnh việc phát huy nội lực, Công ty cần phải có biện pháp huy động vốn từ các nguồn khác, bổ sung lượng vốn còn thiếu hụt để đầu tư xây dựng các công trình điện, đưa ánh sáng tới mọi miền tổ quốc nhất là nhất là nhân dân và đồng bào miền Bắc nước ta. Thêm vào đó hiện trạng hệ thống lưới điện toàn miền Bắc đang đòi hỏi phải nâng cấp và cải tạo nhiều để đáp ứng nhu cầu điện tiêu thụ cho sản xuất và cho sinh hoạt nói trên mà đặc điểm đầu tư trong ngành điện là đầu tư cho công tác cải tạo, nâng cấp đường dây và trạm chống quá tải, mua các máy móc thiết bị để thay mới dây dẫn, thay máy biến áp… là chủ yếu và theo một hệ thống dây chuyền đồng bộ mới có thể phát huy được tác dụng. Chu trỡnh thực hiện cụng tỏc đầu tư xõy dựng chưa nắm rừ, nhiều đơn vị khi không thấy công trình không được ghi vào kế hoạch, kế hoạch tạm giao đầu năm đã vội thắc mắc hoặc không tiếp tục xúc tiến lập các thủ tục đầu tư cho các danh mục đã được giao nên đến khi giao kế hoạch điều chỉnh cuối năm lại không đủ điều kiện để ghi.
Cụng trỡnh đường dõy 35 KV Vừ Cường - Trỡnh Xỏ (Bắc Ninh) giai đoạn chuẩn bị đầu tư các đơn vị chức năng của địa phương đã thoả thuận các mặt bằng tuyến để triển khai các bước tiếp theo, khi công trình tổ chức đấu thầu và triển khai thi công xong phần móng thì Tỉnh đã thay đổi qui hoạch yêu cầu thay đổi mặt bằng tuyến (tránh khu công nghiệp mới qui hoạch). Ví dụ như công trình đường dây 110KV Sơn La - Tuần Giáo - Điện Biên đóng điện gần 2 năm, đã bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành nhưng bên A vẫn không giải quyết cấp vốn cho B vì lý do TDT công trình đã vượt TDT - TKKT trong khi đó chưa được duyệt lại do không đủ các thủ tục pháp lý giải trình để cấp có thẩm quyền phê duyệt lại.