MỤC LỤC
Hiện nay, Công ty Điện tử Sao Mai đang áp dụng Hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính, và các chuẩn mực kế toán đã ban hành, có bổ sung, cập nhật theo những thay đổi của chế độ và thiết kế cho phù hợp với đặc thù của Công ty, từ đó góp phần quan trọng giúp kế toán hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình. + Hàng ngày, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được các nhân viên của từng phần hành kế toán, thể hiện trên các phần hành kế toán, đồng thời họ phải tiến hành phân loại ra các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế, từ đó lập CTGS cho chúng.
Với cụng tỏc quản lý hàng hoỏ như trờn, thời gian qua Cụng ty đó theo dừi chính xác được cả về mặt số lượng, chất lượng, giá vốn và giá bán của hàng hoá, đảm bảo cung cấp thông tin giúp cho các quyết định của Ban lãnh đạo Công ty chỉ đạo kịp thời hoạt động kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế. Với cách quản lý chi phí mua như trên, cùng với đặc thù của đơn vị là nhập khẩu theo các Hợp đồng đã ký kết với khách hàng (cuối kỳ không có tồn kho) nên khi tiêu thụ hàng hoá này, toàn bộ chi phí mua được tính hết vào giá vốn của hàng xuất bán. Hiện nay, Công ty Điện Tử Sao Mai đang áp dụng phương pháp giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá hàng hoá xuất kho, xuất phát từ đặc điểm của đơn vị là số lượng các mặt hàng không nhiều, nhưng tần xuất nhập xuất hàng hoá tương đối lớn và trình độ vững vàng của đội ngũ nhân viên kế toán.
Đồng thời, phương pháp này cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho của từng chủng loại, mặt hàng được kịp thời, chính xác góp phần vào việc quản lý hàng hoá ngày càng tốt hơn cả về mặt hiện vật và giá trị, góp phần vào công tác quản trị doanh nghiệp và đảm bảo cung cấp thông tin được chính xác, kịp thời và thống nhất cho các đối tượng quan tâm bên ngoài doanh nghiệp thông qua hệ thống báo cáo tài chính. Công ty Điện Tử Sao Mai thực hiện kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên, nhưng do doanh nghiệp tính giá xuất hàng tồn kho theo phương pháp giá thực tế đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ nên việc tính giá xuất hàng hoá được thực hiện vào cuối tháng với giá trị ghi theo số tổng cộng. Kế toán căn cứ vào các chứng từ hợp lệ sau: Tờ khai hàng hoá nhập khẩu; Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước; Biên lai nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT và các chứng từ liên quan khác, lập Chứng từ ghi sổ (CTGS) về nhập kho hàng hoá (Biểu số 08, 10), về thuế NK và thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu (Biểu số 09, 11), làm cơ sở nhập liệu vào máy tính.
Để đảm bảo uy tín với khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh, trước khi xuất hàng đi giao cho khách hàng, bộ phận kho (chịu trách nhiệm trực tiếp là Thủ kho) kiểm tra chất lượng hàng một lần nữa (trước đó, khi nhập khẩu hàng hoá về, nhân viên phòng thị trường đã kiểm tra xem có đúng quy cách, chủng loại và đảm bảo chất lượng không mới tiếp nhận). Do đặc điểm hàng hoá của Công ty là các mặt hàng Điện tử - Điện lạnh - Điện gia dụng, có nguồn gốc chủ yếu là từ nhập khẩu, có thời gian sử dụng lâu dài và có giá trị lớn, cho nên tổ chức bảo hành sản phẩm là khâu rất cần thiết và quan trọng để tăng uy tín, sự tin cậy vào Công ty, mặc dù, các hàng hoá này được nhập khẩu chủ yếu từ các nước: Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, …Nhưng hiện nay, Công ty chưa tổ chức bảo hành được cho hàng hoá tiêu thụ. Khi có nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá, căn cứ vào các Hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho tập hợp được trong tháng và trên cơ sở các Hợp đồng bán đã ký kết với khách hàng, kế toán lập CTGS phản ánh doanh thu của hàng hoá tiêu thụ (Biểu số 18), đồng thời lập Bảng kê hàng hoá bán ra theo từng khách hàng (Biểu số 19) nhằm quản lý chi tiết, phục vụ cho việc quản trị nội bộ.
Căn cứ vào các Hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho tập hợp được trong tháng và các Hợp đồng bán hàng đã ký kết với khách hàng, Kế toán còn lập ra Sổ theo dừi tỡnh hỡnh xuất hàng theo từng mặt hàng (Biểu số 20) thay cho Sổ chi tiết bán hàng, nhằm mục tiêu quản lý chi tiết đến từng mặt hàng và Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra của toàn Công ty (Biểu số 21) – cơ sở để lập Tờ khai thuế GTGT trong kỳ. Như vậy, việc lên các Chứng từ và Sổ sách như trên vừa đảm bảo phục vụ cho quản trị nội bộ trong doanh nghiệp, quản lý chi tiết đến từng đối tượng (thông qua hệ thống Sổ chi tiết và các Bảng kê), đồng thời cung cấp thông tin chính xác, kịp thời ra bên ngoài (thông qua hệ thống báo cáo tài chính được lập định kỳ trên cơ sở trực tiếp là Sổ cái các TK). Nhân viên kế toán tiến hành nhập liệu vào máy để theo chương trình được cài sẵn tự động lên Sổ cái TK 3331 (Biểu số 24) – căn cứ duy nhất, trực tiếp để lên Báo cáo tài chính, cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho các đối tượng quan tâm ở bên ngoài doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Tại Công ty Điện Tử Sao Mai hiện nay, chi phí bán hàng bao gồm các nội dung sau: chi phí nhân viên; chi phí vật liệu, bao bì; chi phí dụng cụ, đồ dùng; chi phí khấu hoa tài sản cố định; chi phí bảo hành sản phẩm; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Mặc dù kinh doanh là một trong những mặt hoạt động chính của đơn vị, nhưng Công ty không có bộ phận bán hàng riêng, hoạt động này do phòng thị trường đảm nhận. Từ CTGS này, số liệu được Kế toán nhập vào máy để tự động lên Sổ chi tiết TK 641 theo từng khoản chi phí và Sổ cái TK 641 (Biểu số 30) theo chương trình được cài sẵn trong máy.
Xuất phát từ đặc điểm của Công ty là trong Quý I năm 2004 hoạt động kinh doanh chiếm chủ yếu trong hoạt động của đơn vị, do đó, chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ được phân bổ cho hoạt động kinh doanh là chủ yếu.
Hiện nay, tại Công ty Điện Tử Sao Mai, khoản chi phí này là khá lớn, bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế – phí – lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Như vậy, việc theo dừi chi tiết chi phớ quản lý doanh nghiệp theo từng nội dung chi phí thông qua hệ thống các Sổ sách trên giúp cho đơn vị xác định đúng khoản chi phí này phát sinh trong kỳ, từ đó xác định chính xác kết quả kinh doanh, đồng thời giúp cho Ban lãnh đạo Công ty đưa ra được các biện pháp kịp thời và hiệu quả nhằm quản lý chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp của đơn vị. Đó là chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp – kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp rất quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên cơ sở các CTGS, Sổ chi tiết và Sổ cái các TK trên, theo chương trình được cài sẵn Sổ chi tiết TK 9111 theo từng loại hàng hoá và Sổ cái TK 9111 (Biểu số 33) máy tính tự động lên, phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh của đơn vị được chính xác, từ đó công tác quản trị nội bộ của doanh nghiệp và cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài quan tâm đến doanh nghiệp.