MỤC LỤC
Đời sống sẽ là một cuộc mạo hiểm kỳ thú nếu bạn biết tập sống chẳng hạn như các nhà vạn vật học danh tiếng, say mê vì sự điều hoà bất tuyệt của màu sắc, thanh âm, hình thể, hương thơm và thế giới diễm ảo lúc nào cũng đầy dẫy. Nếu theo gương những nhà đó, bạn biết tự hòa hợp với vạn vật, thì mỗi phút trong đời bạn sẽ là một cuộc dạo mát trên một con đường đầy thú vui hiện tại. Ông không thèm đi xe hơi mà đi bộ để nhận xét mọi vật, và quả thực là trên một quãng đường một cây số ông tìm ra.
Ông lại có thể dùng mưu gạt một con chồn để tìm ra được hang của nó; ông nghiên cứu địa chất học, các vật hóa thạch và các hang trong núi (..) Tôi thấy có lần, ông bỏ ra cả một buổi chiều để nghiên cứu một loài nhện. Khi thiếu tiền, ông diễn thuyết hoặc viết một bài báo; nhưng ông không cần nhiều và có thể nói rằng ông giàu hơn hết thảy các nhà triệu phú hợp lại. Tất nhiên, không phải ai cũng có thể tập cái khả năng tìm cái vui trong những vật giản dị mà ta gặp hằng ngày trong đời sống.
Tôi khụng được biết rừ văn chương Á Rập; mới được đọc cuốn Robaiyat của Omar Khayyam và cuốn Le Jardin des roses của Saâdi, tôi đoán rằng một dân tộc du mục, ngày đêm được ngắm những cảnh mênh mông của vũ trụ, những vòm trời đầy sao, những đồi cát trắng xóa, tất nhận thấy sự nhỏ bé của con người, sự phù du của đời người và tất có nhiều thi sĩ ca tụng cái lạc thú của sự nhàn; nhưng đời sống quá vất vả, nhất là đạo Hồi có tinh thần chiến đấu rất mạnh không cho họ hưởng được hết cái đạo nhàn như dân tộc Trung Hoa, một dân tộc đã sinh ra được những triết gia như Lão, Trang. Tôi sẽ chép những bài Đời người thấm thoát, Uống rượu tiêu sầu, Ngán đời của Cao Bá Quát, Thoát vòng danh lợi, Cầm kỳ thi tửu của Nguyễn Công Trứ, bài Thanh phong minh nguyệt của Ngô Thế Vinh, và mặc dầu có những bài đó rồi, tôi cũng không quên chép thêm bài dưới đây mà tôi cho có lẽ là bài thơ nhàn cuối cùng của một thi nhân còn được cái may là biết hưởng cái thú của một thời nhàn. Nhục quá ông đã định quyên sinh nhưng nghĩ lại, chết như vậy cũng không hết nhục mà phải bỏ dở sự nghiệp ông đeo đuổi từ hồi trẻ, sự nghiệp mà thân phụ ông lúc gần tắt hơi, dặn ông phải nối chí mình biên chép lại, nên ông đành nuốt hận, dùng những ngày sống thừa để hoàn thành bộ Sử ký , một bộ sử không tiền khoáng hậu trong văn học sử Trung Hoa, vừa có tính cách nghệ thuật, triết lý lại vừa có tính cách khảo cổ với một tinh thần khách quan rất cao và nhiều sáng kiến đặc biệt, một bộ sử làm vẻ vang cho dân tộc Trung Hoa, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được coi như công trình lớn lao của nhân loại.
Rockefeller mà chi nhánh mọc cả ở Trung Hoa, phân phát tiền của cho các nhà bác học, các nghệ sĩ của 63 nước trên thế giới để họ nghiên cứu, sáng tác, lại bỏ ra hàng trăm triệu quan để sửa sang lại những di tích của Pháp như nhà thờ Reims, điện Versailles, tặng Liên hiệp quốc cả chục triệu Mỹ kim để mua một miếng đất lập cơ sở tại Nữu Ước. Vậy thì chưa có tiền, ta nên cần kiệm để gây một số vốn giúp ta trau giồi thêm tài đức, giữ được sự tự do, khỏi phải lệ thuộc ai, khi đã có dư rồi thì nên nhớ rằng làm giàu chưa đáng gọi là lập sự nghiệp; phải biết dùng tiền vào một công việc hữu ích cho nhân quần mới có hy vọng tạo nổi sự nghiệp; lại nên nhớ thêm rằng chỉ nên tiếp đón của cải như một ông khách thôi, tới thì cũng mừng mà có đi lúc nào thì cũng đừng tiếc, còn hai bàn tay, một khối óc thì ông khách đó có đi rồi cùng sẽ trở về; và lúc nào có cao hứng đốt một chiếc pháo bông chơi thì cũng đừng so đo, miễn là đừng mỗi ngày mỗi đốt và đừng mượn tiền thiên hạ để đốt. Đọc lịch sử nhân loại, thấy biết bao nhiêu triều đại thịnh rồi suy, biết bao dân tộc cường rồi nhược, non chục nền văn minh sáng rồi tắt; rồi đêm thanh, nằm trên bờ biển gối đầu trên cánh tay nhìn hằng tỉ ngôi sao lấp lánh trên không trung, có ngôi lớn gấp triệu trái đất, cách xa ta hằng triệu năm ánh sáng; tưởng tượng cái mênh mông của vũ trụ rồi đem cái thân của mình ra so sánh, ta sẽ thấy đời người trong thời gian vô cùng có nghĩa lý gì đâu, và cái thân ta trong không gian vô cùng cũng chẳng có nghĩa lý gì cả; huống hồ là mớ giấy bạc in hình con voi, con cá, cái tháp, cái đĩnh.
Thiên tài vào bực nhất thế giới như Newton, sở dĩ tìm được luật vũ trụ dẫn lực cũng là nhờ công của Copernic, Képler sinh trước ông, rồi muốn chứng minh thuyết đó, ông phải nhờ công trình đo trái đất của Picard, một người Pháp đồng thời với ông; sau cùng học thuyết in ra rồi, lại nhờ công của nhiều nhà bác học hiểu nổi nó, nhiệt tâm truyền bá nó. Tôi biết nhiều người thông minh, nhờ chịu đọc sách, nghiên cứu mà thành những nhà trí thức tiếng tăm, song họ chỉ hiểu rộng về văn chương, lịch sử, địa lý, còn về khoa học chẳng biết gì mấy, và xét chung thì ngoài khu vực chuyên môn của họ ra, họ hiểu chậm lắm; sự hiểu chậm chứng tỏ rằng trình độ văn hóa của họ thấp. Khi ông viết câu đó, giá có ai cắc cớ bắt ông thi lại bằng Tú tài thì tôi chắc có nhiều môn ông kém điểm những học sinh trung bình; nhưng đưa một tác phẩm nào về những môn đó cho ông đọc thì ông mau hiểu hơn, hiểu thấu đáo hơn, phê bình xác đáng hơn bất kỳ một học sinh nào; và nếu gặp chỗ nào mà ông nghi ngờ là sai thì ông có thể tìm ngay ra được tài liệu để tra cứu lại.
Để soạn cuốn đó, một nhóm gần bốn chục nhà bác học ở Bỉ có danh tiếng khắp thế giới họp nhau lựa chọn những tác phẩm căn bản về văn hóa vạn quốc rồi sắp theo từng loại (có đủ các loại: Tác phẩm tổng quát, Sử ký, Văn minh, Ngữ học, Mỹ thuật, Văn học, Khoa học luân lý, Khoa học tự nhiên và đích xác), từng xứ, từng thời đại rồi giới thiệu mỗi tác giả hoặc tác phẩm quan trọng trong ít hàng, hết thảy được khoảng ba ngàn bộ. Đọc những sách này thấy được cái mênh mông không tưởng tượng nổi của vũ trụ, nhất là thấy bộ óc của loài người chỉ nhỏ bằng nắm tay mà tìm ra được những luật chi phối vũ trụ, lường được, đoán được tính chất các tinh tú cách ta hằng triệu năm ánh sáng, có ngôi đã tắt từ ức vạn năm rồi mà ngày nay ta vẫn còn thấy lấp lánh trên không trung, thực không có gì thú bằng, không có gì làm cho tâm hồn ta khoáng đạt hơn nữa. Ta không cần viết bằng chữ Hán, chỉ cần hiểu nghĩa, nên không tốn công bao nhiêu: đại loại chỉ có độ hai ba ngàn tiếng Hán Việt thông dụng mà nếu sự dạy tiếng Việt ở bậc trung học được tổ chức đàng hoàng, có giáo sư giỏi, có sách giáo khoa đứng đắn thì những học sinh ban tú tài văn chương phải tới được trình độ đó.
Nhưng ông cũng hơi có thiên kiến: ông cho rằng khoa học không luyện được óc thẩm mỹ; còn tôi thì thấy rằng khoa học cũng có cái đẹp của nó: thu được sự vận chuyển của vũ trụ vào trong một công thức rất bình dị như Newton, coi màu sắc ánh sáng một tinh tú mà đoán được tuổi của nó và khoảng cách nó xa trái đất là bao nhiêu; đoán đúng được từng phút từng giây những nhật thực và nguyệt thực; tìm được những luật sinh lý kỳ cục trong con sâu cái kiến như Fabre; tạo ra được những thiên lý nhãn, thiên lý nhĩ cho nhân loại;.