MỤC LỤC
- Về số tương đối, trong khi tỷ trọng dư nợ tín dụng cho KVQD trong tổng dư nợ cấp cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng ngày càng thu hẹp lại thì tỷ trọng dư nợ cấp cho KVNQD lại không ngừng được mở rộng, từ chỗ nhỏ hơn vào những năm trước 1999 đến lớn hơn từ năm 1999 đến nay và mức chênh lệch này có xu hướng ngày càng gia tăng. 2323 Ơ đây, KVNQD gồm cẩ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo i, nhà ưng do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo i nhà ận được những điều kiện thuận lợi hơn các doanh nghiệp khác trong KVNQD nên ở đây người viết ngụ ý đề cập khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn của các đối tượng khác các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo i thuà ộc KVNQD. Cụ thể, trước khi có hai luật ngân hàng (Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng), vẫn còn tồn tại nhiều ưu đãi đối với các DNNN như không phải thế chấp tài sản khi vay vốn; khi không có khả năng trả nợ thì được khoanh nợ, xoá nợ dễ hơn..Tuy nhiên, theo tinh thần hai luật ngân hàng, các ưu đãi có tính chất như vậy đã được xoá bỏ hoặc giảm bớt đáng kể, tạo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng hơn đối với các doanh nghiệp.
NHCT Việt Nam làm đại lý triển khai các dự án của Cộng đồng Châu Âu tài trợ cho người Việt Nam hồi hương từ Hồng Kông 22.013.000 USD, Ngân hàng cân đối Đức cho người lao động Việt Nam từ Đức trở về 166 tỷ đồng, Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ 20.298.071USD, và nhiều dự án khác của Pháp, Anh. Trong những năm qua, các NHTM đã có nhiều cố gắng khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, xã hội và các tầng lớp dân cư: các NHTM đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn, từ huy động vốn không kỳ hạn đến có kỳ hạn ngắn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và có kỳ hạn dài 2, 3 năm..với thể thức huy động đa dạng như tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm có đảm bảo giá trị đồng tiền theo vàng, phát hành kỳ phiếu thương mại bằng VNĐ và bằng ngoại tệ, phát hành trái phiếu ngân hàng thương mại. Trong khi đó, việc các 4 NHTM quốc doanh (NHNT, NHNN&PTNT, NHCT, NHĐT&PT) đều đạt tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trên 20% đã tạo ra nguồn vốn vững chắc cho hoạt động tín dụng đối với nền kinh tế nói chung cũng như KVNQD nói riêng bởi vì những ngân hàng này vẫn đảm nhiệm vị trí then chốt trong hệ thống ngân hàng ở nước ta hiện nay.
Riêng đối với KVNQD, tuy khả năng về nguồn vốn có hạn, luôn “đói vốn”, cần được hỗ trợ về vốn của các tổ chức tín dụng, song do tính chất luân chuyển vốn của loại hình này nhanh nên nếu chú ý khai thác thì có thể huy động được lượng vốn tạm thời nhàn rỗi bằng cách đẩy mạnh mở tài khoản cá nhân, phát hành séc, cải tiến phương thức thanh toán như chuyển tiền nhanh, thanh toán điện tử. Để đảm tính pháp lý cho tín dụng trung-dài hạn, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy chế tín dụng trung và dài hạn (Quyết định số 367/QĐ-NH1 ngày 25/12/1995), cho phép các tổ chức tín dụng được sử dụng một phần vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn, đồng thời giao quyền chủ động nhiều hơn cho các TCTD về việc cho vay các dự án trung, dài hạn. Do loại hình tín dụng trung - dài hạn có đặc điểm là cho vay để đổi mới, cải tiến máy móc, thiết bị, xây dựng cơ bản, mở rộng sản xuất nên với việc cung cấp nhiều hơn các nguồn vốn cho vay có thời hạn dài hơn, hệ thống ngân hàng đã giúp các doanh nghiệp giải quyết tốt hơn nhu cầu về vốn đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, thông qua việc thẩm định các dự án vay vốn và kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, các ngân hàng còn giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc KVNQD, lựa chọn công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm; tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của doanh nghiệp, giảm bớt lãng phí, góp phần nâng cao hiệu quả vốn vay ngân hàng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do những quy định về việc định giá tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng để xác định mức cho vay, nhất là những tài sản như đất đai, nhà xưởng còn thấp so với giá thị trường, vì vậy mức vốn tín dụng được duyệt cho vay thường không đủ đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp (do họ chỉ được vay tới 70% giá trị tài sản bảo đảm nợ vay). Cụ thể, trong năm 1997, một số biện pháp đưa ra mang tính tình thế để hỗ trợ DNNN như bỏ yêu cầu thế chấp cho DNNN khi vay từ 4 NHTM quốc doanh, cho phép doanh nghiệp lỗ vay nếu trình một phương án hoạt động lành mạnh và cho phép gia hạn tín dụng đối với các doanh nghiệp gặp phải khó khăn, chuyển khoản nợ ngắn hạn thành khoản nợ trung hạn hoặc dài hạn. Mặc dù đây chỉ là những biện pháp mang tính tình thế nhằm xử lý tình trạng nợ của các DNNN lúc đó và đã có tác động nhất định cải thiện tình hình tài chính của các DNNN, song biện pháp này lại đẩy các DNNQD chỉ có thể tiếp cận được nguồn vay ngắn hạn trong khi khó tiếp cận nguồn tín dụng dài hạn.
- Do DNNN được dùng tài sản thuộc thẩm quyền quản lý của doanh nghiệp để thế chấp (Luật DNNN) nên luôn ở vị thế thuận lợi hơn so với các DNNQD về điều kiện thế chấp và cầm cố tài sản (vì họ thường được giao sử dụng phần tài sản lớn của Nhà nước đầu tư và diện tích đất dùng để sẩn xuất kinh doanh rộng gấp mấy trăm lần so với các DNNQD). Thứ nhất, chính việc các ngân hàng vẫn còn tư tưởng e ngại khi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn, trong khi đó lại yên tâm hơn khi cho các DNNN vay vốn, trên thực tế, đã làm cho các DNNQD gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn tín dụng chính thức trong khi ngân hàng lại thừa vốn. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn không thay đổi gì nhiều sau khi Nghị định 178 ra đời: trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp tư nhân vẫn là thế chấp, cách định giá tài sản cũng không thay đổi gì, thậm chí trên thực tế mức cho vay trần tính trên 70% giá trị tài sản thế chấp vẫn được áp dụng.
Đối với chính sách cho vay ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển, theo đánh giá ban đầu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, sau 2 năm thực hiện Luật khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi, phần lớn các doanh nghiệp thuộc diện được ưu đãi đầu tư chưa được tiếp cận với nguồn hỗ trợ ưu đãi đầu tư này của Nhà nước. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình này là: các thủ tục về thế chấp tài sản còn khó khăn (do thiếu giấy tờ pháp lý); các DNNQD không có nhiều đất để thế chấp tài sản khi vay vốn; hình thức hỗ trợ của Nhà nước thông qua bảo lãnh tín dụng còn mới, chưa thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư. Tuy chính sách này có tác động đáp ứng nhu cầu về vốn của DNNN trong bối cảnh tình hình tài chính của họ gặp nhiều khó khăn, nhưng lại tạo ra tâm lý ỷ lại, chỉ dựa vào nguồn vay ưu đãi cũng như rủi ro cao đối với những khoản vay được đầu tư vào lĩnh vực kém hiệu quả, dẫn đến mất khả năng hoàn trả vốn cho Quỹ.
Vì vậy, muốn mở rộng tín dụng đối với khu vực này, trước hết cần tìm ra những giải pháp đúng đắn, hữu hiệu loại bỏ những nguyên nhân đó nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và KVNQD để vốn tín dụng gần gũi hơn, hiệu quả hơn đối với quá trình sản xuất kinh doanh của KVNQD.