Đổi mới công tác quản lý nguồn ODA ở Việt Nam

MỤC LỤC

Tiếp nhận và sử dụng ODA tại Việt Nam 1. Thời kỳ trước năm 1993

Thời kỳ sau năm 1993

Sau năm 1993, khối lượng ODA đến Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng do Việt Nam đã có những chính sách cải tiến kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thế giới. Khối lượng ODA đến Việt Nam kể từ sau năm 1993 đến nay tăng dần qua các năm, điều đó cũng chứng tỏ sự ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế đối với công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam.

Đánh giá hiệu quả công tác quản lý nguồn vốn ODA

Nhờ chủ trương đúng đắn và thực hiện triệt để các chủ trương đường lối của Đảng mà Việt Nam đã có quan hệ với hầu hết các quốc gia trong nhóm DAC, OECD và các tổ chức tài chính chủ yếu, các quốc gia trên thế giới. Nỗ lực của chính phủ Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế quan tâm và nhiệt tình ủng hộ. Mặc dù xu thế chung của ODA thế giới là giảm và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong việc thu hút ODA, lượng ODA cam kết đến Việt Nam vẫn liên tục tăng qua các năm.

Nhờ kết hợp có hiệu quả nguồn nội lực trong nước và nguồn vốn bên ngoài mà trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực, đạt mức tăng trưởng khá cao và tương đối toàn diện, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội và đi vào giai đoạn phát triển mới : giai đoạn công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Đây thực sự là một kết quả đáng khích lệ, thể hiện thành công lớn của kinh tế Việt Nam. Mức giải ngân ODA là thước đo hiệu quả công tác quản lý và sử dụng ODA.

Tóm lại, việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA ở nước ta trong thời gian qua đạt hiệu quả khá cao.

Một số khó khăn và hạn chế trong quá trình quản lý nguồn vốn ODA

Về nội dung thẩm định: Cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn thẩm định cụ thể, đặc biệt là những yêu cầu chặt chẽ về đánh giá tác động xã hội và môi trường đối với các loại dự án khác nhau, gây khó khăn cho quá trình thẩm đinh. Giai đoạn thực hiện dự án: Trong giai đoạn này, nhiều thủ tục hành chính rườm rà, quy định nhiêu khê phiền toái là một nguyên nhân gây khó khăn, chậm chạp cho việc triển khai công việc của ban quản lý dự án. Tuy nhiên vẫn còn có những vướng mắc trong cơ chế chính sách, cho đến nay vẫn chưa có khung lãi suất và điều kiện cho vay lại đối với các dự án vốn vay.

Về thủ tục xem xét và trình duyệt dự án: Còn phức tạp, nhiều cấp, nhất là khâu đấu thầu và chấm thầu. Đây cũng là nguyên nhân góp phần làm cản trở quá trình thực thi dự án, làm chậm tiến độ giải ngân. Bên cạnh đó, quyền hạn của các ban quản lý dự án chưa được xác định đầy đủ, dẫn đến việc các ban quản lý dự án thường bị động trong xử lý công việc, mất nhiều thời gian xin và phụ thuộc vào ý kiến cấp trên.

Giai đoạn sau dự án: Là giai đoạn ít được quan tâm nhất trong chu trình quản lý dự án. Chính phủ Việt Nam vẫn chưa có văn bản nào quy định về các hoạt động sau dự án. Điều đó cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đầu tư phát triển.

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA VÀ BÀI HỌC RÚT RA

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA RÚT RA ĐƯỢC TỪ MỘT SỐ NƯỚC

    - Tính chất bộ máy : Hầu hết ở các nước hàng năm tiếp nhận lượng ODA lớn đều có bộ máy có tính chất riêng đảm bảo thống nhất việc quản lý và sử dụng ODA có hiệu quả .Việc tập trung quản lý ODA cũng cần phải kết hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban, ngành , địa phương theo sự phân công trách nhiệm nhằm phát huy được tính hiệu lực của tổ chức. Tuy nhiên bằng chính sách đối ngoại khôn khéo, các nước tiếp nhận viện trợ vẫn có thể đa phương hoá quan hệ hỗ trợ phát triển của mình , sử dụng có hiệu quả các nguồn ODA phục vụ cho các mục tiêu phát triển trong khi vẫn giữ được độc lập , tự chủ của đất nước. Trong tình hình đó việc nắm được các điều ước quốc tế mới ký kết và các thông lệ quốc tế trong hợp tác phát triển và tăng cường khả năng vận dụng nhuần nhuyễn các hiểu biết này để ký kết các hiệp địng vay vốn là cần thiết.

    Hiện nay xu hướng chung của các dự án có sự trợ giúp quốc tế đang đối diện với các thách thức không nhỏ và phải chuyển các trọng tâm nội dung sang một số xu thế mới là: có sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân và tăng cường tham gia quản lý của cộng đồng dân cư tại chỗ. Trước tình hình như vậy , các qui định của chính phủ nên được xem xét, điều chỉnh lại cho phù hợp trong việc triển khai các dự án ODA, bởi vì chúng có tác động hạn chế đến những tiềm năng nội lực của từng vùng và từng lĩnh vực được gắn với những yếu tố "dựa vào cộng đồng " ở qui mô rất nhỏ , chưa có những "sân chơi " riêng. Chính phủ cần có biện pháp cải thiện tình trạng này , chẳng hạn đưa ra các qui định đối với các hoạt động của họ theo khu vực địa lý , đưa ra các danh mục cho các chương trình , quốc gia về lĩnh vực xã hội như chương trình quốc gia về việc làm , về dân số và KHHGĐ, chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình quốc gia về phòng chống HIV/AIDS , danh mục các xã vùng nghèo đói của VN để kêu gọi sự chú ý của các nhà tài trợ.

    Trong thời gian tới ,Chính phủ nên qui định rừ thời gian trả lời khõu thẩm định dự ỏn ở cỏc cơ quan cấp bộ , và cỏc cơ quan thuộc chính phủ bố trí các cán bộ kiêm nhiệm để công tác thẩm định dự án được tiến hành nhanh hơn , chính xác hơn. Điều này đòi hỏi chính sách tái định cư phải bao hàm toàn bộ quá trình từ đền bù, di chuyển , tạo tài nguyên , phát triển sản xuất và nâng cao điều kiện sống cho các hộ dân cư chư không đơn thuần đưa ra một khoản đền bù mà rất khó xác định đã hợp lý hay chưa. Về cơ chế tài chính trong nước: Cơ chế tài chính đã dần dần được cải thiện , đã ban hành qui chế vốn đối ứng và qui trình thủ tục vốn đối với các dự ỏn ODA .Tuy nhiờn vẫn cần phải theo dừi chặt chẽ đảm bảo tớn hiệu theo đúng qui trình , đồng thời tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh những bất cập mới nảy sinh.

    Muốn giải quyết vấn đề này trước hết phải kiểm soát chặt chẽ việc lập kế hoạch cân đối nguồn vốn đối ứng để kịp thời đảm bảo vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA .Thứ hai vốn đối ứng cần được giao theo đúng địa chỉ của từng chương trình dự án cụ thể , không được tuỳ tiện giao cho các mục tiêu khác. Chủ dự án từ chỗ bị động , hành động hoàn toàn theo mệnh lệnh cấp trên thì nay đã có những quyền chủ động nhất định trong việc hoàn thành, thực hiện dự án .Như vậy cần phải có một qui hoạch tổng thể ODA nhằm tăng cường chất lượng đầu vào của công tác kế hoạch hoá đầu tư bằng vốn ODA. Cùng với công tác trên , việc tinh giảm bộ máy cồng kềnh trong quản lý để giải ngân đỡ phức tạp , có những chính sách ưu đãi thiết thực cho cơ sở là nội dung chính của các thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định (17/2001/NĐ- CP, ngày 04/5/2001) của chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

    Các đơn vị thực hiện vốn ODA cần phải thực hiện nghiêm chỉnh và thường xuyên báo cáo vốn đầu tư thực hiện và quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành .Báo cáo quyết toán cần phải được kiểm toán để đảm bảo tính chính xác trước khi gửi đến các cơ quan chức năng thẩm tra phê duyệt quyết toán. Trong quá trình thực hiện dự án, không nên thay thế nửa chừng các cán bộ chủ chốt của dự án, nhất là người quản lý điều hành vì làm như vậy sẽ dẫn đến tình trạng mất tính liên tục của dự án, đứt đoạn cho công tác thực thi dự án đúng tiến độ.