MỤC LỤC
Một số chỉ tiêu tài chính
Hàng năm phòng SXKD phải xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho Công ty, tìm hiểu về thị hiếu của người tiêu dùng, tìm kiếm đối tác, giao dịch và ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng. Sau đó trình kế hoạch để giám đốc xét duyệt.Trên cơ sở hợp đồng và kế hoạch, phòng SXKD tổ chức phối hợp các phòng ban: vật tư, cấp phát, kỹ thuật, cơ điện….
Phòng tổ chức cán bộ lao động: quản lý lao động, tiền lương trong cụng ty, lập kế hoạch cõn đối lao động tiền lương, lập và theo dừi định mức lao động, thanh quyết toán tiền lương hàng tháng cho các đơn vị trong công ty. Phòng Tài chính kế toán: quản lý, phản ánh trung thực kịp thời tình hình tài chính, tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo, phân tích tình hình tài chính, tham mưu cho giám đốc về tài chính, lập kế hoạch cân đối tài chính.
- Thủ quỹ : Có trách nhiệm giữ TM, quản lý số tiền trong quỹ tại công ty, theo dừi cập nhật chớnh xỏc số tiền hiện cú trong quỹ;nhập quỹ, xuất quỹ TM theo phiếu thu, phiếu chi, giấy tạm ứng, tiến hành đối chiếu thường xuyên sổ quỹ với các sổ sách có liên quan; báo cáo thường xuyên số tiền tồn quỹ cho Kế toán trưởng, cung cấp số liệu cho phòng tài chính kế toán để có thể nắm bắt kịp thời tình hình thanh toán của Công ty. Chứng từ lao động, tiền lương: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Giấy đi đường, Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, Hợp đồng giao khoán, Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán, Bảng kê trích nộp các khoản theo lương, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội,.
Báo cáo kiến tập Hàng ngày, khi phát sinh nghiệp vụ thu chi quỹ tiền mặt, kế toán tiền mặt sẽ hạch toán vào Sổ chi tiết tài khoản 111- tiền mặt và thủ quỹ vào Sổ quỹ tiền mặt sổ này được viết bằng tay.Cuối ngày, kế toán tiền mặt và thủ quỹ tiến hành đối chiếu Sổ chi tiết tiền mặt và Sổ quỹ tiền mặt nhằm tránh sai sót và nhầm lẫn. Thường là do lỗi ghi chép của kế toán và thủ quỹ do đó chênh lệch quỹ tiền mặt phát hiện được sau kiểm kê sẽ được sửa chữa bằng bút toán đỏ hoặc bút toán bổ sung. Khi có nghiệp vụ thu tiền xảy ra trên cơ sở lệnh thu, Phiếu thu do kế toán tiền mặt lập thành 3 liên, ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký vào phiếu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc ký duyệt.
Để được phép chi tiền từ TK TGNH, kế toán TGNH phải nhận được đầy đủ các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ chi tiền đó (ví dụ: Dùng TGNH thanh toán tiền mua vật tư thì phải có bộ chứng từ bao gồm: Hợp đồng, Hoá đơn GTGT, Phiếu nhập kho…). Để có thể quản lý một cách chặt chẽ NVL và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán, NVL được phân loại dựa trên vai trò tác dụng của vật liệu đối với hoạt động SXKD của công ty. - Phiếu nhập kho: Do cán bộ phòng vật tư lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài) hoặc 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất) đặt giấy than viết một lần, trong đó liên 1 lưu tại quyển, liên 2 dùng luân chuyển và ghi sổ kế toán, liên 3 (nếu có) người giao hàng giữ.
- Bảng kê phiếu nhập: Dựa trên phiếu nhập kho, cuối tháng kế toán vật tư tổng hợp các phiếu nhập kho trong tháng theo thứ tự thời gian và nhúm vật tư để tiện theo dừi và đối chiếu. - Bảng kê phiếu xuất: Dựa trên các phiếu xuất kho phát sinh trong tháng, kế toán vật tư lập bảng kê phiếu xuất có trong tháng theo thứ tự thời gian và nhúm vật tư để tiện theo dừi, đối chiếu. Khi các PX có nhu cầu xuất vật tư, phòng SXKD lập biên bản đề nghị xuất vật tư gửi phòng kỹ thuật và phòng QLCP vật tư ký duyệt lệnh xuất, sau khi được duyệt, cán bộ vật tư lập phiếu xuất kho, ghi vào cột tên, quy cách, chủng loại, khối lượng, rồi chuyển cho thủ kho xuất kho và ghi vào cột thực xuất.
Báo cáo kiến tập - Ở Phòng kế toán: sau khi nhận được chứng từ gốc (Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho), kế toán vật tư kiểm tra tính hợp lý của các chứng từ, ghi đơn giá, tính thành tiền. Sau đó tiến hành tổng hợp vào “Bảng kê nhập, xuất NVL” rồi hạch toán lên “sổ kế toán chi tiết vật tư”. Cuối mỗi tháng, kế toán vật tư lập “Bảng tống hợp chi tiết nhập xuất tồn” kho của từng loại vật tư và đối chiếu với thủ kho về số lượng nhập xuất tồn.
Tên kho: Phụ tùng Tên quy cách nguyên vật liệu: Xăm lốp Chứng từ Diễn giải. STT Tên nhóm Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ I Nhóm phụ. Sử dụng bảng kê 3 để tính giá thành thực tế NVL, CCDC nhập kho -Hạch toán NVL giảm trong kỳ: sử dụng NKCT số 7.
Báo cáo kiến tập - Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho thành phẩm trình tự luân chuyển tương tự trong phần NVL. - Chứng từ sử dụng : Hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường, các chứng từ phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu.
Phòng kế toán công ty hầu như chỉ quản lý về mặt giấy tờ, sổ sách do các xưởng, đơn vị báo về điều này một mặt giúp giảm bớt khối lượng công việc của nhân viên phòng kế toán nhưng nó cũng làm giảm tính kịp thời và chính xác của thông tin kế toán trong một số trường hợp. Ví dụ như: đối với NVL, khi nhập xuất kho kế toán chỉ dựa vào chứng từ do các kho gửi về để hạch toán mà ít thực hiện các cuộc kiểm kê NVL tồn kho,… do đó việc phản ánh giá trị NVL sẽ không đúng đắn khi có gian lận xảy ra, mất mát xảy ra. Báo cáo kiến tập có thể ở xa địa bàn Quảng Ninh, khi đó có thể những chứng từ liên quan đến chi phí bán hàng không được tập hợp tại phòng kế toán trong tháng phát sinh, ảnh hưởng đến việc xác định kết quả kinh doanh trong tháng.Với việc lập hóa đơn của Công ty vẫn còn thiếu sót.
Khối lượng sản phẩm của công ty nhiều, chủ yếu là máy móc thiết bị giá trị nên chi phí bảo hành sửa chữa nếu phát sinh sẽ rất lớn nếu ko trích trước sẽ ảnh hưởng mạnh đến chi phí SXKD trong kỳ.Bên cạnh đó trong bối cảnh lạm phát như hiện nay, nguy cơ khoản đầu tư tài chính của công ty bị giảm giá là rất có thể. Công ty tổ chức hệ thống sổ sách theo hình thức nhật ký chứng từ, tuy đã phản ánh được chi tiết hoạt động kinh tế tài chính của công ty nhưng do chủ yếu công tác kế toán được thực hiện thủ công, hình thức kế toán phức tạp ảnh hưởng đến yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác cho các đối tượng quan tâm. Công ty chế tạo máy- TKV là một doanh nghiệp lớn và rất có uy tín do vậy quy mô SXKD mà công ty thực hiện là rất lớn, thời gian kéo dài do vậy các nghiệp vụ xảy ra rất nhiều, phong phú và đa dạng .Với quy mô của phòng kế toỏn hiện nay việc tổng hợp theo dừi đụi khi gặp khú khăn và chậm trễ.
Hạn chế về trình độ năng lực nhận thức của một số nhân viên kế toán về vai trò của thông tin kế toán trong bối cảnh nền kinh tế thị trường có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đặc biệt là khi mà công ty mới đi vào cổ phần hoá. Bổ sung tài khoản dự phòng sửa chữa bảo hành sản phẩm cho công ty vì vấn đề dự phòng là rất cần thiết .Ngoài ra kế toán cũng cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán hiện hành để đáp ứng yêu cầu mới trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó cũng cần đơn giản hóa nội dung chứng từ cũng như thủ tục lập và luân chuyển chứng từ để giảm bớt thời gian xét duyệt chứng từ, cố gắng giảm bớt số lượng chứng từ theo hướng sử dụng những chứng từ liên hợp (Ví dụ như: Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho) và những chứng từ sử dụng nhiều lần (như: phiếu lĩnh vật tư theo định mức).