MỤC LỤC
Trong quá trình chăn nuôi lợn thì chất thải rắn phát sinh ở khá nhiều công đoạn nhưng chủ yếu là phân lợn còn các chất thải rắn khác như Bao bì đựng thức ăn, dụng cụ lao động bị hỏng, vỏ chai lọ, túi linon đựng hóa chất, thuốc thú y… các chất thải này có số lượng nhỏ dễ thu gom và xử lý. Theo nghiên cứu của viện chăn nuôi về thực trạng môi trường chăn nuôi lợn quy mô nhỏ (trong nông hộ) ở xã Trực Thái huyện Trực Ninh tỉnh nam Định (có 91,13% số hộ chăn nuôi lợn) và xã Trung Châu thuộc huyện Đan Phượng của tỉnh Hà Tây (có 93,33 % số hộ chăn nuôi lợn) thì nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí vượt mức cho phép rất nhiều lần.[33].
Từ bảng kết quả cho thấy nồng độ COD cao hơn mức cho phép đối với nồng độ COD cho phép trong nước thải công nghiệp loại B (80 mg/l) là 47 lần đối với ở Trực Thái và 50.5 lần đối với ở Trung Châu. Nếu nước thải không được xử lý mà thải ra ngay môi trường thì sẽ gây lên ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các chất hữu cơ trong nước thải sẽ bị vi sinh vật phân hủy và tạo thành các hợp chất không mong muốn như mecaptan, NH3, H2S, CH4,…( trong môi trường yếm khí) các chất này là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường không khí khu vực chăn nuôi đồng thời cũng làm gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Nhưng trong phạm vi của đồ án này thì vấn đề nước thải chưa được đề cập để xử lý các thông số như BOD5 và COD… mà chỉ nghiêng về xử lý vi sinh trong nước thải trước khi thải ra môi trường. Từ kết quả ở bảng 1.1 và 1.2 ta thấy mật độ vi sinh vật có trong môi trường chăn nuôi lớn hơn mức cho phép rất nhiều lần vì vậy cần phải thường xuyên khử trùng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại phòng chống sự lây nhiễm và phát tán dịch bệnh gây nguy hiểm cho vạt nuôi, người lao động và cộng đồng dân cư xung quanh.
Yếu tố thứ ba là sự xuất hiện và tồn tại trong một thời gian tương đối dài các cấu trúc phân tán (được hình thành tại vùng điện tích không gian trên bề mặt điện cực) của các ion, các phân tử hoặc nguyên tử hoặc các gốc tự do hoặc dưới dạng hydrat hóa, mà nhờ đó các dung dịch Anôlít và Catôlít trở thành chất xúc tác cho rất nhiều loại phản ứng hóa học và hóa sinh khác nhau do khả năng giảm ngưỡng năng lượng hoạt hóa giữa các thành phần tương tác của các phản ứng. Các kết quả này cùng với kết quả khảo sát độc tính trường diễn nêu trên phù hợp với các kết quả nghiên cứu về độc tố của Anôlít do các nhà khoa học thú y LB Nga công bố [17], trong đó khẳng định rằng, đối với các lô chuột bạch với trọng lượng cơ thể ~200g/con, nếu trong vòng 4 tháng liên tục tiêm vào xoang bụng của chuột mỗi ngày 10ml dung dịch Anôlít nồng độ clo hoạt tính 100mg/lít, thì chỉ phát hiện một số biểu hiện không đáng kể của quá trình ôxy hóa các protein chứa sunphohydrin và sự suy giảm ít nhiều hoạt tính cholinesterase trong mô não; còn với nồng độ [Cl]ht = 50mg/lít, thì Anôlít hoàn toàn không ảnh hưởng đến thành phần của các nhóm sunphohydrin và disunphua trong máu cũng như hoạt tính cholinesterase trong máu và trong mô não của chuột. − Kết quả nghiên cứu về độc tính trường diễn và cấp tính đã khẳng định dung dịch HHĐH Anôlít điều chế trên thiết bị ECAWA là một chất khử trùng không có biểu hiện độc tính ngay cả trong trường hợp chuột thí nghiệm (cân nặng 18-20g/con) nhận một lượng đáng kể dung dịch Anôlít nguyên chất (2ml mỗi ngày trong thời gian một tháng, hoặc tiêm xoang bụng 6ml/con mỗi ngày trong thời gian 10 ngày).
Chủ yếu sản xuất dung dịch catôlít cho lợn uống, dung dịch Anôlít được dẫn vào bể lọc đầu tiên của trại.
Sử dụng 1 đĩa đối chứng để kiểm soát bằng cách lấy 1ml dịch pha loãng (nước muối sinh lý), cho vào đĩa petri, thêm 15 – 20ml môi trường PCA và nuôi ủ cùng điều kiện như các đĩa mẫu. Đổ vào mỗi đĩa khoảng 5ml môi trường Triptone Soya Agar (TSA) ở 45,0 ± 0,50C, sau đó để nguội và đổ vào thêm 10 ml môi trường Chromocult Coliform agar. - Mẫu vi sinh: Lấy mẫu bằng phương pháp đặt đĩa thạch, chiều cao đặt đĩa khoảng 80cm so với mặt nền chuồng, mở đĩa trong các khoảng thời gian khác nhau đối với các loại vi sinh vật khác nhau (đối với chỉ tiêu Tổng số vi khuẩn hiếu khí thời gian mở đĩa là 2 phút, đối với chỉ. tiêu Tổng nấm thời gian mở đĩa là 5 phút).
- Đối với các bề mặt có chất liệu bằng bê tông (mặt nền chuồng nuôi khu lợn con, khu lợn thịt và một số ô khu lợn nái), các bề mặt được về sinh sạch khỏi các chất bẩn, dùng bình phun hạt to phun đều dung dịch anôlít lên các bề mặt, liều lượng tiêu tốn 200 ÷ 300 ml/m2 bề mặt. Đối với các máng ăn bằng Inox cũng được khử trùng bằng phương pháp lau khăn nhúng dung dịch anôlít sau khi máng được vệ sinh sạch các chất bẩn và thức ăn thừa (Thời gian thực hiện: 1lần/ngày). Để đánh giá khả năng khử trùng của dung dịch anôlít đối với các bề mặt, trong Dự án này chúng tôi chọn máng cho lợn ăn bằng Inox là đối tượng nghiên cứu.
Nhìn chung tại đây, do hàm lượng chất hữu cơ, Sắt và Mangan cao và dung dịch anôlít chỉ cấp trong thời gian máy hoạt động nên nước sau hệ lọc không còn Clo dư chưa đủ khả năng khử trùng nước cấp cho trại. Dung dịch anôlít được bơm định lượng OBL (công suất 75lít/giờ) điều chỉnh ở mức 42lít/ giờ hoà trộn với đầu ra của bơm cấp 2 (công suất 7m3/giờ) trước khi vào bể lọc cát cấp 2. - Vị trí lấy mẫu: Nước được lấy tại đầu ra của hệ lọc cát cấp 2 vào bể chứa, lấy tại các đầu vòi cho lợn uống khu lợn nái, khu lợn con và khu lợn thịt.
Nguyên lý hoạt động khử trùng: Khi bơm cấp 2 bơm nước lên hệ lọc cát cấp 2 thì bơm định lượng dung dịch anôlít OBL cùng được hoạt động. Đối với các đầu vòi cho lợn uống trước khi lấy mẫu cần được khử trùng bằng đèn cồn và cồn 90o. - Lấy mẫu bằng chai nhựa vô trùng nhúng ngập xâu cách mặt nước 5÷10cm - Mẫu được bảo quản và phân tích trong phòng thí nghiệm.
Tại thời điểm 3h sau xử lý ta thấy: Tại khu chăn lợn con giảm khoảng 66,52% tổng số vi sinh vật hiếu khí , tạikhu chăn lợn thịt giảm khoảng 60,7% tổng số vi sinh vật hiếu khí, tại khu chăn nuôi lợn nái giảm khoảng 53,9% tổng số vi sinh vật hiếu khí. Sau khi khử trùng thì mật độ vi sinh vật giảm rất nhanh trong vòng 1 h đến 6 h sau đó vi sinh vật có xu hướng phát triển trở lại vì thế cần phải thực hiện làm vệ sinh chuồng trại một cách định kì và liên tục nhằm loại bỏ và hạn chế khả năng gây ảnh hưởng của chúng tới vật nuôi và người lao động. Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu ta thấy nồng độ H2S trong không khí khu vực chăn nuôi là rất lớn nhưng do hiện nay ở nước ta vẫn chưa có quy định về tiêu chuẩn phát thải của ngành chăn nuôi nên trên thực tế thì không thể so sánh với các tiêu chuẩn phát thải không khí của Việt Nam.
Hệ thống xử lý nước thải của trang trại bao gồm hầm Biogas và ao sinh học đầu tiên nước thải được đưa vào máng dẫn sau đó được đưa xuống hầm Biogas, nước thải sau khi qua Biogas thì được dẫn ra ao sinh học, sau đó được thải ra mương thoát nước chung. Bàn luận: Qua bảng kết quả phân tích ta thấy kết quả khử trùng nước ở ao sinh học bằng dung dịch anôlít với liều lượng 15l/m3 rất hiệu quả: Có thể làm giảm lượng tổng vi sinh vật hiếu khí, Ecoli và Colifom xuống 2 bậc. Như vậy đối với nước thải ở ao sinh hoc thì khi khử trùng E.coli và Coliform bị diệt hoàn toàn, đối với nước thải trước và sau Biogas chỉ diệt được một phần do hàm lượng COD, BOD trong nước ao sinh học thấp hơn nước thải trước và sau Biogas.