Giải pháp nâng cao chất lượng học tập của trẻ em nhiễm HIV tại Mái ấm Mai Tâm

MỤC LỤC

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu thực trạng các vấn đề học tập của trẻ em nhiễm HIV tại mái ấm Mai Tâm, từ đó tìm ra nguyên nhân của thực trạng đó. Thông qua kết quả tìm hiểu, quan sát và đánh giá một cách tổng quan nhất, đề tài đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để trẻ em nhiễm HIV tại mái ấm có thể có những thuận lợi hơn trong việc học tập.

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

CƠ SƠ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÍ LUẬN

    Xung đột xã hội là tình huống hoặc quá trình xã hội mà trong đó tồn tại các mâu thuẫn về lợi ích, giữa các nhóm xã hội và xã hội nói chung, thể hiện bằng sự đối lập, sự bất đồng sự tranh chấp do khác nhau về nhận thức, thái độ, cảm xúc, nhu cầu, giá trị, mối quan tâm về nguồn lực tự nhiên xã hội và đôi lúc được thực hiện bằng cả hành vi đụng độ, vũ trang. Xung đột xã hội được xác định là giai đoạn phát triển cao nhất của các mâu thuẫn trong hình thành các quan hệ với con người, các tập đoàn xã hội, các thiết chế xã hội và xã hội nói chung, được đặc trưng bằng sự đối lập các lợi ích quan điểm được biểu hiện bằng các hành vi đụng độ, xô xát hữu hình trên thực tế.

    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      Xung đột bao gồm các dạng: xung đột giữa các quốc gia dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, giai cấp, nền văn hóa, văn minh; xung đột giữa các giới; xung đột giữa các thế hệ trong gia đình; hay xung đột xác định giữa các thành viên với nhau. Áp dụng lý thuyết này vào bài nghiên cứu, nhóm muốn thấy được các mâu thuẫn trong mái ấm cũng như nguyên nhân của nó, đặc biệt là mâu thuẫn giữa các trẻ trong mái ấm để từ đó thấy được tác động của mâu thuẫn đến thái độ, hành vi của các em như thế nào.

      CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

      ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

      Khách thể

      GIỚI HẠN

      ĐểNG GểP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

      Ý NGHĨA LÍ LUẬN, Ý NGHĨA THỰC TIỄN 1. Ý NGHĨA LÍ LUẬN

      Ý NGHĨA THỰC TIỄN

      KẾT CẤU CỦA BÀI NGHIÊN CỨU

      THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ HỌC TẬP CỦA TRẺ NHIỄM HIV TẠI MÁI ẤM MAI TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

      Trẻ mẫu giáo không được đi học ở trường

      Thời gian đó nói chung chị cũng buồn nhưng phải chấp nhận không cho học mẫu giáo đợi đến khi học lớp 1, ở bên này người ta không biết mình bệnh nên mới xin được đi học”.4 Đó là nỗi lòng chung của những bà mẹ tại mái ấm có con bị nhiễm HIV mà không được đến trường học như bao bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, việc giấu bệnh cũng gặp nhiều khó khăn, theo lời của giám đốc mái ấm thì “khi đi xin học như vậy thì mái ấm chỉ cho hiệu trưởng biết và đôi khi là giáo viên chủ nhiệm biết thôi, như vậy thì mới có thể đảm bảo danh tính cho các em cũng như để các em không bị phân biệt hay kì thị gì cả”5.

      Học lực của các em còn kém

      Đó là những ảnh hưởng của thuốc như làm giảm trí nhớ, khiến cho tính tình của các em dễ nổi cáu… Hơn nữa, hàng tháng, các em phải dành thời gian đi khám bệnh và lấy thuốc tại bệnh viện, hơn nữa bệnh viện chỉ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần nên mỗi lần đi khám là mái ấm phải chấp nhận cho các em nghỉ học vì vấn đề sức khỏe rất quan trọng: “Chỉ có lúc mà nghỉ học, các bé nghỉ học đi khám bệnh không lên lớp trực tiếp được thì nó ảnh hưởng đến thời gian hôm đó”17. Cũng vì từ nhỏ các em không được học nên ở tuổi 9-10 mà mới bắt đầu vào học thì các em có khả năng tiếp thu kém hơn những bạn khác cũng như có tâm lý vì mình lớn tuổi hơn mà học chung lớp với các bạn nhỏ tuổi nên làm cho các em không tự tin trong vấn đề học tập.

      Giáo dục kĩ năng mềm còn hạn chế

      Bên cạnh khó khăn về thời gian của các em thì thời gian của các nhân viên cũng như giám đốc, phụ trách của mái ấm cũng gặp không ít khó khăn: “thì các cô cũng vậy, cũng phải sắp xếp thời gian để dẫn các em đi, cũng phải có người đi theo để chuẩn bị thuốc men hay khi có vấn đề gì thì cần phải biết mà mái ấm thì cũng còn thiếu nhân lực”21. Như vậy, với vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nhiễm HIV tại đây, mái ấm cũng đã có những phương pháp của mình song còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt: “Các chị cũng muốn tụi nó được học, bổ sung kiến thức, sống sao cho đúng mực nhưng mà điều kiện.

      NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG HỌC TẬP CỦA TRẺ NHIỄM HIV TẠI MÁI ẤM MÁI TÂM

      Nguyên nhân chủ quan

      Các em còn phải nhắc nhở nhiều, nhiều khi còn dùng đến cả hình phạt các em mới chịu học, khi được hỏi về ý thức học tập của các em thì chị Thu - nhân viên của mái ấm trả lời:“bên nhà tự lập các bé lớn thì tự giác còn các bé ở đây còn phải nhắc nhở nhiều”24 hoặc là “Có một số em tới giờ đi học thì tự cầm cặp lên lầu học khi thấy các thầy cô đến, còn một số em lười học thì làm lơ như không thấy, bỏ đi chơi đến khi nào thầy cô nhắc mới chịu đi”25. Cũng có em không muốn học mà cứ đòi ra chơi mặc dù nhân viên và các giáo dục viên mái ấm đã sắp xếp khoảng thời gian thích hợp với từng đối tượng, từng độ tuổi nhất định để các em học và ra chơi, tránh tình trạng các em ra chơi cùng lúc nhưng hiện tượng đó vẫn cứ lặp đi lặp lại hằng ngày. Mái ấm cũng gặp nhiều khó khăn trong việc nói cho các em biết tình trạng bệnh cũng như khó khăn trong việc giáo dục cho các em những điều căn bản cần biết về HIV: “Nhiều khi mình cũng dạy cho nó HIV là lây lan qua 3 đường máu, mẹ truyền sang con và quan hệ tình dục nhưng các em thì không biết quan hệ tình dục là gì thành ra là mái ấm cũng cần có những biện pháp phù hợp như vậy trong việc này”30.

      Như vậy, nghị lực vượt qua sự tự ti, mặc cảm của các em trong vấn đề này là rất quan trọng bởi vì chính những suy nghĩ thiếu đúng đắn như trên đã làm cho các em có các biểu hiện, hành động lệch lạc, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cũng như việc học tập của các em, đòi hỏi các em phải nỗ lực hơn nữa, đồng thời dựa trên những sự giúp đỡ từ bên ngoài để vượt qua khó khăn. Ba là, do các em bị bệnh phải uống thuốc khiến cơ thể mệt mỏi từ đó kéo theo mức độ tập trung thấp: “Với một vấn đề nữa là thuốc cũng ảnh hưởng việc học tập của các bé, nó cũng ảnh hưởng đến trí não, sự tập trung kém hơn các trẻ bình thường khác, hay là cái thuốc nó cũng làm cho tính tình nóng nảy hơn cho nên nó cũng ảnh hưởng đến tình trạng học tập”32.

      Nguyên nhân khách quan

      Kỳ thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân làm hạn chế những người có hành vi nguy cơ cao cũng như những người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và là rào cản to lớn đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học tập, lao động và sinh hoạt như những người bình thường. “…với một vấn đề nữa là thuốc cũng ảnh hưởng việc học tập của các bé, nó cũng ảnh hưởng đến trí não, sự tập trung kém hơn các trẻ bình thường khác, hay là cái thuốc nó cũng làm cho tính tình nóng nảy hơn cho nên nó cũng ảnh hưởng đến tình trạng học tập”34. Với mái ấm Mai Tâm, các địa điểm khám chữa bệnh cho các em thường là bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và rất ít các trung tâm chăm sóc sức khỏe khác, do đó có lúc các em ở đây phải đi đến phòng khám tư nhân để khám chữa bệnh (các bệnh như cảm cúm, dạ dày…) vì những bệnh này bệnh viện không tài trợ và giúp đỡ.

      Các bà mẹ luôn có mong muốn sẽ chia sẻ, giúp đỡ con mình vượt qua những khó khăn trong học tập nhưng họ luôn tự ti về khả năng của mình từ đó không dám hướng dẫn cho con: “Chị thì học không cao nên còn nhiều điều chị còn thiếu sót và chưa biết nhiều kiến thức đầy đủ để dạy con”39. Hiện tại thì mái ấm đang có 5 giáo dục viên cho tất cả các em trong mái ấm (tính cả những em tiểu học trở lên) nhưng không phải ngày nào cả 5 giáo dục viên đều đến mà chia ra các ngày trong tuần thay phiên nhau đến dạy, do đó một giáo dục viên phải dạy nhiều em cùng một lúc, đó là việc làm quá sức cho các giáo dục viên.