MỤC LỤC
+ Theo quy định tại Đ25 của Điều lệ bảo hiểm xã hội, để được hưởng hưu trí đầy đủ, ngoài điều kiện tuổi đời phải có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.Song, tại Đ26 quy định để được hưởng hưu trí hàng tháng với mức lương thấp hơn cho phép có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến đủ 20 năm, phải có tuổi đời đủ 60 tuổi đối với Nam, 55 đối với Nữ. Theo nghị định số 01/2003/NĐ-CP thì chỉ có 2 trường hợp được hưởng hưu trí 1 lần: người lao động định cư hợp pháp ở nước ngoài và trường hợp người lao động nghỉ việc đã đủ tuổi nghỉ hưu hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH để hưởng hưu trí hàng tháng.
Trong bối cảnh đó, quan hệ lao động theo cơ chế mới cũng hình thành, người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật … Thực tế đó cũng đóng góp không ít thành công trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bên cạnh đó cũng còn bộc lộ một số vấn đề cần khắc phục. Việc thực thi các chính sách còn chưa triệt để tạo nhiều kẽ hở cho nhiều đối tượng lao động và sử dụng lao động dựa vào đó để tìm cách vi phạm pháp luật về bảo hiểm hưu trí, hàng triệu người lao động thuộc diện bắt buộc nhưng chưa tham gia bảo hiểm xã hội, đặc biệt là khu vực ngoài Nhà nước. Hơn nữa, qua gần 20 năm phát triển kinh tế thị trường và 10 năm tách quỹ bảo hiểm xã hội độc lập với Ngân sách Nhà nước, cho thấy Việt Nam đã có kinh nghiệm để hoàn thiện bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm hưu trí nói riêng phù hợp với điều kiện mới củă nền kinh tế thị trường.
Xuất phát từ tình hình nói trên, việc ban hành luật BHXH nhằm pháp điển hoá các quy định hiện hành và bổ sung các quy định mới về bảo hiểm xã hội cho phù hợp với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáp ứng nguyện vọng đông đảo của người lao động, đảm bảo an sinh xã hội và hội nhập quốc tế. Trong đó, có một số điểm mới cơ bản sau đây: các quy định về điều kiện hưởng, mức hưởng lương hưu hàng tháng với mức thấp, nâng mức hưởng trợ cấp một lần, cách tính bình quân tiền lương tháng, điều chỉnh tiền lương trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Vì vậy, nếu cứ theo quy định cũ thì đời sống của một số người về hưu sẽ rất khó khăn, bên cạnh các khoản chi cho sinh hoạt cá nhân: ăn, mặc, ở, đi lại .., thì còn rất nhiều khoản chi khác như: chi cho con cháu, thăm và gặp gỡ bạn bè, chi cho ủng hộ xã hội. + Với cách tính lương hưu như hiện nay, mức lương hưu hàng tháng tối đa của người lao động bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm thì chỉ tương ứng với 25 năm đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ, 30 năm đối với lao động nam. Cách tính mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội có sự thay đổi hợp lý hơn theo hướng mở rộng khoảng thời gian tính của những người lao động đóng bảo hiểm theo thang bảng lương của Nhà nước, tiến tới có thể tính theo một cách tính chung cho tất cả các thành phần kinh tế.
Đây cũng là một sự thay đổi hợp lý, bởi vì chúng ta không thể thay đổi một cách nhanh chóng trong một thời gian ngắn mà phải tạo thành một “lát cắt” thoai thoải, phải có một lộ trình thống nhất, cách tính trên cơ sở toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo được quyền lợi cho người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội, đảm bảo được cách tính chính xác, công bằng, dễ áp dụng công thức. Việt Nam mới gia nhập WTO, việc vẫn tồn tại phân biệt, bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường là không hợp lý, trong tương lai, cần có sự thống nhất áp dụng chung một công thức tính lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Đến thông tư 07/2003/TT-Bộ LĐTBXH 12/3/2003 lại cho phép người lao động nghỉ việc chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu trí hàng tháng nhưng nếu sau 6 tháng không tiếp tục làm việc thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động có đơn tự nguyện thì sẽ được giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Luật BHXH 2006 đã thu hẹp đối tượng hưởng bảo hiểm hưu trí 1 lần so với pháp luật cũ, và đã có sự thống nhất: Chỉ quy định cho những người đã đủ tuổi đời hoặc mất sức lao động 61% trở lên mà chưa đủ điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng hoặc người ra nước ngoài định cư hợp pháp, hoặc sau 1 năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội 1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Quy định này bên cạnh những điều tiến bộ còn bộc lộ một số hạn chế rất cơ bản, quy định tại Đ55.1.c: “Sau 1 năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội 1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội” thì được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.
Tất nhiên, không thể cào bằng giữa người hưởng hưu trí hàng tháng và người hưởng trợ cấp 1 lần, do đó, luật BHXH 2006 đã nâng mức hưởng từ 1 lên 1,5 tháng mức lương bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, tạo sự công bằng tương đối giữa mức đóng và mức hưởng. Nhưng, bảo hiểm hưu trí không giống như các chế độ bảo hiểm xã hội khác chỉ áp dụng cho một số đối tượng lao động nhất định gặp rủi ro cần cộng đồng tương trợ như chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chỉ áp dụng cho những người không may bị tai nạn lao động hay bị bệnh nghề nghiệp, chế độ thai sản chủ yếu áp dụng với lao động nữ khi sinh con.
Một là, đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm hưu trí bắt buộc còn hẹp, chỉ những người giao kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên là chưa hợp lý. Việc quy định mức đóng bảo hiểm xã hội trên mức lương cơ bản của người lao động còn tạo ra khoảng cách đáng kể giữa thu nhập thực tế và thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm, từ đó, tạo ra sự chênh lệch đáng kể về mức sống giữa người đang làm việc và người nghỉ hưu. Ba là, tỷ lệ cộng và trừ trong công thức tính mức bảo hiểm hưu trí hàng tháng cho người lao động chưa thể hiện tính công bằng cũng như không đảm bảo được chế độ cân đối thu chi của quỹ bảo hiểm xã hội.
Năm là, quy định điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí một lần còn cứng nhắc, bất hợp lý, mức hưởng bảo hiểm hưu trí một lần quy định 1 năm bằng 1,5 tháng lương trung bình đóng bảo hiểm xã hội chưa tương xứng với mức đóng, đồng thời nó cũng không thể hiện được tính ưu việt của bảo hiểm xã hội so với các hình thức bảo hiểm nhân thọ khác. Sáu là, việc điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội còn tồn tại sự phân biệt giữa khu vực Nhà nước và các thành phần kinh tế khác.
Bởi vì, người lao động dù đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hay chưa đủ 20 năm đều nên quy định cho họ có thể lấy bảo hiểm hưu trí một lần nếu: sau 1 năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội; thậm chí cả trường hợp ốm đau phải điều trị tại bệnh viện; họ có nguyện vọng xin hưởng bảo hiểm hưu trí một lần. Thiết nghĩ, việc người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng nhưng nếu họ muốn nhận bảo hiểm hưu trí một lần thì đó là quyền của họ, pháp luật không nên áp đặt họ trong trường hợp này, cần có quy định “mở” hơn. Mức hưởng bảo hiểm hưu trí một lần hiện nay là hơi thấp và không đảm bảo được sự công bằng trên cơ sở sự đóng góp giữa những đối tượng hưởng hưu trí hàng tháng và hưu trí một lần.
Do đó, cần nâng mức trợ cấp đối với đối tượng hưởng trợ cấp một lần theo hướng: Người lao động đóng bao nhiêu thì nên chi trả hết cho họ, vì vậy, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nên tính mức hưởng bằng 1,8 mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thay vì 1,5 tháng lương như quy định hiện nay. Sau này khi mức đóng bảo hiểm tăng lên thì phần chi trả này cũng phải tăng tương ứng.