Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh dịch vụ logistics của Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO

MỤC LỤC

Sự cần thiết phát triển logistics trong doanh nghiệp

Vào những năm 50 của thế kỷ XX, nhiều kỹ thuật kiểm soát hàng tồn kho đã được áp dụng, đặc biệt là trong kinh doanh tạp hóa, đã làm giảm lượng hàng hóa trong kho, thay đổi tỷ lệ nắm giữ hàng hóa của các nhà bán lẻ xuống còn 10%. Việc quản lý cách thức thực hành logistics đòi hỏi phải có một khối lượng lớn chi tiết và dữ liệu như vị trí của mỗi khách hàng; nhu cầu của từng đơn hàng; vị trí nơi sản xuất, nhà kho và các trung tâm phân phối; chi phí vận tải; lượng hàng tồn kho… Tất cả các thông tin này làm cho việc phân tích thủ công không thể thực hiện được.

Đặc điểm và vai trò của logistics

Ngày nay, yêu cầu dịch vụ cung cấp cho khách hàng đa dạng, phong phú, người cung cấp dịch vụ phải tổ chức quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dừi, kiểm tra… Rừ ràng dịch vụ vận tải giao nhận khụng cũn đơn thuần như trước mà được phát triển ở mức độ cao với đầy tính phức tạp. Ngày nay, để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn thế cầu nhằm tìm được nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường kinh doanh… tốt nhất và thế là logistics toàn cầu hình thành và phát triển.

Sơ đồ 1.1: Cân đối chi phí trong marketing và logistics
Sơ đồ 1.1: Cân đối chi phí trong marketing và logistics

Các yếu tố cơ bản của logistics

    Nó bao gồm sự di chuyển của hàng hóa giữa các phương tiện khác nhau, qua biên giới của một hay nhiều nước, qua nhiều địa điểm khác nhau, trong đó sự phối hợp các hoạt động và các chức năng khác nhau được nhấn mạnh nhằm mục đích loại bỏ các gián đoạn trong hành trình liên tục của hàng hóa từ giai đoạn sản xuất đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Ở khía cạnh thứ nhất, nhà quản trị logistics phải hiểu biết về các loại hình vận tải, cước phí vận tải, tình hình kho bãi, vấn đề lưu kho lưu bãi, tình hình cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, phân phối, các kênh phân phối và thị trường… Ở khía cạnh thứ hai, nhà quản trị logistics phải hiểu biết về mối quan hệ giữa tất cả các chức năng của logistics, đồng thời phải liên kết, phối hợp hài hòa hoạt động của logistics với các hoạt động khác trong doanh nghiệp cũng như với các doanh nghiệp khác và khách hàng.

    I - Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty

      Nhìn lại quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam thời gian qua chúng ta thấy hệ thống luật phục vụ các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quan hệ kinh tế quốc tế, giao thông vận tải… luôn được Nhà nước và Quốc hội quan tâm.Chỉ trong một thời gian ngắn, một loạt các hoạt động trong xã hội đã được thể chế hóa bằng luật như: Luật Hàng hài, Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Bảo hiểm… Bên cạnh các bộ luật chuyên ngành còn có các văn bản dưới luật như pháp lệnh, quy định, quy chế… liên quan bổ sung, hướng dẫn trong quá trình thực thi pháp luật hiện hành. Ở cấp trình độ đại học, được đào tạo chủ yếu từ trường đại học Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Hàng hải, Giao thông vận tải, Thương mại…Những năm qua do nhận thức được vai trò và vị trí của logistics đối với hoạt động vận tải giao nhận, VIFFAS đã phối hợp với các tổ chức quốc tế khác như FIATA, ESCAP… thường xuyên tổ chức hội thảo, mở các khóa đào tạo chuyên về giao nhận và vận tải quốc tế, vận tải đa phương thức, logistics nhằm trang bị kiến thức mới cho các hội viên để có thể áp dụng và phát triển nghiệp vụ của mình đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đất nước.

      II - Thực trạng kinh doanh của Công ty một số năm gần đây

      Tình hình giao nhận hàng hóa của dịch vụ vận tải đa phương thức Khối lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển luôn chiếm tỉ trọng

      Doanh thu từ hoạt động giao nhận đường biển cũng tăng đều qua các năm, đặc biệt năm 2005 mặc dù khối lượng giảm chỉ đạt 122.670 tấn hàng hoá, tốc độ tăng không bằng năm 2004 song doanh thu và lợi nhuận đều cao hơn, đặc biệt tỉ suất lợi nhuận/doanh thu cao hơn rất nhiều. Năm 2004 Công ty bắt đầu đẩy mạnh kế hoạch mở rộng thị trường giao nhận hàng không và bước đầu có quan hệ với các hãng giao nhận hàng không trên thế giới như: Translink, Sinotransport Co, Piomeer Express…Đây đều là các hãng hàng không lớn, có uy tín trên thị trường giao nhận.

      Bảng 2.2: Kết quả giao nhận theo từng phương thức vận tải
      Bảng 2.2: Kết quả giao nhận theo từng phương thức vận tải

      Tình hình hoạt động giao nhận với vai trò đại lý

      (Nguồn: Báo cáo kế toán của Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long) Giao nhận hàng không cũng là mảng hoạt động chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong hoạt động kinh doanh của Công ty cả về khối lượng hàng hóa giao nhận lẫn doanh thu và lợi nhuận. Trong hệ thống các đại lý của Công ty thì những đại lý như: IFB, SAIMA, SANKYU, ABX…là những hãng có mối quan hệ truyền thống, lượng hàng chỉ định của những hãng này thường chiếm tỉ trọng cao hơn so với các đại lý khác của Công ty.

      Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế
      Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế

      III - Những cơ hội và thách thức khi Công ty cung cấp dịch vụ logistics trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO

      Những thách thức

      Đây là một cản trở rất lớn khi các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hang, vì ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá, các công ty lớn thường có xu hướng sourcing (khai thác nguồn hàng và dịch vụ) từ nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới như: Nike, Adidas, Nokia…Chúng ta có thể tính đến vai trò của các đại lý mà các công ty Việt Nam thiết lập ở các quốc gia khác, nhưng mối quan hệ này rất lỏng lẻo và không đồng nhất. Nếu chỉ xét về khía cạnh xây dựng website thì phần lớn website của Việt Nam chỉ dơn thuần giới thiệu về mình,về dịch vụ của mình mà thiếu hẳn các tiện ích mà khách hàng cần như công cụ Track & Trace (theo dừi đơn hàng, theo dừi lịch trỡnh tàu), booking, theo dừi chứng từ.

      MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY THNN TIẾP VẬN THĂNG LONG

      Giải pháp vĩ mô

        Những nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) Ngành Giao thông Vận tải (GTVT) trong thời gian tới cần hướng vào mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH – HĐH) Ngành GTVT, nhằm tạo nên một tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng nhanh đi trước một bước, làm tiền đề cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tế xã hội cũng như chính là cơ sở cho sự phát triển của dịch vụ logistics tại Việt Nam. Trong những năm qua, công tác thiết kế khoa học kỹ thuật (KHKT) của Ngành GTVT đã gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, thích nghi với cơ chế thị trường, hoà đồng với các sản xuất kinh doanh và đã đạt được nhiều thành tựu trong các mặt: lập quy hoạch định hướng phát triển Ngành, quản lý chất lượng sản phẩm, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm mới trong lĩnh vực vận tải, công nghiệp và xây dựng công trình, góp phần quan trọng bảo đảm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, kế hoạch của Ngành trong đó có lĩnh vực giao nhận kho vận.

        II - Giải pháp từ phía Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long

          Để nâng cao chất lượng dịch vụ VTĐPT ngoài các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đảm bảo cho Công ty cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất, giá thành dịch vụ thấp nhất, hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn và độ tin cậy của dịch vụ được đảm bảo thì Công ty cần có sự nhận thức đầy đủ về VTĐPT và phải phát triển kết cầu hạ tầng đầy đủ, đồng bộ. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, không cần phải tất cả các phương thức vận tải tham gia phục vụ chuyên chở hàng hóa trong buôn bán quốc tế phải mạnh mới thực hiện quyền chuyên chở hàng hóa, mà trong quá trình mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, phải coi trọng việc tăng cường liên kết các công ty vận tải trong nước và quốc tế để cho thị trường vận tải được thông suốt. Logistics là một lĩnh vực mới mẻ đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải của Việt Nam nói riêng, vì vậy việc ứng dụng còn rất sơ sài và đơn lẻ cho nên chưa phát huy được hiệu quả của logistics.Do vậy, trước mắt Công ty cần mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết với các công ty, các tập đoàn logistics nước ngoài để có thể tận dụng và học hỏi công nghệ hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến, vốn và thị trường nước ngoài.